Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Du lịch, Phát triển Du lịch, Làng nghề truyền thống, Đồng Tháp (Trang 57 - 72)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.2.2.1. Đánh giá những thuận lợi, hạn chế, cơ hội, thách thức phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Hiện nay trong thời kỳ hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho các LNTT ở thành phố Sa Đéc phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng mang đến nhiều thách thức lớn.

Qua nhiên cứu, cho phép tác giả sử dụng mô hình SWOT để phân tích:

Điểm mạnh (Strenghs)

- Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu tự nhiên thuận lợi.

- Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động với nhiều LNTT, với nhiều khu công nghiệp và trường học.

-Sản phẩm của làng nghề có chỗ đứng trên thị trường.

- Giao thông thuận lợi.

- Có lực lượng lao động dồi dào với tay nghề cao.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Tổ chức sản xuất chưa có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội chuyên ngành hỗ trợ việc định hướng và tổ chức thực hiện.

- Phát sinh các vấn đề xã hội như: an ninh, trật tự công cộng.

-Trình độ tiếp cận thị trường còn yếu.

- Vốn để phát triển sản xuất hạn chế.

- Mặt bằng sản xuất và cơ sở vật chất của các hộ sản xuất còn thiếu.

54 - Nguyên liệu đầu vào dồi dào.

- Tiềm năng thị trường.

- Yếu tố truyền thống.

- Đã và đang hình thành các khu du lịch sinh thái, nhân văn tạo động lực giúp làng nghề phát triển.

- Hệ thống sản xuất với trình độ canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và mang tính thủ công, thiết bị và công nghệ lạc hậu.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển.

- Tác động đến môi trường sinh thái.

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn.

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát là khá phổ biến, sản xuất tự cung, tự cấp, chưa thật sự là sản xuất hàng hóa.

- Các ngành công nghệ liên quan và hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghệ bảo quản, đóng gói còn yếu.

Cơ hội (Opportunities)

- Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển.

- Xu hướng đô thị hóa nhanh.

-Tiếp cận các kiến thức, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh mới và kiến thức kinh tế trên thị trường

- Có điều kiện ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thị trường.

- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong và ngoài nước ngày một tăng.

- Việt Nam gia nhập WTO.

Thách thức (Threaten)

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.

- Khó khăn trong việc đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm.

- Các doanh nghiệp, hộ sản xuất chưa đủ vốn, phải lệ thuộc vào vốn Nhà nước.

Ngoài một số cơ hội, thách thức, những thuận lợi và hạn chế trên, còn một số cơ hội thách thức, những thuận lợi và hạn chế khác:

55 a) Cơ hội

- Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển cho nên cầu du lịch là rất lớn. Các LNTT ở thành phố Sa Đéc đã được nhiều người biết đến cả trong và ngoài nước và đang đứng trước cơ hội nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển. Vì vậy nó mở ra cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm để chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao hơn.

- Hiện nay đất nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh với xu hướng sống hiện đại, cùng với việc thu nhập và đời sống của người dân hiện nay được nâng cao, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu sống của mình.

- Sự phát triển của các loại hình du lịch mới: du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề đã thu hút được sự tham gia của nhiều người hơn, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho quốc gia và địa phương.

- Hiện nay, việc giao thương, trao đổi, mua bán giữa nhiều nơi khác nhau ngày càng thuận lợi tạo điều kiện cho các LNTT phát triển.

- Nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh dồi dào, trẻ, có kiến thức chuyên môn là cơ hội để các LNTT xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên có kỹ năng về nghiệp vụ du lịch và có kiến thức chuyên sâu về nét độc đáo của du lịch làng nghề để phục vụ du khách đạt hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn các nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp và thành phố Sa Đéc.

- Lưu truyền, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của địa phương và học hỏi những nét văn hóa mới.

- Chủ trương, chính sách từ Trung ương đến địa phương đều khuyến khích phát triển LNTT và du lịch LNTT.

- Nhu cầu và thị hiếu của người nước ngoài đang hướng vào những mặt hàng có nguyên liệu từ thiên nhiên, mang đậm bản sắc dân tộc, có độ tinh xảo và khéo léo trong sản phẩm: đó là những sản phẩm không phải sản xuất hàng loạt trên các thiết

56

bị hiện đại mà là những sản phẩm sản xuất thủ công truyền thống, mang bản sắc văn hóa riêng của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

- Thế giới hiện nay đang trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia hội nhập sâu rộng với nhau trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch. Du lịch trở thành cầu nối để các dân tộc xích lại gần nhau và hiểu nhau hơn thông qua những tour du lịch tìm về với sinh thái và văn hóa.

- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm nghề thủ công truyền thống và du lịch LNTT của Việt Nam nói chung và của tỉnh Đồng Tháp, thành phố Sa Đéc nói riêng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

b) Thách thức

- Do Việt Nam đã tham gia vào tổ chức WTO và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế nên phải tuân thủ các quy định, đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh ngày càng cao.

- Theo xu thế hội nhập, hàng hóa nước ngoài đưa vào Việt Nam, nhất là hàng Trung Quốc giá rẻ đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt.

- Năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất nghề thủ công truyền thống và ngành nghề thủ công truyền thống còn yếu kém.

- Chất lượng nguồn nhân lực của LNTT và ngành nghề thủ công truyền thống còn thấp; tỷ lệ lao động được đào tạo mang tính chuyên nghiệp còn ít, phần lớn người lao động được đào tạo theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”.

- Lạm phát và khủng hoảng kinh tế làm thu hẹp thị trường xuất khẩu và giảm sức mua ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Nhiều người phải lo vấn đề thu nhập, kinh tế trong gia đình nên không quan tâm đến việc đi du lịch.

- Môi trường ở các làng nghề và khu vực có nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.

c) Điểm mạnh

- Một số giá trị cổ xưa và đặc trưng riêng của LNTT vẫn còn được lưu giữ.

57

- Các LNTT tại thành phố Sa Đéc đã trở thành nơi thu hút các thành phần du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu.

- Được sự ủng hộ và đầu tư của các cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý tài nguyên. Công tác bảo tồn được đề cao và mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội.

- Lấy lợi nhuận từ du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tại các LNTT phục vụ cho công tác bảo tồn những giá trị cổ xưa của các làng nghề.

- Kết hợp với các khu du lịch khác trong và ngoài thành phố để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của họ.

d) Điểm hạn chế

- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Ban quản lý của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong làng nghề hiện nay vẫn còn hạn chế rất lớn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trong công tác quản lý và hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học còn thiếu, đặc biệt là về cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển tham quan và các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Chất lượng các SPDL của các làng nghề chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển du lịch. Thiếu liên kết trong việc xây dựng liên tuyến tham quan trong thành phố và tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chưa phát triển. Hệ thống giao thông còn yếu kém, điện nuớc phục vụ cho nhu cầu du lịch có nguy cơ quá tải

- Chưa đánh giá hết được khả năng phát triển của LNTT trong tương lai.

- Công tác quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch còn hạn chế. Các doanh nghiệp hoạt động trong LNTT đã xây dựng được website riêng để quảng bá hình ảnh và các SPDL của mình nhưng vẫn còn đơn điệu chưa xứng với tiềm năng.

Dựa vào phân tích bên trong và bên ngoài cho thấy, các LNTT và du lịch LNTT tại thành phố Sa Đéc có nhiều triển vọng và đang khởi sắc. Tuy nhiên thách thức vẫn lớn hơn. Vì vậy cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài trên tất cả các mặt, để hạn chế những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Đồng thời, những giải pháp này còn giúp các LNTT và du lịch LNTT tại thành phố Sa Đéc có bước chuẩn

58

bị, tiền đề để chớp lấy thời cơ, tận dụng nó làm cho các LNTT và du lịch LNTT tại thành phố Sa Đéc phát triển và hạn chế những thách thức mới trong giai đoạn hiện nay, có thể từng bước cạnh tranh với các LNTT khác trong khu vực.

2.2.2.2. Mục đích phát triển du lịch làng nghề ở thành phố Sa Đéc

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Tăng giá trị của sản phẩm du lịch làng nghề trong cơ cấu SPDL của thành phố.

- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

- Kích cầu đầu tư, tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản phẩm du lịch làng nghề.

- Góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo, giữ gìn và bảo tồn giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các LNTT và bảo vệ cảnh quan môi trường.

2.2.2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của các làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc

- Đặc điểm tự nhiên :

+ Nằm dọc sông Tiền và sông Sa Đéc cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt rất thuận lợi cho trồng hoa kiểng.

+ Mạng lưới kênh mương nhiều, hàng năm được phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, ít chịu tác động ảnh hưởng của chua phèn, ô nhiễm...thuận lợi cho phát triển hoa - kiểng.

+ Giao thông đường bộ đường thủy thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, hoa kiểng đi các vùng miền và xuất khẩu.

+ Vùng ven sông Tiền là dải đất phù sa ven sông hằng năm được phù sa bồi đắp, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây trồng và hoa kiểng.

+ Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bức xạ thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm.

59

- Yếu tố truyền thống của làng nghề : các làng nghề đã tồn tại lâu đời và làm ra những sản phẩm mang tính đặc trưng, được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận. Truyền thống của làng nghề từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong truyền thống văn hóa, ẩm thực của người Việt Nam.

- Nguồn lao động : Lợi thế của các làng nghề là tập trung một lực lượng lao động lớn, giá lao động rẻ. Lực lượng lao động ở nông thôn rất đông, có văn hóa, có tri thức, có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là có khả năng am hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa của từng vùng, miền, địa phương.

- Tiềm năng về nguồn nguyên liệu : nguồn nguyên liệu để phát triển các làng nghề vô cùng phong phú, phần lớn nằm ở nông thôn. Hơn nữa, với chính sách giải tỏa ách tắc giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương và mở cửa hội nhập với thế giới, sản phẩm của làng nghề có cơ hội để phát triển.

- Tiềm năng về thị trường : bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài đang có nhiều triển vọng sáng sủa. Trước hết là thị trường khu vực là nơi có nhiều khu công nghiệp có nhiều công nhân lao động và có một số trường học với số đông học sinh, sinh viên. Đây cũng là người tiêu dùng và cũng là người quảng cáo sản phẩm cho làng nghề. Thị trường trong nước với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay dự kiến quy mô dân số cả nước vào những năm tới sẽ đạt trên 100 triệu người đây là tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Do vậy, trong những năm trước mắt thị trường trong nước vẫn là thị trường chính của sản phẩm làng nghề. Trong tương lai thị trường xuất khẩu cũng là một thị trường quan trọng mà các làng nghề cần phải đầu tư khai thác kỹ trên phương diện làm ra những sản phẩm mới phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng khắp thế giới.

- Về chính sách phát triển du lịch của thành phố Sa Đéc :

Trong 06 tháng đầu năm, Sa Đéc tiếp tục thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan với trên 25.000 lượt người trong đó có khoảng 18.400 lượt khách nước ngoài. Với không gian kiến trúc của một đô thị cổ trên 300 năm hình thành và phát triển, thêm vào đó là sự đổi mới của một thành phố trẻ, năng động nên Sa Đéc dần trở thành điểm đến của nhiều khách tham quan.

60

Bằng nhiều nỗ lực, thành phố Sa Đéc đang tập trung cho công tác chỉnh trang đô thị nhằm tạo một diện mạo mới hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất hoa kiểng để phát triển ngành hàng này nhằm từng bước nâng cao giá trị sản xuất, tạo ra những giống hoa đẹp thu hút đông đảo du khách đến với làng hoa cùng với đó là việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng hoa với khu 5,7 ha sản xuất hoa kiểng kết hợp tham quan du lịch ở khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông cùng với đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao và Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh trên diện tích 8ha - nơi bảo tồn của các loài hoa và một dự án công viên hoa có quy mô lớn đang hé mở thì trong tương lai không xa, thành phố hoa Sa Đéc sẽ hìnhthành và là một điểm đến đầy ấn tượng dành cho khách tham quan.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với sản xuất hoa kiểng, thành phố Sa Đéc đã xây dựng Kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch gắn với sản xuất hoa kiểng giai đoạn 2014 - 2015, trong đó đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung đầu tư xây dựng bến cầu tàu phục vụ khách tham quan, trùng tu và mở rộng các điểm di tích xưa, làng hoa Sa Đéc, đầu tư các điểm dịch vụ du lịch vừa sản xuất hoa kiểng...

Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể thành phố cũng đang tích cực vận động người dân trang trí khuôn viên nhà bằng hoa kiểng đặc trưng của Làng hoa, khuyến khích nhân dân chuyển đổi diện tích trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng hoa kiểng theo hướng tập trung, vận động và tạo điều kiện để các công ty hoạt động trên lĩnh vực hoa kiểng, sinh vật cảnh, Hợp tác xã hoa kiểng cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mô và liên kết sản xuất; đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn, gắn với việc phát triển các LNTT và khai thác giá trị của các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, hướng đến xây dựng thành phố hoa trong tương lai.

2.2.2.4. Thực trạng phát triển du lịch của các làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc

Nghề thủ công truyền thống ở Sa Đéc khá phong phú và đa dạng với lịch sử phát triển hàng trăm năm. Những năm gần đây, du lịch gắn với làng nghề cũng đã

Một phần của tài liệu Du lịch, Phát triển Du lịch, Làng nghề truyền thống, Đồng Tháp (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)