CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.4. Dạy học theo năng lực thực hiện
1.4.3. Đánh giá kết quả dạy học theo năng lực thực hiện
Trong giáo dục và đào tạo nói chung, đặc biệt là trong đào tạo theo NLTH nói riêng, việc đánh giá kết quả dạy học theo NLTH có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Đánh giá kết quả dạy học theo NLTH được thực hiện theo những tiêu chí và chuẩn có nghĩa là đánh giá sự thực hiện hay thành tích của cá nhân người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí và chuẩn chứ không so sánh với người khác.
Đánh giá kết quả học tập của người học theo năng lực thực hiện không phải là đánh giá xem người học đã thu nhận được những gì trong quá trình học tập mà là đánh giá người học đã có những năng lực gì để có thể hoàn thành được những công việc nào của nghề đến mức độ thành thạo nào so với chuẩn quy định.
Như vậy, đánh giá kết quả học tâp theo NLTH phải đồng thời đánh giá cả 3 thành tố là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện từng công việc. Tuy nhiên, trong 3 thành tố của NLTH thì kỹ năng là quan trọng nhất, là cốt lõi để người lao động có thể hành nghề, kiến thức và thái độ là những thành tố hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
1.4.3.1. Đánh giá kỹ năng
Kỹ năng có nhiều loại như kỹ năng chân tay, kỹ năng tư duy, kỹ năng xã hội.
a) Đánh giá kỹ năng chân tay
Kỹ năng chân tay là sự thành thạo của các thao tác lao động chân tay như tiện một chi tiết máy, lắp ráp một thiết bị, …Đây là kỹ năng chủ yếu mà người CNKT cần có vì lao động nghề nghiệp của họ chủ yếu là lao động chân tay. Tuy nhiên, những người lao động trình độ cao như kỹ sư, bác sĩ cũng cần có một số kỹ năng lao động chân tay như Bác sĩ giải phẫu cần có kỹ năng mổ xẻ điêu luyện, kỹ sư cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm, kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính, …
- Phương pháp đánh giá
Kỹ năng chân tay thường được dùng là yêu cầu người học thao tác lại các bước thực hiện một công việc nào đó theo quy trình đã được quy định.
- Tiêu chí đánh giá
Theo Harrow, kỹ năng chân tay được hình thành và đánh giá theo 5 mức trình độ như sau:
+ Bắt chước được: người học phải quan sát và làm theo được + Làm được: hoàn thành được công việc với sai sót nhỏ
+ Làm được chính xác: hoàn thành được công việc đạt chuẩn đã đề ra. Ở mức độ này được coi là đã có kỹ năng.
+ Làm được thuần thục: hoàn thành công việc đạt chuẩn, thao tác thành thạo tới mức “tự động hoá” các thao tác. Mức độ này được gọi là đã có kỹ xảo. Như vậy, kỹ xảo là kỹ năng ở mức độ cao.
+ Biến hoá được: Hoàn thành công việc vượt chuẩn, có sáng tạo. Sáng tạo trong việc thực hiện quy trình hợp lý hơn, sáng tạo trong sự vận động các thao tác để đạt chất lượng và năng suất lao động cao hơn.
- Chuẩn đánh giá
Để có thể đánh giá được kỹ năng chân tay, các chuẩn kỹ năng cần được xác định rất cụ thể, rõ ràng. Chuẩn kỹ năng thường có các dạng sau đây:
+ Độ chính xác + Tốc độ + Độ bền
+ So với một chuẩn đã được thừa nhận + Mức độ sai sót hoặc mức độ hoàn thành + Mức độ tuân thủ quy trình
b) Đánh giá kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy là sự thành thạo của các thao tác tư duy như kỹ năng chuẩn đoán bệnh cho một bệnh nhân trước khi chữa bệnh, chuẩn đoán sự hỏng hóc của một thiết bị trước khi quyết định tháo bộ phận nào để sửa chữa, kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết các tình huống xẩy ra trong quá trình sản xuất, …
Kỹ năng tư duy là một vấn đề trừu tượng và rất khó đánh giá. Trong lý luận dạy học, cho đến nay, đã có một số công trình về dạy học nêu vấn đề, về tư duyn kỹ thuật, … Tuy nhiên, ở trong nước cũng như ngoài nước chưa có công trình nào trình bày về cơ chế hình thành kỹ năng tư duy, các mức độ của kỹ năng tư duy, phương pháp cũng như các chỉ tiêu và chuẩn để đánh giá kỹ năng tư duy.
Do vậy, trên thực tế, để đánh giá kỹ năng tư duy người ta thường phương pháp tạo các tình huống, tạo vấn đề HS/SV tư đuy và thể hiện kỹ năng qua việc giải quyết được vấn đề một cách hợp lý, khoa học và có mang lại kết quả cụ thể hay không? Tuy nhiên, việc đánh giá như thế nào là hợp lý, là khoa học thì hoàn toàn
phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá mà chưa theo các tiêu chí hoặc chuẩn đánh giá nào.
c) Đánh giá kỹ năng xã hội
Trong một nền sản xuất hiện đại, không ai làm việc đơn độc mà mọi người đều làm việc trong một tập thể. Do vậy các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đay cũng lag một vấn đề còn mới mẻ đối với lý luận dạy học.
Do vậy, trên thực tế, phương pháp đánh giá kỹ năng này thường là quan sát hành vi ứng xử của người lao động với đồng nghiệp, với nhóm để được đánh giá.
Việc đánh giá này cũng phụ thuộc vào cảm tính của người đánh giá mà không theo một tiêu chí và chuẩn nào để đánh giá.
1.4.3.2. Đánh giá kiến thức
- Mục đích của việc kiểm tra đánh giá kiến thức là xác định xem người học đã biết gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học.
- Phương pháp đánh giá: Có thể dùng phương pháp trắc nghiệm hoặc tự luận, yêu cầu người học phân tích, mô tả lại kiến thức đã học để đánh giá kiến thức của họ.
- Các mức trình độ kiến thức
Bloom đã đưa ra 6 mức sau đây để đánh giá trình độ kiến thức:
+ Biết được: Nhắc lại được các sự kiện
+ Hiểu được: Trình bày và giải thích được ý nghĩa của các sự kiện
+ Vận dụng được: Áp dụng các nguyên lý, các quy luật, các khái niệm, các lý luận để giải quyết được các vấn đề thực tiễn đang đề ra.
+ Phân tích và tổng hợp được: Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp phức hợp để trình bày mội giải pháp mới.
+ Đánh giá được: Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp để đưa ra các giải pháp mới và so sánh nó với các giải pháp đã biết trước
+ Có sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra cái mới
- Khi đánh giá yêu cầu phải đánh giá được chính xác kết quả học tập của người học, phải bao quát được các năng lực thực hiện cần đánh giá, và đảm bảo tính công bằng, khách quan.
1.4.3.3. Đánh giá thái độ
Thái độ là một lĩnh vực rất phức tạp và rất khó đánh giá. Để đánh giá thái độ trong dạy học theo NLTH, người ta quan tâm đến thái độ lao động nghề nghiệp, với các tiêu chí đánh giá là: lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, tính kỷ luật, tính trung thực, tác phong công nghiệp, tinh thần làm việc tập thể...
- Phương pháp đánh giá: Để đánh giá thái độ thường dùng phương pháp quan sát quá trình học tập của người học. Qua các hành vi ứng xử của người học với việc học có thể đánh giá được độ của họ trong học tập, đặc biệt là trong việc học thực hành. Tuy nhiên để đánh giá sự hứng thú của HS/SV trong học tập cũng đánh giá động cơ học tập của họ thì cần hướng dẫn để HS/SV tự đánh giá. Vì hành vi thể hiện bên ngoài nhiều khi không thể hiện được suy nghĩ bên trong của con người.
- Các mức độ về thái độ: Để đánh giá mức độ hình thành thái độ của người học trong quá trình học tập có 5 mức độ:
+ Chấp nhận: Thừa nhận một cách thụ động nhưng không phản kháng, chống đối.
+ Có phản ứng: Thừa nhận một cách tích cực, có quan tâm đến vấn đề + Có ý kiến đánh giá: Đã nhập cuộc, có nhận xét về vấn đề được đặt ra + Cam kết thực hiện: Thực hiện một cách chủ động, tự nguyện