Các giải pháp khác bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 70 - 76)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội bởi vì nó xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác trong những năm qua cho thấy một số quy định của BLHS liên quan đến trường hợp phạm tội phạm này còn thiếu cụ thể đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc áp dụng pháp luật vào hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngoài các giải pháp về pháp luật, cần có sự áp dụng thêm các giải pháp khác. Cụ thể :

Thứ nhất, cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữ các cơ quan áp dụng pháp luật, đó là Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tiếp nhận, xử lý tội phạm đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nhằm

64

đảm bảo cho quá trình áp dụng pháp luật diễn ra kịp thời, đầy đủ để chống bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Khi nhận được tin báo, Cơ quan điều tra cần nhanh chóng thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến thương tích của nạn nhân. Bên cạnh đó, tiến hành giám định để xác định mức độ thương tật để xác định của hành vi của người gây ra thương tật cho nạn nhân có bị coi là phạm tội hay không, cũng như tính chất và mức độ của tội phạm. Về phía Viện kiểm sát, cần thẩm đinh những tài liệu do Cơ quan điều tra đã thu thập được để đưa ra các yêu cầu điều tra, định hướng điều tra, thẩm định kết quả giám định. Về phía Tòa án, cần xem xét hồ sơ, các tài liệu, chứng cứ một cách đầy đủ và cần có sự khách quan, minh bạch, chính xác trong quá trình định tội danh cũng như quyết định hình phạt.

Thứ hai, về phía mỗi cơ quan áp dụng pháp luật cần có sự đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác.

Cụ thể, tăng cường trang bị cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng làm việc cho cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát cũng như Cơ quan điều tra, đặc biệt là ở những huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan áp dụng pháp luật cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Không ngừng nâng cao và đào tạo trình độ của những người tiến hành tố tụng và xem đó là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện tốt nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự là “xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội (Điều 2 BLTTHS năm 2015).

Về phía Tòa án, bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực của Thẩm phán thì việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với Thẩm phán cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng. Cụ thể là cách ứng xử trong quá trình làm việc

65

như trong hoạt động tố tụng, quá trình làm việc, tiếp xúc công dân. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho các cán bộ Tòa án học tập, nâng cao phẩm chất chính trị cũng như năng lực chuyên môn. Bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, do đó tập trung nhiều thành phần dân cư, thì người cán bộ Tòa án cần phải có cả trình độ chuyên môn lẫn kiến thức xã hội mới có thể thực hiện tốt công việc.

Về phía Viện kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp.

Kiểm sát viên phải tham gia từ giai đọan điều tra nhằm nắm bắt được tiến trình giải quyết vụ án được khởi tố, phải chủ động trong việc kiểm sát điều tra, phối hợp với Cơ quan điều tra để đưa ra bản cáo trạng chính xác, tránh tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại làm kéo dài thời gian.

Về phía Cơ quan điều tra cần có sự tăng cường quản lý, tổ chức trong toàn ngành Công an nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng. Công an Thành phố Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo cấp cơ sở, địa phương và trang bị kiến thức nghiệp vụ bằng cách tổ chức các buổi tập huấn.

Mỗi chiến sĩ công an nhân dân cần nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật. Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, xác định chính xác các hành vi phạm tội, cụ thể là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để xử lý kịp thời đúng với quy định của pháp luật.

Thứ ba, nâng cao năng lực người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng đóng vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Vậy kết quả đó có hợp tình hợp lý hay không phụ thuộc một phần vào năng lực của họ. Quyết định của Hội đồng xét xử đôi khi liên quan đến danh dự thậm chí là cả sự sống còn của một con người. Do đó, một điều gần như bắt buộc họ phải hiểu rõ quy định của pháp luật và phải

66

áp dụng đúng, phù hợp. Để làm được điều đó, họ không ngừng phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc trau dồi có thể thông qua các lớp tập huấn hàng năm của TANDTC.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng, trong quá trình áp dụng pháp luật, TAND cần áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong toàn ngành. Để thực hiện được điều đó, với vai trò là trung tâm thực hiện chức năng tư pháp, TANDTC khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về đường lối, chích sách xét xử các tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Các văn bản hướng dẫn không còn mang tính chất định hướng chung chung mà phải rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt, phải chi tiết hóa đến các vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ đó, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự mới đạt kết quả nhật định.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra , giám sát hoạt động áp dụng pháp luật hình sự.

Hoạt động tố tụng hình sự có tầm ảnh hướng rất lớn tới công tác ban hành cũng như áp dụng pháp luật trên thực tế. Bởi vì thông qua quá trình xét xử và tuyên án sẽ liên quan đến cuộc đời của mỗi cá nhân, pháp nhân thương mại. Nếu mức độ nhẹ có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hay quyền tự do của con người, nhưng cũng rất có thể ảnh hưởng đến cả mạng sông. Do đó, việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm nói chung và tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác đòi hỏi tính khách quan, minh bạch, kỹ lưỡng xuyên suốt các khâu từ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trành trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động tố tụng hình sự, trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định những

67

nguyên tăc về cơ chế giám sát này. Cụ thể được quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, nếu có bất cứ hành vi vi phạm nào của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước cũng như đại dân cử có quyền yêu cầu, kiến nghị cơ quan tiền hành tố tụng xem xét giải quyết và giải đáp những thắc mắc kiến nghị đó.

Thứ năm, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khi người dân đã hiểu biết pháp luật thì việc áp dụng pháp luật cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Hơn nữa, còn giúp hạn chế tình trạng oan sai.

Thứ sáu, đặc biệt chú ý khi áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bởi vì người chưa thành niên là người chưa phát triển toàn diện, chưa đủ khả năng tự lựa chọn, đánh giá những thông tin phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh đó, Tòa án các cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần nghiêm túc áp dụng mô hình phòng xử án cho người dưới 18 tuổi khi xử án được quy định tại Khoản 4 Điều 423 BLTTHS năm 2015 và hướng dẫn chi tiết tại Công văn số 88/TANDTC-PC ngày 01/04/2016 của TANDTC.

68

Tiểu kết Chương 3

Dựa vào thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác được phân tích ở chương 2. Cũng như qua tìm hiểu các tài liệu sách thảm khảo và tạp chí, tác giả đã chỉ ra được một số bất cập vướng mắc của quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Từ đó, tác giả có kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau:

- Các giải pháp để định tội danh đúng đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp làm chết người;

- Về quy định về miễn TNHS quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 - Về thời điểm xác định tổn thương cơ thể của nạn nhân để xác định khung hình phạt tương ứng

Ngoài các giải pháp về pháp luật, tác giả còn đưa ra một số biện pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật đối với tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)