Kali và Natrimáu

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật lọc hấp phụ bằng quả lọc ha230 trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp paraquat tại trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai (Trang 50 - 51)

Chương IV BÀN LUẬN

4.3.7. Kali và Natrimáu

Ở bênh nhân ngộ độc paraquat do đặc điểm nôn nhiều do đó xu hướng gây mất kali trừ khi nhập viện, trong NC của chúng tôi, Kali máu trung bình trước lọc là 3,14 mmol/L, sau mỗi lần lọc K không thay đổi, cụ thể như sau: lần 1: 3,14 3,19; lần 2: 3,8  3,6; lần 3: 3,73,5; lần 4: 3,5 3,4; lần 5: 2,8  2,9.

Như vậy tất cả các lần lọc Kali đều có xu hướng giảm nhẹ trước lọc và giữ duy trì ổn định sau khi lọc. Sau đó được bù bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch sau khi kết thúc lọc máu. Tuy nhiên có trường hợp bệnh nhân lọc lần 5 có triệu chứng nôn rất nhiều, sau đó truyền dịch tích cực và lợi tiểu tăng thải độc chất khiến kali giảm trước lọc 2,8 và sau lọc 2,9. Trường hợp này sau

đó đã được bù Kali đường tĩnh mạch và kết hợp các biện pháp ức chế miễn dịch bệnh này cuối cũng được cứu sống và theo dõi sau 2 tháng khỏe mạnh.

Kali ít thay đổi trước và sau lọc hấp phụ cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Natri máu trung bình trước và sau các lần lọc lần lượt là: lần 1: 138135; lần 2: 130 132; lần 3: 131  132; lần 4: 134  135; và lần 5: 142  136. Như vậy natri máu không thay đổi trước và sau mỗi lần lọc máu, điều nay cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác vì natri máu trong dịch lọc RO là đẳng trương nên có khả năng duy trì ổn định nồng độ và điều chỉnh tốt những trường hợp tăng hoặc giảm Natri về bình thường.

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật lọc hấp phụ bằng quả lọc ha230 trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp paraquat tại trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w