CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ SA ĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.3. Một số kiến nghị
- Với UBND tỉnh Đồng Tháp và ngành Du lịch tỉnh:
Kiến nghị Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn hỗ trợ vốn cho việc thực hiện các đề án, dự án phát triển các loài hoa mới, thành lập những phòng nghiên cứu các loài hoa mới phù hợp với tỉnh Đồng Tháp, nhân giống nhanh bằng phương pháp cấy mô, lai tạo giống mới bằng phương pháp đột biến, hỗ trợ về kỹ thuật. Liên kết với các trường đại học chuyên ngành, các trại giống khu vực để đưa cán bộ, nông dân có kinh nghiệm đi nghiên cứu học tập nâng cao kinh nghiệm, tay nghề.
Phối hợp với Ban quản lý doanh nghiệp hoạt động trong các làng nghề nghiên cứu khảo sát, nâng cấp và mở rộng diện tích quy hoạch cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa ở các LNTT. Ưu tiên đầu tư cho các dự án phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và marketing điểm đến trong thu hút khách du lịch của các LNTT. Đưa ra các giải pháp cụ thể trong giải quyết ô nhiễm môi trường, suy giảm giá trị sinh thái, nhân văn và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường sống cho cộng đồng xã hội trong hiện tại và tương lai.
91
Đầu tư các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch ở các LNTT tại thành phố Sa Đéc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Xúc tiến quá trình xây dựng các tuyến giao thông theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Tỉnh Đồng Tháp và thành phố Sa Đéc, xây dựng kết cấu hạ tầng đạt tiểu chuẩn chất lượng tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận các LNTT dễ dàng.
Tăng cường khuyến khích xã hội hóa hoạt động du lịch của Tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển du lịch thông qua xây dựng các chương trình du lịch thu hút khách đến các LNTT, cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú và các sản phẩm lưu niệm từ hàng thủ công mỹ nghệ…
Xây dựng các tour du lịch đa dạng, liên kết các điểm, khu du lịch đặc trưng về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa theo quy hoạch phát triển chung của Tỉnh.
Mở các chương trình đào tạo thông qua liên kết với các trường đại học, các chuyên gia, tổ chức quốc tế để trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh và của các LNTT tại thành phố Sa Đéc.
Các chính sách cho thúc đẩy phát triển du lịch của Tỉnh cần phải có sự thống nhất cao giữa các ban ngành về phương pháp quản lý làng nghề, quy định quản lý môi trường và bảo tồn nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của làng nghề.
Truyên truyền, giáo dục, mở các lớp tập huấn cho cộng đồng địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của giá trị cổ xưa và đặc trưng riêng mà làng nghề đang sỡ hữu, nhận thức rõ lợi ích lâu dài để họ cùng chung tay góp sức bảo tồn.
- Với UBND thành phố Sa Đéc:
Sử dụng chính sách khuyến nông, hướng dẫn cung cấp tài liệu, liên hệ với các viện, trường tập huấn cho bà con về các vấn đề lai tạo, chiết, ghép các loại hoa kiểng quí hiếm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn trên hoa kiểng, liên hệ với các địa phương khác trao đổi mua bán các chủng loại giống mới, cử cán bộ chuyên môn, chuyên trách về hoa kiểng, đi học tập kinh nghiệm các địa phương khác về cập nhật trao đổi mua bán, tham mưu cho các cấp lãnh đạo ở địa phương.
92
Cần phải có quy hoạch tổng thể và phát triển các cụm, khu sản xuất tập trung của các LNTT. Xây dựng tốt và đồng bộ kết cấu hạ tầng các cụm, khu sản xuất tập trung để làng nghề phát triển có hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Huy động nguồn vốn nội lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cho vay vốn ưu đãi, giảm thủ tục rườm rà khi cho vay (thời gian, lãi suất, đủ vốn).
Miễn tiền thuê đất đối với các hộ sản xuất trong làng nghề (thời hạn 10 năm).
Khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất tích cực đổi mới công nghệ sản xuất phù hợp với sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.
Tăng cường sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và UBND thành phố đối với LNTT, đặc biệt bổ sung cán bộ chuyên trách và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý an ninh trật tự, môi trường. Tăng cường chức năng của các cấp chính quyền cơ sở trong việc quản lý hành chính trực tiếp đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong làng nghề.
- Với cơ quan chính quyền quản lý và dân địa phương có tài nguyên:
Triển khai xuống các khóm, ấp cho bà con nông dân nắm rõ về tình hình, nhu cầu về thị trường, nắm được các tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân. Xây dựng các tổ hợp tác ở các ấp, lựa chọn những người có kinh nghiệm làm chủ chốt, xây dựng tổ hợp tác tiến đến xây dựng Hợp tác xã.
Đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức tác động lên quá trình phát triển của các LNTT để có biện pháp phát triển hợp lý đối với hoạt động du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của địa phương. Đề ra giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa ở các LNTT.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn TNDL của các làng nghề để tiến tới xây dựng và phát triển du lịch bền vững gắn với tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương. Khuyến khích cư dân sống quanh làng nghề tham gia vào hoạt động du lịch của các làng nghề thông qua các biện pháp hỗ trợ vốn và đào tạo kỹ năng nghiệp vụ để góp phần mang lại thu nhập hiệu quả kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương.
93
Công tác bảo vệ và phát triển du lịch của các làng nghề cần phải có sự đầu tư đồng bộ và hợp lý cho các chương trình hoạt động của làng nghề. các hoạt động bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch của làng nghề cần phải thống nhất với mục tiêu chung của địa phương, phối hợp và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.
Tăng cường các hoạt động bảo tồn các LNTT thông qua trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức trong và ngoài nước. Đưa ra những biện pháp và cách thức quản lý nhằm bảo vệ các nguồn nguyên liệu, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu có nguy cơ bị cạn kiệt. Nghiêm cấm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, chặt phá bừa bãi…
Giữ vững an ninh trật tự và môi trường du lịch lành mạnh để thu hút khách du lịch một cách hiệu quả.
- Với doanh nghiệp kinh doanh du lịch:
Các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất trong làng nghề nên di chuyển khu vực sản xuất từ các khu dân cư vào các cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước. Cần thực hiện các chương trình lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các mục tiêu hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Quản lý tốt cơ sở hạ tầng và môi trường ở làng nghề và khu vực quanh làng nghề. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng cùng giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của làng nghề để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở những điểm du lịch, đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến tham quan.
Thường xuyên quan tâm và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp trong các hoạt động phục vụ và phát triển du lịch.
Tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân quanh làng nghề cùng tham gia vào phát triển du lịch và bảo tồn nguồn TNDL, nguyên liệu phục vụ sinh hoạt, sản xuất, du lịch bằng việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú và quà lưu niệm. Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ sơ cấp cho cộng đồng địa phương trong phục vụ du khách, góp phần giảm sức ép lên hệ sinh thái và tạo công ăn việc làm thúc đẩy an sinh xã hội.
94
Kiểm tra thực trạng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch theo định kỳ.
Thường xuyên nghiên cứu, dự đoán nhu cầu của khách du lịch trong tương lai để xây dựng chương trình, SPDL mới một cách cụ thể và chi tiết nhằm mang lại kết quả thiết thực trong hoạt động du lịch.
Tiểu kết chương 3
Để các giải pháp phát triển du lịch LNTT tại thành phố Sa Đéc có sơ sở, Luận văn đã nghiên cứu bối cảnh và định hướng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp và thành phố Sa Đéc trong mối liên hệ với sự phát triển du lịch của cả nước, đề xuất những định hướng cơ bản phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế hơn và thu hút khách du lịch đến các LNTT ở thành phố Sa Đéc có hiệu quả hơn. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch và thu hút du khách đến LNTT tại thành phố Sa Đéc được khái quát trong chương 3. Đây là những cơ sở vững chắc, đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa và tính khả thi của các giải pháp.
LNTT giữ một vai trò quan trọng trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy phát triển hạ tầng nông thôn, giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc. LNTT sản xuất ra các sản phẩm không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo điều kiện thực hiện cơ giới hóa trong nông thôn. LNTT được xem là nguồn tài sản quí giá của đất nước cần bảo tồn và phát triển.
Mấy năm gần đây vì những đóng góp quan trọng của mình cho các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động du lịch với việc quảng bá nét văn hóa đặc sắc và hình ảnh của Việt Nam với bạn bè năm châu, LNTT đã có những bước phát triển đáng khích lệ và đang được phục hưng. Trong số các giải pháp, Nhà nước cần ưu tiên thực hiện ngay việc nghiên cứu chính sách thúc đẩy, hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học công nghệ, đào tạo tay nghề, tìm kiếm mở rộng thị trường trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Có như vậy LNTT nước ta mới phát triển tương ứng với tiềm năng của nó.
95