Về nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc đối với hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc với sự hình thành con người công dân việt nam (Trang 163 - 166)

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỆ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI CÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP

4.2. Giải pháp giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc với sự hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập

4.2.1. Về nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc đối với hình thành con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập

Giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc cho con người công dân Việt Nam, trước hết cần xem xét một nhân tố quan trọng, đó là quá trình tự giáo dục. Tự giáo dục bao gồm khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự kiểm tra, tự điều tiết của mỗi người. Họ không phải là một đối tượng thụ động, một chiều mà có quan hệ năng động với môi trường. Bởi vậy, hiệu lực tác động của hoàn cảnh xã hội còn bị qui định bởi tính tích cực của bản thân. Sự phát triển những khả năng này sẽ kích thích con người công dân Việt Nam tích cực hướng tới và tiếp nhận có lựa chọn những tác động từ phía xã hội theo hướng thuận lợi cho sự phát triển. Phát triển những khả năng tự giáo dục hệ giá trị truyền thống chính là tạo điều kiện tâm lý tốt nhất để con người công dân tự đề kháng với phản tác dụng nảy sinh từ cơ chế thị trường, tiến bộ công nghệ và hội nhập quốc tế.

Những nội dung giáo dục có chủ đích của gia đình, nhà trường, các lực lượng khác trong xã hội, cũng như những tác động mang tính tự phát từ môi trường không thể tách rời quá trình tự giáo dục của bản thân đối tượng (tức

con người công dân Việt Nam). Hệ thống những tác động dù là tự giác hay tự phát ở các chủ thể giáo dục chỉ có ý nghĩa khi nào đối tượng giáo dục tự nhận thức, tự lĩnh hội được chân giá trị của nội dung giáo dục, biến nó thành những nguyên tắc chi phối trong suy nghĩ và hành động của chính mình. Tự giáo dục hay nói cách khác việc “biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục" là khâu cực kì quan trọng và có tính quyết định của quá trình giáo dục mà nếu như thiếu nó thì sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội dù có hoàn hảo đến đâu cũng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải biết kết hợp giữa hai mặt giáo dục và tự giáo dục cho thế hệ trẻ, phải “lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau".

Giúp con người công dân Việt Nam “giáo dục lẫn nhau" không chỉ bằng tấm gương sáng chói của các vị anh hùng qua các thời đại mà còn phải chú ý đến gương “người tốt, việc tốt" ở trong đời sống hàng ngày về: học tập, nghiên cứu khoa học; hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; hoạt động chính trị - xã hội và tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội...

Những tấm gương cụ thể trong đời thường sẽ giúp con người công dân soi mình, tự học tập và noi theo. Xây dựng phong trào tự phê bình những hiện tượng tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong đời sống. Đây cũng là giải pháp có tác dụng làm chuyển biến nhận thức và hành động của con người công dân Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Trong điều kiện hiện nay, để hệ giá trị truyền thống dân tộc có thể thẩm thấu vào mỗi con người công dân Việt Nam, bên cạnh sự bắt buộc của pháp luật, của các chủ thể giáo dục, như Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, gia đình, nhà trường, hay các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, mỗi con người công dân Việt Nam cần phải có sự chủ động, tích cực kế thừa các giá trị. Đó là:

Thứ nhất, tự giác tìm hiểu hệ giá trị truyền thống dân tộc

Việc nhận thức, tìm hiểu hệ giá trị truyền thống dân tộc là một hình thức, một biện pháp để nhận thức sâu sắc hơn hệ giá trị truyền thống dân tộc.

Mỗi con người công dân Việt Nam cần cố gắng tìm hiểu các tri thức về sử

học, văn học,.... Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, những kiến thức về hệ giá trị truyền thống dân tộc đang là một thiếu hụt đáng quan tâm đối với một bộ phận con người công dân Việt Nam hiện nay trong việc truyền thụ thông tin, phương pháp và nội dung giảng dạy các môn khoa học xã hội,...

Song, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng để dẫn tới kết quả chưa được như mong muốn này - đó là chính bản thân con người công dân Việt Nam.

Việt Nam cần thường xuyên quan tâm tới nhu cầu văn hóa của các tầng lớp nhân dân; đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa, như thư viện, các nhà văn hóa, nhà xuất bản, các bảo tàng; bảo tồn, giới thiệu các di tích lịch sử, khuyến khích các tầng lớp nhân dân sưu tầm hệ giá trị truyền thống dân tộc,... Thông qua đó, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động tìm hiểu hệ giá trị truyền thống dân tộc.

Thứ hai, giáo dục thông qua việc học tập phẩm chất tốt đẹp của các tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt.

Ở Việt Nam, quá trình hình thành nhân cách là quá trình cá nhân tiếp nhận các giá trị xã hội. Sự lựa chọn giá trị của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc vào sự phát triển đạo đức của họ, mặt khác, phụ thuộc vào chính các quan hệ và hành vi đạo đức với tính cách là những tấm gương đạo đức mà cá nhân được chứng kiến trong thực tiễn cuộc sống. Họ sẽ đối chiếu những giá trị xã hội mà họ có được với những quan hệ, hành vi và các tấm gương đạo đức thực tế để từ đó, rút ra cho mình những định hướng giá trị cần thiết. Sự thống nhất giữa tri thức đạo đức với những tấm gương đạo đức sẽ tạo ra niềm tin và sự lựa chọn giá trị. Từ sự lựa chọn giá trị đó, các tri thức, nhận thức mới có thể trở thành hành vi trong thực tiễn. Do vậy, học tập tấm gương người tốt, việc tốt là một phương thức tất yếu để có được những giá trị, hành vi đạo đức đúng đắn, hoàn thiện nhân cách.

Mặt khác, trong lịch sử mỗi dân tộc, đều xuất hiện những tấm gương, những động lực giúp thế hệ đương thời cũng như các thế hệ sau đó lấy làm hình tượng để hướng tới. Hơn nữa, mỗi thời đại, mỗi xã hội đều có nhân cách

điển hình cho xã hội đó. Và trong xây dựng nhân cách, mỗi xã hội đều hướng các cá nhân đi theo những giá trị nhân cách điển hình của xã hội đó. Hồ Chí Minh từng cho rằng, một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Theo Hồ Chí Minh, “Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [105].

Khi đề cập tới vấn đề học tập tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt, trong hoàn thiện nhân cách, cần chú ý rằng, bản thân con người công dân Việt Nam cũng là một tấm gương đạo đức. Bởi việc xây dựng nhân cách là nhiệm vụ không chỉ của các chủ thể lãnh đạo, quản lý, mà còn là của chính mỗi người. Do vậy, trong quá trình xây dựng nhân cách con người công dân Việt Nam hiện nay cũng phải thể hiện mình như một tấm gương đạo đức, tự mình là một tấm gương để người khác học tập cũng là điều cần thiết. Tùy theo lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị công tác, mỗi cá nhân cần có sự gương mẫu nhất định.

Với sức lan tỏa của mình, các tấm gương người tốt, việc tốt, những tấm gương con người biết sống vì cộng đồng, vì lẽ phải, vì hạnh phúc của mọi người,... sẽ làm cho quá trình tiếp nhận hệ giá trị mới, quá trình kế thừa hệ giá trị truyền thống càng phát huy hiệu quả. Do vậy, cần tìm tòi, phát hiện, tôn vinh kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, những con người biết tôn trọng và phát huy hệ giá trị truyền thống dân tộc. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hô Chí Minh thời gian qua đã tạo ra những phản ứng tích cực trong việc rèn luyện nhân cách của các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc với sự hình thành con người công dân việt nam (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)