Chương IV BÀN LUẬN
4.2.2. Hiệu quả cải thiện tỉ lệ tử vong
Theo như phân tích trong phần nồng độ paraquat nước tiểu số bệnh nhân cứu sống sẽ là 0/19. Thực tế cứu sống được 4/19 bệnh nhân tại thời điểm ra viện và theo dõi thêm trong thời gian 2 tháng.
Con số 4/19 tương đương với 21% là không cao nếu so với các nghiên cứu khác như Lin và cs (1999) chỉ dùng các biện pháp điều trị thông thường như truyền dịch, ức chế miễn dịch với liều methylprednisolon và cyclophosphamid với tỉ lệ cứu sống đến 68% mà không cần đến lọc hấp phụ. Tuy nhiên trong nghiên cứu nói trên của Lin không đề cập đến mức độ nặng bao gồm số lượng thuốc uống cũng như xét nghiệm nồng độ paraquat trong máu và nước tiểu. Do đó tỉ lệ cứu sống này là tỉ lệ cứu sống nói chung của tất cả các bệnh nhân nặng nhẹ khác nhau. Có nghĩa là trong đó có những bệnh nhân uống rất ít và không có triệu chứng suy đa tạng nếu không lọc máu vẫn có thể hồi phụ theo đồ thị của Bart và bảng tiên lượng của Shermann.
Nghiên cứu của Vũ Đình Thắng cứu sống được 7/12 bệnh nhân ngộ độc nhưng bệnh nhân thực sự ngộ độc nặng với paraquat niệu lên tới 12,6 mg/L 45,9 mg/L thì chỉ có 3 bệnh nhân .
19 Bệnh nhân của chúng tôi đều là những bệnh nhân nặng uống số lượng paraquat lớn quá liều chết, xét nghiệm paraquat niệu vượt ngưỡng tử vong theo giản đồ của Shermann. Như vậy theo như tiên đoán của giản đồ Sherman tất cả 19 bệnh nhân có nồng độ paraquat niệu > 1 mg/L đều sẽ tử vong. Tuy nhiên chúng tôi đã cứu sống được cả 4/19 trường hợp. Đây quả thực là một nguồn động viên không tả hết.
Như vậy lọc hấp phụ và HD đã cứu sống được 4 trường hợp bệnh chắc chắc chắn tử vong. So sánh với nghiên cứu của Vũ Đình Thắng cứu được 3/12 bệnh nhân ngộ độc nặng con số 4 bệnh nhân sống sót thực sự đáng khích lệ. Tuy nhiên vì mẫu NC còn nhỏ, do đó cần có những NC với mẫu lớn hơn để có thể chứng minh một cách thuyết phục hơn.