Chương IV BÀN LUẬN
4.2.3. So sánh đặc điểm của hai nhóm sống và tử vong.
Hai nhóm sống và tử vong có đặc điểm tương tự nhau về tuổi, tổng số lần lọc máu. Như vậy tuổi bệnh nhân, tổng số lần lọc máu ít ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong.
Nhóm tử vong có thời gian đến viện trung bình (6,2 ± 2,7 giờ) sớm hơn nhóm sống. Điều này có vẻ ngược vì mọi người vẫn nghĩ rằng nhóm tử vong bao giờ cũng là do đến muộn nhưng thực tế những bệnh nhân uống số lượng nhiều thường được gia đình phát hiện dễ hơn và đưa đi viện sớm hơn. Những bệnh nhân uống số lượng vừa phải thường chậm phát hiện hoặc tâm lý chủ quan của người bệnh dẫn đến đưa đi viện chậm chế.
Nhóm sống có thể tích paraquat uống có vẻ cao hơn hẳn nhóm tử vong và đặc biệt nồng độ paraquat trong nước tiểu cao hơn nhóm sống rất nhiều. Theo nghiên cứu của Scherrmann nồng độ paraquat niệu >1 mg/L đã có nguy cơ tử vong. Các nghiên cứu của Scherrmann được nghiên cứu tử những năm 80 của thế kỷ trước khi chưa áp dụng lọc hấp phụ và phác đồ ức chế miễn dịch vẫn còn tranh tranh cãi và chưa thống nhất.
Khi áp dụng biện pháp lọc hấp phụ chúng tôi không tham vọng sẽ cứu sống tất cả các bệnh nhân ngộ độc mà mục tiểu bước đầu cứu sống các trường hợp ngộ độc mà nồng độ paraquat niệu từ 1-10 mg/L. Trong nghiên cứu của chúng tôi thự c tế đã cứu sống: 1BN 30 mg/L, 1 BN 10 m/L và hai bệnh nhân 2 mg/L. Tuy nhiên mộ trong hai bệnh nhân này đến rất muộn ở giờ thứ 46 chứng tỏ nồng độ ban đầu cao hơn rất nhiều. Nhóm tử vong có nồng độ quá cao >200 mg/L, có thể nếu bệnh nhân đến sớm hơn, được áp dụng đầy đủ các biện pháp hạn chế hấp thu, tăng cường bài niệu và đặc biệt nếu được lọc máu hấp phụ sớm có thể cơ hội sống sẽ nâng cao hơn rất nhiều cho những bệnh nhân này.
Như vậy NC thực sự đã bước đầu chứng minh được cánh cửa đưa bệnh nhân về lại cuộc sống đang dần hé mở chứ không đóng kín hoàn toàn như trước. Chúng tôi cần tiến hành NC nhiều bệnh nhân hơn, sớm hơn để nâng cao tỉ lệ sống cũng như nâng cao hơn nữa nồng độ paraquat gây tử vong.