Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC
2.3. K inh nghiệm phát triển thị trường điện lực và bài học đối với Việt Nam
Trong phạm vi luận án, NCS đã tiến hành khảo cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển TTĐ tại một số quốc gia hoặc khu vực, trong đó xem xét những thị trường đã phát triển thành công trong nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển (OECD), cũng như thị trường hiện đang trong quá trình phát triển hoặc có một số đặc điểm tương đồng với Việt Nam. NCS cũng xem xét và phân tích một số trường hợp các thị trường không thành công khi cải thiện cơ chế cạnh tranh và tự do hóa thị trường cũng được xem xét và bàn luận. Các khảo cứu kinh nghiệm quốc tế giúp chỉ
ra những vấn đề các nước đi trước đã gặp phải, những rủi ro tiềm tàng trong quá trình phát triển, cách thức xử lý và bài học cho Việt Nam.
2.3.1.Kinh nghiệm phát triển thị trường điện lực của một số nước trên thế giới 2.3.1.1. Thị trường điện lực của Italia
Tổng tiêu thụ điện toàn quốc của Italia là 311.7 TWh vào năm 2016, trong đó 274.7 TWh (88.1%) được sản xuất trong nước còn lại là nhập khẩu [57]. Trong cơ cấu nguồn sản xuất điện, các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch hiện chiếm 67.7%
sản lượng trong khi thủy điện đạt mức 15.4%. Trong khi không vận hành nhà máy điện hạt nhân nào, Italia có tỉ trọng điện NLTT tương đối cao, đạt 46,125 GWh, chiếm 16.8% năm 2016 [57]. Về phía cầu, Italia cấu trúc thị trường bán lẻ cạnh tranh thành hai bộ phận: thị trường tự do chiếm khoảng 76% quy mô thị trường với sự tham gia và cạnh tranh của 14 đơn vị bán lẻ. 24% còn lại là thị trường bán lẻ có điều tiết, do một đơn vị được giao trách nhiệm cung cấp điện năng.
Ngành điện tại Italia được thiết lập từ cuối thế kỷ 19, với sự tham gia của các công ty tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, Nhà nước đã quốc hữu hóa các công ty trong ngành điện vào năm 1962, thành lập Enel - là công ty độc quyền tích hợp dọc phụ trách toàn bộ việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện địa phương trong toàn quốc. Giai đoạn những năm 1980, Enel bị cổ phần hóa khi có sự thay đổi về quan điểm của Chính phủ khi họ cho rằng mô hình độc quyền tích hợp dọc đã không còn hiệu quả hay phù hợp với bối cảnh mới. Tiếp theo đó, ngành điện được tái cơ cấu và tự do hóa, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân, mở cửa thị trường điện, chia tách Enel thành các công ty nhỏ hơn và phụ trách các khâu chuyên biệt hơn trong chuỗi cung ứng điện năng. Khu vực bán buôn được tự do hóa năm 2004 với sự ra đời của Thị trường bán buôn điện. Năm 2007, TTĐ Italia được mở cửa hoàn toàn, cho phép các bên tự do giao dịch và tiếp cận hạ tầng TTĐ. Chức năng tổ chức thị trường điện được giao cho đơn vị thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà nước (GME - Gestore dei Mercati Energetici S.p.A) đảm nhiệm. Các dịch vụ thuộc chức năng tổ chức thị trường điện bao gồm Thị trường giao ngay (MPE) – bao gồm các sản phẩm thị trường ngày trước (MGP), thị trường liên ngày (MI) và thị trường hàng ngày (MPEG) - và thị trường tương lai (MTE).
Hình 2.8. Cấu trúc TTĐ Italia
Nguồn: [48].
Theo kế hoạch năng lượng quốc gia, Italia dự định tăng sản xuất điện từ tất cả các nguồn tái tạo lên 26% tổng sản lượng điện sản xuất vào năm 2020, chiếm 17% tổng lượng năng lượng tiêu thụ [63]. Năm 2014, 38.2% tiêu thụ điện năng quốc gia là từ các nguồn tái tạo (năm 2005 là 15.4%), chiếm 16.2% tổng tiêu thụ năng lượng của cả nước (5.3% năm 2005). Chỉ riêng sản xuất năng lượng mặt trời chiếm gần 9% tổng tiêu thụ điện của cả nước trong năm 2014, làm cho Italia trở thành nước có sự đóng góp lớn nhất từ năng lượng mặt trời trên thế giới [81]. Đây là kết quả của các chính sách khuyến khích về kinh tế mạnh mẽ của Chính phủ đối với phát triển NLTT. Ngoài ra, kể từ năm 2001, tất cả các nhà sản xuất và nhập khẩu điện ở Ý buộc phải đảm bảo hạn ngạch sản xuất điện từ các nguồn tái tạo hoặc mua giấy chứng nhận xanh từ một công ty khác có sản lượng dư thừa trong sản xuất NLTT.
Giá điện tại Italia tương đối đắt đỏ so với các nước khác tại EU, thể hiện quan điểm của Chính phủ trong khuyến khích tiết kiệm và sử dụng điện có hiệu quả.
Mặt khác giá điện bán lẻ cao một phần bắt nguồn từ cơ cấu sản xuất điện tại quốc gia này, với nguồn điện từ khí tự nhiên chiếm ưu thế và các khoản trợ cấp cho phát triển NLTT.
Về tạo lập cơ chế giao dịch TTĐ, Italia thành lập Terna - Cơ quan vận hành hệ thống truyền tải và điều độ hệ thống điện. Đây là đơn vị thuộc sở hữu 100% vốn của Tập đoàn Enel, sở hữu, quản lý hơn 90% lưới điện truyền tải điện Quốc gia.
Terna điều độ, vận hành hệ thống điện theo điều hành của GRTN - Đơn vị vận hành công cộng thuộc Bộ Tài chính (Mô hình vận hành hệ thống điện độc lập). Để vận hành TTĐ, Cơ quan Vận hành thị trường điện GME được thành lập và thực hiện vận hành
TTĐ từ 1/4/2004. GME tổ chức và quản lý TTĐ IPEX theo tiêu chí trung lập, minh bạch để đảm bảo khuyến khích cạnh tranh giữa các đơn vị phát điện và đảm bảo cung cấp điện.
Italia xây dựng AU là đơn vị mua điện duy nhất trên thị trường điều tiết (chiếm khoảng 24% tổng quy mô thị trường). AU có nhiệm vụ mua điện thông qua chào giá từ thị trường bán buôn và phân phối điện cho thị trường điều tiết. Ngoài ra, từ 1/7/2007, AU có trách nhiệm bán điện cho các khách hàng tự nguyện mua điện từ AU.
Chức năng quản lý nhà nước đối với TTĐ được chia thành hai khối chính:
khối ban hành chính sách và điều tiết gồm có Bộ Phát triển kinh tế (MSE) và Cơ quan Điều tiết Khí, điện và nước (AEEGSI). Khối còn lại là các cơ quan, tổ chức tham gia trực tiếp điều hành thị trường.
Hình 2.9. Mô hình quản lý thị trường điện tại Italia
Nguồn: [39]
Trong hệ thống nêu trên, AEEGSI - Cơ quan điều tiết Khí, Điện và Nước Italia đóng vai trò là cơ quan điều tiết các dịch vụ thiết yếu có mức độ độc lập cao đối với chính phủ trong các phán đoán và đánh giá của tổ chức này. Cơ quan AEEGSI có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực điện lực như xây dựng, ban hành các quy định về giá và phí; ban hành các quy định về vận hành hệ thống điện; cấp giấy phép hoạt động điện lực; khuyến khích phát triển NLTT; giải quyết tranh chấp...
2.3.1.2.Thị trường điện lực của Na-uy
Ngành điện ở Na Uy dựa chủ yếu vào thủy điện với tổng công suất thủy điện tại Na-uy vào khoảng 31 GW vào năm 2016, sản xuất được lượng điện thương phẩm tương đương 143 TWh, chiếm 96.3% tổng cung điện năng toàn quốc. Bên cạnh đó, điện gió có tiềm năng tương đối tốt, với công suất lắp đặt là 838 MW năm 2015 dự kiến sẽ tăng lên đạt mức 1,000 MW năm 2020. Công nghiệp là khách hàng tiêu thụ điện chủ yếu tại quốc gia này, chiếm khoảng 95% tổng sản lượng. Tiêu thụ điện bình quân đầu người tại Na-uy ở mức 25MWh/người, luôn cao hơn trung bình của khối EU từ hai đến ba lần. Các hộ gia đình sử dụng điện vào các mục đích sưởi ấm và đun nước nóng. Chiến lược năng lượng dài hạn của Na-uy đến 2030 tập trung giải quyết các vấn đề về an ninh cấp điện, nâng cao tỉ lệ nguồn điện từ NLTT trong cơ cấu sản xuất điện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Na-uy đẩy mạnh liên kết lưới điện quốc tế như một biện pháp để ổn định nguồn cung cấp điện và ổn định giá điện. Về liên kết lưới điện ở khu vực, Na-uy có kết nối tương đối tốt với các nước trong khu vực Bắc Âu. Na-uy và Thụy Điển đã hợp tác xây dựng đường dây 420kW kết nối qua thành phố Nea của Na-uy và Jọrpstrửmmen của Thụy Điển năm 2009. Trước đú, Na-uy cũng cú liờn kết lưới điện với Đan Mạch, qua đường dây xây dựng năm 1977. Hiện nay công suất truyền tải qua kết nối này đạt 1.700 MW, tăng gần gấp 2,5 lần so với thời điểm mới xây dựng. Bên cạnh đó, Na-uy có hệ thống kết nối qua đường dây NorNed với Hà Lan công suất thiết kế là 700 MW. Với các khu vực khác, Na-uy đã có kế hoạch kết nối với Đức và Vương quốc Anh trong tương lai. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, do giá điện bán lẻ tại các khu vực liên kết lưới điện ở mặt bằng cao hơn so với Na-uy, điều này có thể ảnh hưởng và làm gia tăng giá điện áp dụng với khách hàng tại quốc gia này. Giá điện bán lẻ bỡnh quõn cho cỏc hộ gia đỡnh tại Na-uy hiện ở mức 95 ứre/kWh năm 2017 (tương đương 2,652 VNĐ/kWh).
Trước giai đoạn cải cách ngành điện và phát triển TTĐ, phần lớn các đơn vị điện lực tại Na-uy thuộc sở hữu nhà nước. Các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương đều có những thẩm quyền ở mức độ khác nhau để can thiệp vào TTĐ trong đó có giá bán điện. Công ty độc quyền và thống lĩnh thị trường là Statkraft với trên 30% thị phần. Các địa phương ở cấp tỉnh và thấp hơn sở hữu các cơ sở và hạ tầng điện với 55% thị phần. Còn lại 15% là sản lượng sản xuất bởi các công ty tư nhân [65]. Tuy vậy ngay từ giai đoạn này, mặc dù phần lớn là sở hữu nhà nước
nhưng các chủ thể sở hữu trong ngành điện của Na-uy có số lượng rất lớn, tới hơn 200 đơn vị [65]. Động lực để cải cách ngành điện của Na-uy xuất phát từ thực tế là sự hoạt động kém hiệu quả của các đơn vị phát điện mà đa phần có quy mô trung bình và nhỏ. Mặt khác, các khách hàng tiêu thụ cuối cùng cũng nhận được các mức giá không đồng đều giữa các vùng và không phản ánh sự hiệu quả về kinh tế trong sản xuất kinh doanh [65].
Việc cải cách được quy định bằng việc ra đời Luật Năng lượng 1990 với mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh trong ngành điện, nâng cao hiệu quả khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, các nguồn điện có chi phí thấp hơn được ưu tiên huy động và gia tăng lợi ích của khách hàng. Trách nhiệm của Nhà nước là bảo đảm các công ty truyền tải, phân phối không lạm dụng quyền lực độc quyền của họ để làm giảm hiệu quả kinh tế trong hoạt động hoặc chất lượng dịch vụ. Các quy định và các thể chế liên quan cũng được ban hành trong Luật Năng lượng, trong đó quy định về sự thành lập và chức năng, nhiệm vụ của Tổng Cục Tài nguyên nước và Năng lượng (NVE). NVE được giao thẩm quyền giám sát hoạt động và điều tiết các công ty lưới điện qua các công cụ phân tích hiệu quả về kinh tế và tài chính, có điều chỉnh và xét đến yếu tố vùng miền và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ truyền tải và phân phối điện [65].
Trong quá trình cải cách công ty chi phối thị trường Statkraft được chia nhỏ thành hai đơn vị riêng biệt: Statkraft SF phụ trách phát điện và Statnett SF, công ty truyền tải. Các công ty khác cũng được yêu cầu tách bạch khâu phát điện, lưới điện và kinh doanh điện, thực hiện hạch toán độc lập nhưng không tách thành các pháp nhân riêng rẽ [45].
Một điểm đáng lưu ý là quá trình tự do hóa ngành điện ở Na-uy không đi theo mô hình ở một số nước khác: hầu hết các công ty điện lực đều không thay đổi sở hữu, vẫn thuộc kiểm soát của nhà nước ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, Na-uy duy trì và khuyến khích sự phát triển của các công ty này nhằm gia tăng cạnh tranh và bảo đảm rằng thị trường không bị chi phối hoặc lũng đoạn bởi một số ít công ty nào. Hiện nay, chỉ riêng số lượng các công ty quản lý vận hành lưới điện và tham gia thị trường bán lẻ điện ở nước này là trên 200 đơn vị. Ở khâu bán buôn, các công ty của Na-uy tham gia Nord Pool, là thị trường bán buôn không bắt buộc, chiếm khoảng 40% tổng giao dịch điện ở khu vực Bắc Âu.
Lượng giao dịch còn lại là các hợp đồng song phương do các đơn vị phát điện và
mua điện thỏa thuận với nhau. Khu vực bán lẻ chủ yếu vận hành phục vụ thị trường trong nước tuân theo các quy định về bán lẻ quốc gia.
Trong quản lý và điều tiết TTĐ, Na-uy trao thẩm quyền và ban hành các quy định đối với các cơ quan điều tiết chủ yếu là Bộ Dầu mỏ và Năng lượng (Ministry of Petroleum and Energy - MPE), Cơ quan Quản lý cạnh tranh Na-uy (Norwegian Competition Authority - NCA) và Tổng Cục Tài nguyên nước và Năng lượng (Norwegian Water Resources and Energy Directorate - NVE).
2.3.1.3. Thị trường điện lực của Australia
Tổng sản lượng điện trên toàn Australia là 253.7 TWh trong năm 2016, trong đó tua bin hơi đốt than chiếm tỉ trọng rất cao. Mạng lưới điện truyền tải điện áp cao từ 220 kV trở lên thực hiện nhiệm vụ kết nối người tiêu dùng và nhà sản xuất điện ở các tiểu bang Queensland, New South Wales (NSW), Vùng Thủ đô Australia (ACT), Victoria, Nam Australia, và (qua cáp Basslink dưới biển) Tasmania. Hệ thống điện này hoạt động trong TTĐ của Australia (NEM) và là hệ thống mạng điện xoay chiều dài nhất kết nối với nhau trên thế giới, kéo dài 4,500 km [75].
Hệ thống điện Australia có độ dự phòng công suất phát điện lớn (khoảng 25%), tốc độ tăng trưởng phụ tải thấp (khoảng 3% năm) và cơ cấu nguồn năng lượng đa dạng. Cơ sở hạ tầng của hệ thống điện phát triển ở mức cao với hệ thống SCADA và các hệ thống đo đếm tiên tiến đã tạo điều kiện thuân lợi để xây dựng thị trường thời gian thực (5 phút), giúp phát triển thị trường nhanh chóng.
Từ năm 1998 đến nay Australia đã phát triển đến giai đoạn bán lẻ điện cạnh tranh. Đến 2001, Chính phủ Australia đã ban hành các chính sách của chính phủ để thúc đẩy phát điện từ NLTT. Tổng tiêu dùng nhu cầu điện tại Australia được dự báo sẽ tăng trưởng chậm, đạt 222 TWh vào năm 2021/2022. Một yếu tố quan trọng khác làm giảm tiêu thụ điện là việc giá điện bán lẻ liên tục được điều chỉnh tăng do phí truyền tải gia tăng, tại một số bang thậm chí tăng tới hơn 50% (NSW và Queensland). Phí truyền tải tăng bắt nguồn từ hoạt động đầu tư mạnh mẽ trong gần một thập kỷ qua vào hạ tầng lưới điện để đáp ứng đỉnh cao nhu cầu mùa hè. Hiện nay, giá điện bán lẻ bình quân áp dụng cho các hộ gia đình tại Australia là 28 AUDcent/kWh (tương đương 4,871 VNĐ/kWh). Mức giá điện bán lẻ cao hơn cũng phản ánh chi phí cho các khoản trợ cấp cho NLTT tái tạo.
TTĐ quốc gia Australia (NEM) là thị trường thời gian thực vận hành theo mô hình điều độ tập trung - chào giá tự do có kèm theo hợp đồng sai khác giữa các
công ty phát điện và khách hàng mua điện để quản lý rủi ro biến động giá. Các hợp đồng song phương được thực hiện độc lập bởi hai bên mua và bán. Thị trường Australia được chia theo vùng, bao gồm 6 vùng là các bang, vùng lãnh thổ của nước này: các tiểu bang Queensland, New South Wales, Lãnh thổ thủ đô, Victoria và Nam Úc. Tasmania gia nhập NEM vào năm 2006.
Trước khi hình thành và vận hành thành công TTĐ như hiện nay, Australia đã tiến hành quá trình tái cơ cấu ngành điện từ năm 1991, bằng viê ̣c chia tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Khi chưa thực hiện quá trình tái cơ cấu, tài sản các đơn vị trong ngành điện Australia đều thuộc sở hữu của nhà nước. Do nguồn than dồi dào nên nhiệt điện than chiếm một tỷ lệ lớn trong khâu phát điện tại Australia. Quá trình tái cơ cấu ở Úc được tiến hành đồng thời từ cấp bang và cấp Quốc gia. Năm 1995 ngành điện Australia bắt đầu quá trình chuyển dịch theo mô hình tập đoàn và tư nhân hóa. Các đơn vị truyền tải thuộc sở hữu nhà nước được hợp nhất thành Công ty truyền tải quốc gia duy nhất cùng với việc thành lập một Ủy ban quản lý lưới điện Quốc gia. Năm 1994, Ủy ban quản lý lưới điện Quốc gia ban hành quy định “Tái cơ cấu ngành điện Australia” đặt ra mục tiêu cho phát triển TTĐ Australia.
TTĐ quốc gia Australia (NEM) bắt đầu vận hành từ tháng 12 năm 1998 với các mục tiêu: tạo sự cạnh tranh, cho phép các khách hàng lựa chọn nhà cung cấp, cho phép tham gia nối lưới... Các đơn vị tham gia NEM gồm có Tổ chức Điều hành Thị trường Năng lượng - AEMO (Australian Energy Market Operator) vận hành TTĐ NEM.
AEMO thành lập năm 2009 trên cơ sở sáp nhập một số cơ quan quản lý quy hoạch của nhà nước và đơn vị vận hành thị trường khí và NEMMCO - Công ty Quản lý TTĐ quốc gia (National Electricity Market Management Company) và 15 công ty phát điện, 5 công ty cung cấp dịch vụ lưới truyền tải; các các công ty cung cấp dịch vụ lưới phân phối và các khách hàng mua điện trên thị trường: bao gồm các công ty bán lẻ điện và các khách hàng sử dụng điện lớn.
Cơ chế quản lý - điều tiết TTĐ được điều chỉnh và cải tiến đầu những năm 2000 nhằm hình thành các cơ quan điều tiết cấp liên bang thay vì tiểu bang. Ở hệ thống này, có ba cơ quan chính tham gia điều tiết kinh tế của mạng lưới điện tại Australia là:
Hội đồng Thường trực về Năng lượng và Tài nguyên - SCER (Standing Council of Energy and Resources): SCER có trách nhiệm tạo lập chương trình nghị