Các chỉ tiêu phản ánh về các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 53)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh về các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM

Chỉ tiêu thứ nhất: Cơ chế chính sách Nhà nước

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM yếu tố này luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì bản chất của NHTM là một trung gian tài chính và hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia. Do đó, so với các ngành khác, Nhà nước có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về phương diện pháp luật và chính sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô vốn tự có…được quy định

trong Luật ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thị hành Luật. Mặt khác, các chính sách tài chính, tiền tệ của chính sách lãi suất, tỷ giá, thuế quan, quản lý nợ của Chính phủ và các cơ quan hữu quan như Ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính… cần phải được các NHTM thường xuyên cập nhật để có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động.

Chỉ tiêu thứ hai: Tiến bộ của công nghệ

Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM… Công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ thống báo cáo rủi ro… trong nội bộ ngân hàng. Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của các NHTM cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng. Vì với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành công nghệ thông tin nói chung và công nghệ lĩnh vực ngân hàng nói riêng, nếu chỉ tập trung phân tích vào khả năng công nghệ hiện tại mà không chú ý tới khả năng nâng cấp và thay đổi trong tương lai thì sẽ rất dễ có những nhận thức sai lầm về năng lực công nghệ của các ngân hàng. Vì thế, năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng mở (nghĩa là khả năng đổi mới) của các công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế.

Chỉ tiêu thứ ba: Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và phát triển mạng lưới

Hệ thống kênh phân phối luôn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Hệ thống kênh phân phối của NHTM được thể hiện ở số lượng các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác (như sở giao dịch) và sự phân bổ các chi nhánh theo địa lý lãnh thổ. Việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một

mạng lưới chi nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

Tuy nhiên, vai trò của một mạng lưới chi nhánh rộng lớn vẫn rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển. Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh rộng cũng là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện thông qua tính hợp lý trong phân bố chi nhánh ở các vùng, miền cũng như vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của các chi nhánh.

Mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Một ngân hàng có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng hoá các dịch vụ một mặt tạo cho ngân hàng phát triển ổn định hơn, mặt khác cho phép ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô. Tất nhiên, sự đa dạng hoá các dịch vụ cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều dịch vụ có thể khiến ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức các nguồn lực.

Chỉ tiêu thứ tư: Uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ Uy tín và thương hiệu của ngân hàng là những dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một NHTM. Thương hiệu là một loại tài sản của NHTM, thường được cấu thành từ một cái tên, hay các chữ, các cụm từ, một logo, một biểu tượng, một hình ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố trên. Uy tín và thương hiệu được thể hiện số năm hoạt động và chất lượng dịch vụ mà một NHTM cung cấp cho khách hàng. Một ngân hàng thương mại được gọi là có thương hiệu khi được nhiều khách hàng thừa nhận và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.

Các ngân hàng đều kinh doanh loại sản phẩm như nhau là sản phẩm tài chính, nhưng có các đặc trưng riêng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, càng nhiều chương trình khuyến mại là thu hút đông đảo khách hàng, chương lượng là tác phong chuyên nghiệp, luôn vui vẻ, phục vụ ân cần và tư vấn nhiệt

tình mang lại những tiện ích, nhanh chóng và chính xác giúp khách hàng hài lòng về sản phẩm mà họ đang sử dụng.

Chỉ tiêu thứ năm: Chất lượng nguồn nhân lực

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nguồn nhân lực cũng là yếu tố hết sức quan trọng, chứ không riêng gì lĩnh vực ngân hàng. Sở hữu một lực lượng lao động có trình độ cao, tràn đầy nhiệt huyết, trung thành,… sẽ tạo cho ngân hàng một lợi thế đáng kể trong cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng, giành giật thị phần với các đối thủ.

Khả năng thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc tốt cũng thể hiện đẳng cấp và danh tiếng của một ngân hàng thương mại trên thị trường; điều đó cũng cho thấy rằng, năng lực cạnh tranh của họ khá cao và sẽ càng gia tăng do kết quả của quá trình sử dụng nguồn nhân lực tốt đã thu hút được mang lại.

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong ngân hàng thương mại là chịu nhiều rủi ro vì vậy cán bộ, nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác KH và phương án vay vốn, dự tính biến động của các yếu tố như lạm phát, tỷ giá,… từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng để không vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong khâu thẩm định làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng.

Khi NH có đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp về NH, bởi dưới con mắt của KH thì Cán bộ Ngân Hàng chính là hình ảnh của NH. Khi KH cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếp, cách làm việc chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng thì họ chắc chắn sẽ còn tìm tới ngân hàng.

Giao dịch của NH chủ yếu là giao dịch trực tiếp giữa cán bộ ngân hàng với KH, nên nếu như chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng càng cao (thể hiện

ở tính chuyên nghiệp, thái độ phục vụ KH...) thì NH càng có tính cạnh tranh cao. Có thể nhận thấy biểu hiện của chất lượng nguồn nhân lực cụ thể số lượng và cơ cấu nhân lực trong ngân hàng.

Chỉ tiêu thứ sáu: Khả năng quản lý và cơ cấu tổ chức

Khả năng quản lý phản ánh khả năng điều hành, giám sát của ban lãnh đạo đối với việc duy trì, và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức lại là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực cho phù hợp với quy mô, trình độ, với đặc trưng cạnh tranh của thị trường.

Một NH có bộ máy quản lý, cùng một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho NH đó hoạt động với cách hiệu quả nhất, phát triển các DVNH nói chung.

Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, muốn thành công NH không thể không đổi mới cung cách quản trị NH theo lối tư duy chiến lược, từ đó tạo thế chủ động, không bị rơi vào tình thế lúng túng khi môi trường cạnh tranh thay đổi, đồng thời có thể sử dụng các nguồn lực của NH một cách hiệu quả. Thêm vào đó công tác quản lý không thể thiếu được hệ thống kiểm soát, giúp cho người quản trị biết được những điểm được và chưa được của các loại chiến lược kinh doanh đang thực hiện, từ đó tìm cách điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của toàn bộ tổ chức một cách có hiệu quả hơn.

Sự am hiểu thị trường và dự báo được những biến động của thị trường với độ chính xác cao, tầm nhìn dài hạn mới giúp cho ngân hàng xây dựng được các chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng,… phù hợp. Chiến lược phù hợp cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã dung hòa một cách hợp lý nhất sự am hiểu thị trường với những nguồn lực của chính họ. Mặt khác, sự phù hợp của các chiến lược là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ quản trị, điều hành của một ngân hàng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)