Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HỆ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI CÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.3. Giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc
2.3.4. Chủ thể, đối tượng, hình thức, phương pháp giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc với sự hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập
Về đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc
Việc xác định rõ đối tượng giáo dục sẽ giúp định hướng nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục hệ giá trị truyền thống phù hợp và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Đối tượng của giáo dục hệ giá trị truyền thống dân
cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận những tác động của các hoạt động giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc mà ý thức và hành vi của họ là khách thể của giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc. Đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc ở Việt Nam vừa mang những đặc điểm chung của cộng đồng nhân loại, vừa có những đặc điểm riêng biệt, rất phong phú, đa dạng theo phân loại thành các nhóm dựa trên các cơ sở, yếu tố, phản ánh trạng thái, địa vị, điều kiện kinh tế, môi trường sống, việc làm, truyền thống văn hóa, đạo đức, tôn giáo của từng đối tượng giáo dục. Các chủ thể giáo dục sẽ lựa chọn nội dung, hình thức, giáo dục phù hợp nhằm làm cho từng đối tượng giáo dục tiếp thu được những tri thức cần thiết về hệ giá trị truyền thống dân tộc để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, thích ứng với vai trò, địa vị của mình trong quan hệ với cộng đồng, với con người công dân khác.
Việc phân loại đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc được căn cứ theo sự tương đồng về chuyên môn, nhiệm vụ, nghề nghiệp, vị thế xã hội, giới, hoàn cảnh điều kiện sống... Đối với từng nhóm đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc cần có sự nghiên cứu đầy đủ những đặc điểm, tâm lý, tuổi tác, trình độ văn hóa, tôn giáo, giới tính, điều kiện sống để xác định nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp. Trong khuôn khổ đề tài luận án tập trung vào các đối tượng: đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và tư pháp; các thành viên của các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; đội ngũ học sinh, sinh viên đang học trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và tư pháp. Và các thành viên của các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp phải biểu hiện trách nhiệm chính trị của mình trong thực thi hoạt động công vụ. Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, phải có nghĩa vụ đối với Đảng Công sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân: Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích
quốc gia; Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Trong thi hành công vụ, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ: Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; Chấp hành quyết định của cấp trên.
Ngoài ra, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái ðộ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cõ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến đạo đức công vụ, cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ và phải tuân thủ các quy định về văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân như: phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; không được hách
Đồng thời, cán bộ, công chức không được: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Ngoài ra, cán bộ, công chức còn không được làm một số công việc liên quan đến bí mật nhà nước và liên quan đến các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với đội ngũ học sinh, sinh viên đang học trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trách nhiệm chính trị của học sinh, sinh viên được biểu hiện rõ nhất trong việc thể hiện trách nhiệm trong học tập, trách nhiệm với những người xung quanh, trách nhiệm về việc làm, lời nói và hành vi cá nhân với xã hội.
Trách nhiệm chính trị của mỗi học sinh, sinh viên chính là trách nhiệm trong học tập. Mỗi học sinh, sinh viên phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tòi, khám phá những cái mới, phương pháp học tập Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc sống ý nghĩa hơn. Không học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là cách học không biết khơi sáng ngọn lửa tri thức mà dần dần sẽ giết chết tri thức. Tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong học tập, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt.
Trách nhiệm chính trị của học sinh, sinh viên được biểu hiện trong các mối quan hệ, đó là quan hệ với cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh.
Vì thế, mỗi học sinh, sinh viên phải rèn luyện cho mình thật sự ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới” là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng, và biết chia sẻ và yêu thương.
Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, trách nhiệm chính trị trước hết là thể hiện trách nhiệm của mình với việc mình làm, với những gì mình nói và với từng hành vi của mình… Với công việc không làm qua loa, không chỉ để làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho, bất cứ công việc gì cũng cần
phải có trách nhiệm để làm tốt. Khi nói chuyện cần chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói. Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ trong đời sống, những thói quen hằng ngày, đó là trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với người khác.
Về chủ thể của giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt có nêu: Chủ thể là đối tượng gây ra hành động mang tính tác động trong quan hệ đối lập với đối tượng chi phối của hoạt động tác động [42]. Chẳng hạn, trong môi trường giáo dục, chủ thể giáo dục là những thầy cô giáo và tất cả những người làm công tác giáo dục.
Giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc là một dạng giáo dục mà đối tượng, phương pháp, hình thức giáo dục có những điều kiện đặc thù. Người tiến hành giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc sẽ tác động lên đối tượng giáo dục không phải chỉ là người thầy, người cô giáo hay những cá nhân làm công tác giáo dục mà còn cả những tổ chức, cơ quan được giao nhiệm vụ giáo dục trước cộng đồng và xã hội. Ngay cả những tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ được Nhà nước cho phép làm công tác giáo dục trên lãnh thổ Việt Nam và cho người Việt Nam. Hình thức giáo dục cũng vậy, không chỉ là những buổi học ở trên lớp, ở những hội thảo, mà việc giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc còn được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo và ở mọi nơi, mọi lúc, vì thế nếu coi chủ thể giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc chỉ là cá nhân những người làm công tác giáo dục thì sẽ không đầy đủ. Vậy, chủ thể của giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc là những cá nhân, những cơ quan, tổ chức làm công tác giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mang tính tự nguyện, mang tính trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc. Có những chủ thể đồng thời là đối tượng của dạng giáo dục này.
Việc xác định chủ thể giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc. Trên cơ sở mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa chủ thể, đối tượng giáo dục trong hoạt động giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc - chủ yếu là các hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của người giáo dục lên đối tượng giáo dục - cho phép xác định đúng mức những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận tác động lên hoạt động giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc của đối tượng giáo dục này; cũng như cho phép xác định chính xác yêu cầu khách quan của chủ thể giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc trong việc xác định nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp thích hợp để tiếp cận với đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc một cách có hiệu quả nhất.
Về hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc
Thông qua hình thức giáo dục cụ thể trong giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc đã hình thành nhận thức, tình cảm của đối tượng giáo dục. Từ đó xác định được mục đích, nội dung của việc giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc và từ đây mới đưa ra được hình thức giáo dục cụ thể cho từng nội dung, cũng như từng đối tượng là khác nhau.
Hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc là các dạng hoạt động cụ thể, có tổ chức, phối hợp giữa các chủ thể giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc và đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc để thể hiện nội dung giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc và đạt mục đích giáo dục hệ giá trị truyền thống. Từ khái niệm trên, có thể thấy có nhiều hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc khác nhau được thực hiện trong thực tiễn. Tuy nhiên, căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chủ thể, đối tượng giáo dục hệ giá trị truyền thống, có thể chia hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc thành hai loại sau:
Một là, hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc mang tính phổ biến, truyền thống như phổ biến, nói chuyện về hệ giá trị truyền thống dân tộc tại các Hội nghị, cuộc họp, hội thảo, câu lạc bộ; các lớp giảng chuyên đề cho các đối tượng chuyên biệt, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến qua sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các cụm dân cư, làng xã, buôn làng, qua đoàn thể quần chúng; các nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, tuyên truyền phổ biến giáo dục qua
các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài hệ giá trị truyền thống dân tộc, thông tin cổ động, dạy và học về hệ giá trị truyền thống dân tộc.
Hai là, hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc đặc thù. Đây là các hoạt động định hướng giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc thông qua các hoạt động hoạch định đường lối, chính sách, hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước (như Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an).
Về phương pháp giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là "Me Todos", có nghĩa là con đường, cách thức tự vận động bên trong nội dung, nó gắn với hoạt động của con người, giúp con người hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu đã đề ra [147, tr.40]. Mục đích, nội dung giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc quy định phương pháp, nhưng bản thân phương pháp có tác dụng trở lại mục đích, nội dung, làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện, làm cho mục đích đạt được ngày càng cao. Như vậy, phương pháp bao giờ cũng xuất phát từ một mục đích nhất định, nội dung giáo dục nhất định.
Phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục là hai khái niệm độc lập, không đồng nhất, nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Phương pháp giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc có mối quan hệ qua lại rất mật thiết với các nhân tố khác của quá trình giáo dục mà trước hết là hình thức giáo dục. Mỗi hình thức giáo dục nhất định luôn luôn gắn với những phương pháp giáo dục nhất định, đặc thù của hình thức đó. Ngược lại, phương pháp giáo dục tác động trở lại làm cho hình thức giáo dục phát triển ngày càng hướng đích, ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế, khi lựa chọn, sử dụng các hình thức giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc, nhất thiết phải lựa chọn, áp dụng những phương pháp cụ thể, thích hợp với từng chủ thể và đối tượng cụ thể dựa trên tính chất đặc thù của chủ thể và đối tượng đó. Đồng thời, cũng phải thường xuyên học hỏi, áp dụng những phương pháp giáo dục mới, đạt hiệu quả cao hơn mà khoa học giáo dục chuyên ngành trên thế giới đã tìm ra và áp dụng.