Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [9]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Bảo Việt Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 28 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [9]

a. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có đủ khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả ngăng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)…

Hệ số thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản

(1) Nợ phải trả

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn

(2) Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết mức độ an toàn trong dài hạn, chỉ tiêu này thấp thì các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán khác cũng thấp, do vậy dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện.

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán kịp thời, mức độ an toàn và tự chủ tài chính của doanh nghiệp tốt. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1 là tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để công ty huy động thêm vốn.

- Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn hoặc quá hạn.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh mà xác định khả năng thanh toán nhanh đo lường chính xác hơn khả năng thanh toán ngắn hạn do hàng tồn kho không được tính vào chi trả (khả năng tiêu thụ của hàng tồn kho thấp). Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoản toàn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh các khoản

Khả năng thanh toán nhanh = TSNH Nợ ngắn hạn (3)

nợ đến hạn, doanh nghiệp đang ở trạng thái an toàn. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, kéo dài liên tiếp qua các thời điểm, chứng tỏ doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nợ đến hạn, quá hạn và do vậy rủi ro lâm vào tình trạng phá sản có thể xảy ra.

Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh chúng ta chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu. Và như vậy có thể sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào lớn, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nhìn chung độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ. Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nêm chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời cao cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ, mức độ an toàn của doanh nghiệp ổn định, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

b. Chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Thứ nhất, vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền+ Tương đương tiền Nợ ngắn hạn (4)

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

(5) Các khoản phải thu trung bình

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Hệ số quay vòng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao có thể do phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.

+ Thời gian một vòng quay phải thu của khách hàng

Phát sinh nợ phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng được xác định theo công thức:

Thứ hai, vòng quay các khoản phải trả

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả nhỏ (các khoản phải trả lớn) chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn lớn, tuy việc chiếm dụng vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay nhưng sẽ làm giảm uy tín về quan hệ thanh toán của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Ngược lại nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ

Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng = 365

(6) Số vòng quay các khoản

phải thu

Số vòng quay các khoản phải trả =

Giá vốn hàng bán+ chi phí chung,

chi phí lãi vay+ chi phí quản lý (7) Phải trả người bán+ Lương, thưởng,

thuế phải nộp

tiêu này cao quá có thể do doanh nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước thời hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Hệ số quay vòng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao có thể do phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ.

+ Thời gian một vòng quay phải thu của khách hàng

Phát sinh nợ phải thu khách hàng là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp để thu hút khách hàng, tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khách hàng nợ nhiều trong thời gian dài sẽ chiếm dụng nhiều vốn của doanh nghiệp, vì vậy ảnh hưởng không tốt tới dòng tiền và suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng được xác định theo công thức:

Người phân tích có thể so sánh chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải trả với thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng mua hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải trả của mình. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kinh doanh

Thứ ba, Thời gian quay vòng của tiền Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

(8) Các khoản phải thu trung bình

Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng =

365

(9) Số vòng quay các

khoản phải thu

Thời gian quay vòng của tiền là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.

Thời gian quay vòng của tiền = Thời gian quay vòng kho + Thời gian PTKH

− Thời gian quay vòng khoản phải trả

Thời gian quay vòng của tiền càng cao thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động đầu tư khác. Doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí cho việc vay vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ cho mình.

Ngược lại nếu chỉ số này nhỏ nghĩa là khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp tốt.

c. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Thứ nhất, Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Vì vậy để tăng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu phản ánh khoản thu nhập ròng của công ty so với doanh thu của nó.

Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế,

chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Ngược lại chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần có các chiến lược đẩy nhanh công tác bán hàng và tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.

Thứ hai, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế

x100% (10) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao phản ảnh hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là một tiêu chí giúp nhà quản trị xem xét việc có nên đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng,… phục vụ cho việc kinh doanh.

+ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Sử dụng mô hình Dupont trong phân tích báo cáo tài chính nhà quản trị có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích mô hình Dupont các nhà quản trị sẽ đề ra được các biện pháp nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ tiếp theo.

Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu. Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích chỉ tiêu ROA, cụ thể như sau:

Hay, ROA=Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) × Số vòng quay của tài sản Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Thu nhập sau thuế

x100% (11) Tổng tài sản

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

x

Doanh thu

(12)

Doanh thu Giá trị bình quân tổng

tài sản

Giá trị bình quân tổng tài sản =

Tổng tài sản đầu năm+ Tổng tài sản cuối năm

(13) 2

Từ mô hình chi tiết ở trên có thể thấy để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, các nhà quản trị cần phải nghiên cứu và xem xét để tìm ra những biện pháp giúp nâng cao không ngừng khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận động của tài sản.

Muốn làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản lớn cần phải nâng cao số vòng quay của tài sản. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Doanh nghiệp cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tài sản, cần khai thác tối đa công suất của các tài sản đã đầu tư, giảm bớt hàng tồn kho.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần phụ thuộc vào tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần. Nếu doanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhuận thuần tăng. Để tăng quy mô vầ doanh thu thuần doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm chi phí như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp… Đồng thời giảm các khoản giảm trừ doanh thu và mở rộng thị phần.

Thứ ba, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn tự có trong doanh nghiệp. Vốn tự có là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tài chính một cách rõ ràng nhất, hữu hiệu nhất và tập trung nhất trong việc đạt được mục tiêu của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là thước đo hoàn hảo đánh giá sự thành công của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp

ROE = Lợi nhuận ròng

x100% (13) Vốn chủ sở hữu bình quân

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu ROE theo mô hình tài chính Dupont:

Muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể tác động vào 3 nhân tố:

Tỷ suất sinh lời của doanh thu – phản ánh trình độ quản lý doanh thu, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, có những chiến lược nhằm đẩy mạnh công tác bán hàng đồng thời cắt giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.

Số vòng quay của tài sản – phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp nhằm tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) – phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính mang tính tích cực khi tỷ suất lợi nhuận so với vốn cao hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp cần vay tiền để đầu tư tài sản góp phần nâng cao lợi nhuận. Áp dụng công thức Dupont vào phân tích ta có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm.

Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.

d. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay

Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả tiền vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay không, nhằm góp phần đảm bảo và phát triển vốn cho doanh nghiệp.

ROE = Tỷ suất SLời

Doanh thu x Số vòng quay của

tài sản x

Tổng TS

(14) Vốn

CSH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Bảo Việt Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)