Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM
3.3. Đ ánh giá chung về thị trường điện lực tại Việt Nam
Một là, cân bằng cung - cầu điện đã cơ bản được đảm bảo
Mức tăng trưởng nhu cầu điện năng tại Việt Nam từ giai đoạn 2005 đến 2015 luôn duy trì ở mức cao mặc dù giai đoạn 2011 - 2015 mức tăng trưởng có sự điều chỉnh giảm. Tuy nhiên xét trên khía cạnh bền vững, việc gia tăng nhu cầu điện trong giai đoạn kéo dài sẽ gây áp lực lên quá trình đầu tư phát triển nguồn điện - là một
quá trình thâm dụng vốn đầu tư ở quy mô lớn, tiềm ẩn nhiều tác động tới môi trường và an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt xét trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống ở quy mô toàn cầu. Do vậy, một mức tăng trưởng phù hợp của nhu cầu điện năng để đảm bảo có sự cung ứng kịp thời của khâu sản xuất và hạ tầng điện lực sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững hơn của TTĐ.
Hình 3.14: So sánh tiêu thụ điện năng Việt Nam và quốc tế
Nguồn: [4]
Về tăng trưởng nguồn cung, hệ thống điện đã ghi nhận mức phát triển cao để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngành điện đã duy trì mức tăng trưởng bình quân 24.95%/năm cho giai đoạn 2005 - 2015, đạt mức tăng 3,1 lần, từ 45.6 tỷ kWh (2005) lên tới 159.4 tỷ kWh (2015). Để đạt mức tăng trưởng này, giai đoạn 2011- 2015 đã có hơn 18,500 MW tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện được đưa vào vận hành trong đó các đơn vị thuộc EVN giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng điện cho toàn ngành, đạt mức trên 11,000 MW, PV Power gần 2,300 MW, Vinacomin Power gần 1,000 MW, các nhà máy điện độc lập khoảng 3,700 MW.
Xuất nhập khẩu điện của Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng, duy trì nguồn cung bổ sung hợp lý cho hệ thống điện và đảm bảo an ninh năng lượng. Hiện
nay mức nhập khẩu điện từ Trung Quốc đã điều chỉnh giảm, ở mức 2,025 tỷ kWh năm 2014. Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu từ Lào bằng cấp điện áp 220kV từ nhà máy thủy điện XêKaMan 3 – vận hành năm 2013 với tổng sản lượng khoảng 450 triệu kWh. Trong năm 2014, điện bán cho Campuchia có công suất cực đại 220MW và sản lượng trung bình là 73.75 triệu kWh/tháng, tổng bán điện cả năm đạt 0.885 tỷ kWh, giảm 33.8% so với năm 2013 (1.337 tỷ kWh).
Hai là, hạ tầng lưới điện cơ bản đảm bảo được nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện
Hạ tầng lưới điện trong những năm gần đây được phát triển ổn định đảm bảo độ tin cậy. Trong giai đoạn 2011-2015, một số công trình lưới điện trọng điểm cung cấp điện cho miền Nam đã được vào vận hành nhằm nâng cao năng lực truyền tải, góp phần đáng kể trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải và cải thiện chất lượng điện áp. Tiêu biểu là một số công trình đường dây 500kV Pleiku - Cầu Bông tăng cường liên kết lưới truyền tải 500kV Trung - Nam, đảm bảo nhiệm vụ truyền tải điện, hỗ trợ miền Nam trong mùa khô 2014-2015. Đường dây 500kV Phú Mỹ-Sông Mây-Tân Định và TBA 500kV Sông Mây đã được phát triển theeo hướng khép vòng được hệ thống các mạch 500kV xung quanh TP Hồ Chí Minh, tăng cường khả năng giải tỏa và hỗ trợ công suất giữa cụm NĐ Phú Mỹ và các nguồn thủy điện Tây Nguyên. Ngoài ra, ngành điện đã thực hiện thành công các dự án có tầm quan trọng cao như công trình nâng công suất trạm 500kV Phú Lâm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của phụ tải, nâng công suất tụ bù dọc trên ĐZ 500kV Đà Nẵng - Hà Tĩnh góp phần nâng cao năng lực truyền tải lưới điện Bắc - Trung…
Ba là, bước đầu phát triển các nguồn năng lượng sạch trên quy mô lớn
Giai đoạn 2010-2015 bước đầu đã có sự tham gia của các nguồn năng lượng sạch, NLTT đóng góp vào khâu sản xuất điện năng ở quy mô công nghiệp để nối lưới điện quốc gia. Trước 2010 mới chỉ có khoảng 400MW điện tái tạo nối lưới điện quốc gia, thì đến năm 2015, tổng công suất lắp đặt từ tất cả các nguồn NLTT đã đạt gần 1,900MW, chiếm khoảng 5% tổng công suất đặt và khoảng 3.4% điện sản xuất của cả hệ thống.
Tính đến 2017, đã có các công trình điện gió nối lưới đầu tiên hòa điện vào lưới điện quốc gia gồm các dự án điện gió Bạc Liêu giai đoạn 1 và 2 (100 MW), điện gió Bình Thuận (30MW) và Phú Quý (6MW), có khoảng trên 80 dự án điện gió đã đăng ký với tổng công suất đăng ký gần 8,000 MW.
Bốn là, đã xây dựng CSHT&NT phục vụ giao dịch thị trường điện lực cấp độ cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
Việc xây dựng CSHT&NT giao dịch TTĐ ở cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh đã tăng minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện, thông qua bản chào giá của nhà máy để đưa ra lịch huy động, các nhà máy có giá chào thấp sẽ được huy động trước sau đó đến các nhà máy tiếp theo cho đến khi đáp ứng được nhu cầu của phụ tải. Các thông tin về kế hoạch vận hành TTĐ theo năm, tháng hoặc tuần, vận hành TTĐ thời gian thực, các can thiệp thị trường, tình hình vận hành hệ thống điện đã được công bố đầy đủ cho các thành viên tham gia TTĐ trên trang thông tin điện tử TTĐ. Điều này được đánh giá là góp phần giúp các đơn vị hiểu rõ hơn nguyên tắc trong công tác vận hành, tối ưu toàn hệ thống.
Trong thời gian tới, ngành điện sẽ tiến hành thí điểm vận hành TTĐ ở cấp độ Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, mở ra nền tảng giao dịch mới cho phép sự tham gia vào khâu mua buôn (wholesale) và phân phối điện cho các đơn vị khác - là các Tổng Công ty điện lực lớn, thay vì chỉ có một đơn vị được mua buôn như hiện nay.
Năm là, một số cơ chế và chính sách phát triển nguồn điện sạch đã được xây dựng và ban hành
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng các cơ chế hỗ trợ phát triển các nguồn điện sạch – các dự án NLTT. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và cơ chế hỗ trợ phát triển các dạng NLTT bao gồm:
- Sản xuất điện mặt trời: bên mua điện có nghĩa vụ phải mua toàn bộ điện năng theo hợp đồng không đàm phán với giá bán điện cố định trong 20 năm, tương đương 9.35 UScent/kWh [28]
- Sản xuất điện gió: bên mua điện có nghĩa vụ phải mua toàn bộ điện năng theo hợp đồng không đàm phán với giá bán điện cố định trong 20 năm, tương đương 7.8 UScent/kWh [29].
- Điện sinh khối: Bên mua điện có nghĩa vụ phải mua toàn bộ điện năng theo hợp đồng không đàm phán với giá bán điện theo 2 loại sinh khối chính: đồng phát nhiệt điện (giá cố định trong 20 năm) và chi phí tránh được theo giá điện than nhập khẩu [30].
- Điện từ rác thải: hỗ trợ cho điện rác thải theo hai loại hình công nghệ là chôn lấp thu hồi khí mê tan và thiêu đốt đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ngoài ba loại điện NLTT như nêu trên, cơ chế hỗ trợ cho điện từ khí sinh học, điện mặt trời và địa nhiệt cũng đang được xem xét và triển khai. Các thông tin chính liên quan đến cơ chế hỗ trợ nguồn điện tái tạo được nêu ở bảng sau.
Bảng 3.3: Tổng hợp các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện NLTT tại Việt Nam
Loại NLTT Hiện trạng Mức độ hỗ trợ
Thủy điện nhỏ
Áp dụng biểu giá chi phí tránh được
Được ban hành hàng năm dựa vào chi phí tránh được của hệ thống.
Điện gió Biểu giá cố định 20 năm 7.8 UScents/kWh.
Sinh khối Biểu giá cố định 20 năm và
Áp dụng cơ chế chi phí tránh được từ điện than nhập khẩu
+ Công nghệ đồng phát: 5.8 UScents/kWh.
+ Các loại sinh khối khác: dự kiến hành biểu chi phí tránh được từ than nhập khẩu
Rác thải Biểu giá cố định 20 năm + 10.05 UScents/kWh đối với công nghệ thiêu đốt
+ 7.28 UScents/kWh đối với công nghệ chôn lấp
Điện mặt trời
Biểu giá cố định 20 năm 9.35 Uscent/kWh
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án
Nguồn: NCS tổng hợp từ [28;29;30;31].
3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục
Một là, tăng trưởng nhu cầu điện chưa bền vững
Tiêu thụ điện của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng ở mức cao trong gần 20 năm trở lại đây. Nhu cầu điện tăng trưởng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Trước hết tăng trưởng nhu cầu điện đồng nghĩa với việc mang lại cơ hội mở rộng quy mô TTĐ, thúc đẩy quá trình sản xuất và cung ứng điện, tạo ra việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Mặt khác, khi nhu cầu được đáp ứng, các ngành kinh tế có đủ điều kiện để sản xuất và nâng cao năng suất lao động, người dân có điều kiện nâng cao mức sống và sự tiện nghi trong sinh hoạt.
Tuy nhiên, nhu cầu điện tăng trưởng cao trong thời gian dài có những hệ lụy nhất định, đáng kể nhất là tốc độ tiêu thụ điện năng gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong giai đoạn 5 năm từ 2011 đến 2015, hệ số đàn hồi điện của Việt Nam ở mức cao, bình quân là 1.95 (tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện cao gấp 1.95 lần tốc độ tăng trưởng GDP) trong khi trung bình ở các nước phát triển là 0.5 - 0.8 và ở các nước đang phát triển có điều kiện tương đồng nhất định với Việt Nam là xấp xỉ 1.0. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng năng lượng điện của nền kinh tế còn thấp, tiêu thụ điện của một số ngành, lĩnh vực ở mức cao nhưng giá trị gia tăng lại ở mức thấp.
Phát triển TTĐ tại Việt Nam, do đó không nhất thiết đồng nghĩa với việc khuyến khích tăng trưởng nhu cầu điện ở mức cao. Đây chính là điểm khác biệt và là đặc thù của TTĐ Việt Nam. Yêu cầu này đặt ra các chiến lược quản lý và đáp ứng nhu cầu điện phù hợp hơn để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện duy trì ở mức hợp lý, khuyến khích một cơ cấu tiêu thụ ổn định, có hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế và cân đối được nguồn lực đầu tư cho sản xuất và cung ứng điện.
Hai là, sản xuất và cung ứng điện chưa đảm bảo ổn định và có dự phòng hợp lý
Trong một số thời điểm (các năm 2011-2013), việc vận hành hệ thống điện, cung ứng điện vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt vào thời điểm mùa khô hàng năm và trong thời gian ngừng cấp khí khu vực miền Nam. Bên cạnh đó, hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam luôn trong tình trạng mang tải cao để cấp điện miền Nam. Hệ thống điện vẫn còn xảy ra tình trạng đầy tải đường dây và trạm biến áp, đặc biệt tại các khu vực có mật độ phụ tải điện cao như miền Bắc, miền Nam. Chất lượng cung cấp điện khu vực nông thôn, nhất là các địa bàn mới tiếp nhận bán điện chưa được đảm bảo.
Về mặt sản xuất và cung ứng điện: nguồn sản xuất điện ngày càng phụ thuộc hơn vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Đây là một kết quả tất yếu của việc nhu cầu điện gia tăng trong khi tiềm năng thủy điện - vốn chiếm ưu thế trong quá khứ - đã dần được khai thác hết. Các nguồn điện mới đưa vào hệ thống điện và thị trường trong giai đoạn tới (2030) phần lớn sẽ là nhiệt điện than, vốn được cho là sẽ tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và cán cân xuất nhập khẩu năng lượng của quốc gia. Khi cơ cấu nguồn sản xuất điện gia tăng phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch và giảm dần tỉ trọng của thủy điện, chi phí sản
xuất trong dài hạn sẽ có xu hướng gia tăng, là yếu tố tiềm ẩn tác động đến khả năng ứng phó của hệ thống trong trường hợp có biến động nguồn cung hoặc giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế. Trường hợp biến động lớn có thể uy hiếp an ninh hệ thống điện và gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nếu các chiến lược ứng phó không được chuẩn bị kỹ lưỡng và việc xây dựng và phát triển TTĐ không đạt được các mục tiêu đề ra.
Ba là, sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trường phát điện còn hạn chế Nhìn tổng thể, mặc dù thị trường phát điện đã có sự tham gia của các đơn vị sản xuất ngoài EVN nhưng hiện trạng và xu thế trong thời gian tới cho thấy lĩnh vực sản xuất điện vẫn sẽ do EVN đóng vai trò là nhà đầu tư và phát triển chủ lực. EVN và các công ty thành viên hiện nắm giữ 61.2% tổng công suất phát điện toàn hệ thống, tương đương với 23,580MW. Trong khi đó, các DN khác thuộc khu vực tư nhân chỉ chiếm 22.7% tổng công suất (8,753MW), còn lại là các DN nhà nước thuộc Tập đoàn dầu khí (11.5%) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Lĩnh vực sản xuất điện năng với đặc trưng là có nhu cầu vốn đầu tư lớn, đòi hỏi trình độ quản lý và công nghệ phức tạp chưa tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và thu hút được các nguồn vốn cần thiết để phát triển.
Bốn là, các nguồn NLTT có tỉ trọng thấp và chưa phát triển đúng tiềm năng Mặc dù đã có một số dự án điện gió đã đi vào vận hành như điện gió Bạc Liêu, điện gió Tuy Phong (Bình Thuận), hầu hết các nguồn điện sạch đều đang chưa được khai thác đúng tiềm năng. Trong những năm qua, đóng góp vào tăng trưởng của nguồn điện sạch chủ yếu do có sự gia tăng mạnh mẽ của thủy điện nhỏ (có công suất dưới 30MW). Công suất của thủy điện nhỏ đã tăng lên khoảng 1,800 MW vào năm 2015 so với 400MW năm 2009. Tỉ lệ lắp đặt của các nguồn điện từ NLTT (không bao gồm thủy điện nhỏ) đóng góp cho hệ thống điện và TTĐ hiện chỉ ở mức dưới 1%. Để đạt được mục tiêu như đã đặt ra trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia - tương đương mức 21% (bao gồm thủy điện nhỏ) công suất lắp đặt của toàn hệ thống năm 2030, sẽ cần đến rất nhiều nỗ lực của các bên liên quan và các chính sách hỗ trợ cần thiết.
Năm là, vận hành thị trường phát điện cạnh tranh còn bộc lộ một số hạn chế Quá trình vận hành TTĐ cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh đã bộc lộ một số hạn chế. Trước hết, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ vận hành TTĐ còn chưa hoàn thiện hoặc chậm ban hành như quy định về việc cung cấp
dịch vụ phụ trợ của thị trường, quy định đối với các nhà máy thủy điện đa mục tiêu.
Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch có sự chồng chéo, vẫn tồn tại việc thực hiện song song 02 quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện riêng rẽ với lập kế hoạch vận hành TTĐ. Ngoài ra, tính minh bạch của thị trường chưa được đảm bảo, trong đó Đơn vị vận hành hệ thống điện và TTĐ chưa thực sự hoạt động độc lập với EVN.
Dưới đây là bảng tổng hợp đánh giá chung của NCS về TTĐ tại Việt Nam Bảng 3.4: Tổng hợp đánh giá về thị trường điện lực tại Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2017
TT Tiêu chí Chỉ tiêu Đánh giá
1 Tăng trưởng quy mô TTĐ
1.1. Tăng trưởng nhu cầu điện
11.96%/năm, 176.49 GWh (2017)
[24]
Tốc độ tăng trưởng cao, đôi khi vượt khả năng đáp ứng của phía
cung, tốc độ tăng trưởng cao gấp hai lần
tăng trưởng GDP, hệ số đàn hồi điện còn
cao.
1.2. Tăng trưởng sản xuất điện toàn hệ thống
Tăng trưởng sản xuất điện trên 10%/năm, công suất lắp đặt đạt 41,424 MW (2016) [38].
Tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu than do lượng nhà máy nhiệt điện than gia tăng 1.3. Tăng trưởng quy
mô thị trường phát điện
49% công suất nguồn của hệ thống tham gia thị trường phát điện, đạt 20,728 MW [24]
Tăng 2.45 lần so với năm 2012. Năng lực của các bên tham gia đã có sự cải thiện tích cực trong cách thức, chiến lược chào giá, nâng cao khả năng cạnh tranh góp phần dẫn đến giá TTĐ có xu hướng giảm. Các thành viên tham gia TTĐ có sự đa dạng về công
TT Tiêu chí Chỉ tiêu Đánh giá nghệ sản xuất 1.4. Tăng trưởng
quy mô thị trường bán buôn điện cạnh
tranh
Không có số liệu do đang vận hành thí điểm
2 Thu hút đầu tư từ các nguồn lực mới vào TTĐ
2.1. Tăng trưởng đầu tư vào hệ thống lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối
Giá trị khối lượng đầu tư toàn đạt 134,858 tỷ đồng (2016), vượt kế hoạch [24].
Tốc độ tăng trưởng đầu tư vào hạ tầng lưới điện được đảm bảo
2.2. Sự tham gia của các nhà sản xuất điện độc lập, các nhà sản xuất ngoài EVN
Khu vực tư nhân chỉ chiếm 22.7%
tổng công suất (8,753MW) [26].
Tăng trưởng vốn đầu tư của các nhà sản xuất ngoài EVN, các nhà sản xuất điện độc lập, các nhà máy điện BOT: chưa có số liệu
Thị phần phát điện vẫn chủ yếu do các công ty Nhà nước hoặc có liên quan sở hữu của Nhà nước kiểm soát (EVN, PVN và Vinacomin chiếm xấp xỉ 80%)
3 Cải thiện cơ chế cạnh tranh và tự do hóa
3.1. Thực hiện đúng lộ trình xây dựng các cấp độ TTĐ
Việc thực hiện lộ trình xây dựng các cấp độ TTĐ được bảo đảm
Lộ trình xây dựng các cấp độ TTĐ được thực hiện đúng tiến độ, đã tự do hóa khâu phát điện, đang thí điểm tự do hóa khâu bán buôn điện.
3.2. Rào cản gia nhập TTĐ
Các rào cản gia nhập thị trường từng bước được gỡ
Các DN tư nhân được khuyến khích đầu tư nguồn điện.