CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Bảo việt Thái Nguyên
2.2.1 Kết quả đạt được
Ra đời trong bối cạnh thị trường bảo hiểm Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, trong đó bao gồm cả những hình thức cạnh tranh phi truyền thống và đang từng bước hội nhập với khu vực, thế giới, Công ty Bảo Việt Thái Nguyên là doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc Tập đoàn Bảo Việt có quy mô phát triển hàng đầu tại Việt Nam. Trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 Công ty đã ký kết được gần 20.000 hợp đồng bảo hiểm. Qua đó, Công ty Bảo Việt Thái Nguyên đã khẳng định được tiềm năng của mình trên thị trường và tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình.[9]
a. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Thái Nguyên
Trong 3 năm qua, Công ty Bảo Việt Thái Nguyên đã thu được hơn 130 tỉ đồng phí bảo hiểm gốc, đạt doanh thu hơn 80 tỉ đồng. Đây là một bước phát triển tương đối thuận lợi đối với một công ty bảo hiểm hoạt động trong một thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hình bảo hiểm. Ngoài ra, để góp phần tạo dựng hình ảnh, uy tín và quảng bá thương hiệu, Công ty đã cùng với 6 công ty bảo hiểm khác đóng góp chi phí cho nhiều công trình đảm bảo an toàn giao thông tại tỉnh, tài trợ hội thi lái xe giỏi, hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhằm thay đổi diện mạo, hình ảnh của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và góp phần tăng doanh thu. Sau hoạt động này, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã tăng trưởng mạnh và vươn lên trở thành sản phẩm chính của Công ty, luôn chiếm hơn 50% tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm hằng năm.
Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% - cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Đây cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Công ty với mức phí bảo hiểm 92,6 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2015 Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt trên 80 tỉ đồng, với mức tăng trưởng xấp xỉ 20%. Có được kết quả
này ngoài sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong việc xây dựng mạng lưới, phát triển nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, còn có sự đóng góp rất lớn của các nhà đầu tư trong việc mang sản phẩm bảo hiểm của Bảo Việt Thái Nguyên đến với khách hàng, gia tăng thị phần. Do số lượng hợp đồng mới tăng mạnh nên tất yếu dẫn đến chi phí hoa hồng bảo hiểm cũng tăng lên tương ứng, gấp 4 lần năm ngoái do đại lý tăng hoa hồng để cạnh tranh nên hiệu quả kinh doanh chưa thực sự cao. Bên cạnh đó là những khó khăn về thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tình hình tai nạn giao thông đường bộ, đường thuỷ ảnh hưởng đến chi phí bồi thường. Hiệu quả kinh tế đã cao hơn năm trước, với 1 đồng chi phí bỏ ra, Công ty thu lại được 0,83 đồng doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của Công ty vẫn còn cao, ở mức 36,65 tỉ đồng. Trong các nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty đã triển khai, bảo hiểm xe cơ giới đứng đầu với 50,3 tỉ đồng phí bảo hiểm, chiếm 55% doanh thu toàn Công ty và 3,14% thị phần.
Trong năm 2017, Công ty Bảo Việt Thái Nguyên vẫn tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Sau thời kỳ tăng trưởng đột biến trong những năm trước, Bảo Việt Thái Nguyên có mức tăng trưởng 20% - vẫn cao hơn mức bình quân 16% của toàn thị trường, đứng thứ 7 trong tổng số 12 công ty bảo hiểm tại địa bàn và chiếm 37% thị phần. Một trong những nguyên nhân khách quan làm giảm tốc độ tăng trưởng của Bảo Việt Thái Nguyên là do xu thế đầu tư bất động sản đang nóng dần lên và sự ổn định tăng trưởng của thị trường chứng khoán, cộng với sự biến động của đô la Mỹ và những đợt thay đổi lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Tổng phí bảo hiểm gốc trong năm này đạt 108,14 tỉ đồng, tăng 16% so với năm trước và đạt 90% so với kế hoạch đề ra. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là trên 80 tỉ đồng, tăng 49%. Tính đến cuối 2017, Công ty đã phát triển thêm 15 đại lý và nâng tổng số đại lý trực thuộc Công ty Bảo Việt Thái Nguyên lên thành 51 đại lý. Công ty tiếp tục tham gia chào các dự án xây dựng lớn, đặc biệt đã thành công trong việc thương lượng hợp đồng đồng bảo hiểm với các tổ chức đơn vị lớn trên đại bàn. Kết quả thành công này đã góp phần nâng cao uy tín, kinh nghiệm chuyên môn và năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Thái Nguyên.
Chất lượng hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm cũng đã được nâng cao tương ứng với sự phát triển chung, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh. Công ty
cũng tham gia vào 5 hội chợ, triển lãm tại các tỉnh thành trọng điểm, tài trợ có chọn lọc cho một số chương trình hội thảo, hội nghị và tiến hành các chiến dịch quảng cáo trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích quảng bá rộng khắp hình ảnh của mình. Với những nỗ lực này, Công ty đã nhận được giải thưởng “Nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia” do Cục sở hữu trí tuệ cấp. Tỷ trọng chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong năm 2017 đã giảm, chỉ còn chiếm 43,76% tổng chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với 1 đồng chi phí, Công ty thu về được 0,78 đồng doanh thu, hiệu quả kinh tế tính trên doanh thu này thấp hơn so với năm 2016. Đây là phản ánh xu thế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường bảo hiểm tại tỉnh Thái Nguyên.
b. Hiệu quả kinh tế trong các khâu
* Khâu khai thác:
Bảng phân tích dưới đây cho thấy hiệu quả kinh tế khâu khai thác của Công ty ngày càng giảm. Tốc độ tăng của doanh thu phí bảo hiểm không bằng với tốc độ tăng của chi phí bỏ ra. Chi phí khai thác của năm 2004 là 2,1 tỷ đồng, thu về hơn
30 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm. Nghĩa là với mỗi đồng chi phí bỏ ra, Công ty thu về 14 đồng phí bảo hiểm.
Bảng 2.4 Hiệu quả kinh tế khâu khai thác bảo hiểm
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Doanh thu phí BH gốc Chi phí khai thác Hiệu quả kinh tế
2015 30.117.438 2.138.163 14,08
2016 92.621.406 7.511.335 12,33
2017 108.136.485 14.677.064 7,367
(Nguồn: Cáo cáo thường niên công ty)
Năm 2016 mặc dù phí bảo hiểm khai thác được tăng gấp 3 lần năm trước nhưng chi phí bỏ ra lại cao gấp 3,6 lần. Sở dĩ như vậy là do trong năm này, thông tư 17/2015/TT-BCA được ban hành hướng dẫn thủ tục đăng ký xe mô tô không cần giấy chứng nhận bảo hiểm nên tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của toàn thị trường giảm sút, năm 2015 tăng trưởng 39,8% trong khi năm 2015 chỉ còn 18%. Đây lại là nghiệp vụ chính của nhiều công ty trong đó có cả Công ty Bảo Việt Thái Nguyên nên tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt với nhiều chương trình khuyến mãi lớn, giảm phí bảo
hiểm được các công ty áp dụng. Để không bị mất thị phần, Bảo Việt Thái Nguyên đã tích cực hơn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Năm 2017,Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục gia tăng. Sự phát triển chưa ổn định của thị trường chứng khoán, sự biến động tỷ giá ngoại hối, cạnh tranh từ phía các ngân hàng thương mại khiến chi phí khai thác bỏ ra nhiều nhưng doanh thu phí bảo hiểm thu lại không tăng tương ứng.
Ngoài ra, chi phí hoa hồng bảo hiểm trong khâu khai thác cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Năm 2015, chi phí hoa hồng là 2,29 tỷ đồng, chiếm 40,85% tổng chi phí liên quan đến hoạt động bảo hiểm. Năm 2016, tỷ lệ này giảm xuống còn 29,47%, chi phí hoa hồng là 8,67 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy tỷ lệ chi phí hoa hồng phải bỏ ra để thu được một đồng doanh thu của Bảo Việt Thái Nguyên đã giảm xuống, mặc dù nó vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
* Khâu bồi thường:
Bồi thường là vấn để trọng tâm của mỗi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Do bảo hiểm là một loại hàng hoá đặc biệt, khách hàng chỉ có thể cảm nhận được những lợi ích mà sản phẩm mang lại khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Năng lực, tính hiệu quả, tính xã hội trong khâu bồi thường của mỗi công ty sẽ phản đánh giá đúng chất lượng dịch vụ mà công ty đó cung cấp.
Qua 3 năm, số lượng hợp đồng bảo hiểm tăng dần. Tuy nhiên mức trách nhiệm chuyển sang năm tiếp theo vì thế cũng tăng lên. Trong năm, tại tỉnh nạn giao thông đường bộ tuy giảm về số lượng nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng kéo theo mức bồi thường của Bảo Việt Thái Nguyên cũng cao hơn so với trước
Bảng 2.5. Tỷ lệ bồi thường của Công ty qua các năm 2015 – 2017
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Doanh thu phí BH gốc Số tiền bồi thường Tỷ lệ bồi thường
2015 30.117.438 1.767.224 5,87%
2016 92.621.406 17.605.665 19%
2017 108.136.485 34.528.620 31,19%
Ngoài ra, số lượng hợp đồng mới lớn làm tăng trách nhiệm của Công ty. Đội ngũ nhân viên khai thác của Bảo Việt Thái Nguyên do chạy theo doanh thu mà coi nhẹ công tác kiểm tra giám định trước khi bán bảo hiểm nên nhiều hợp đồng được bán cho các đối tượng bảo hiểm không đạt yêu cầu. Đó là những lý do chính khiến chi bồi thường của Công ty tăng lên hơn 17 tỷ đồng, gấp 10 lần năm 2016. Trước tình hình này, để nâng cao khả năng tài chính cho phù hợp với mức trách nhiệm bảo hiểm, Công ty cũng đã bổ sung thêm 32,4 tỷ đồng, nâng Quỹ dự phòng nghiệp vụ lên 43,2 tỷ đồng.
Năm 2017, tình hình thiên tai tiếp tục gây thiệt hại, chủ yếu ở các, các dịch bệnh ở người và gia súc tái phát và lan rộng, biến động bất thường về giá xăng dầu cũng đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và mức bồi thường của Công ty.
Bên cạnh đó là sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông, cháy và xây dựng, đặc biệt gây thiệt hại về vật chất và con người. Giá phụ tùng xe máy và xe ô tô cũng tăng từ 10% đến 20%. Số lượng hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới
những tháng cuối năm 2016 chuyển mức trách nhiệm lớn sang năm 2017. Vì vậy, chi phí bồi thường năm 2015 đã tăng lên gấp hai lần là 34,5 tỷ đồng. Bảo Việt Thái Nguyên cũng đã trích thêm 11,46 tỉ đồng nâng tổng quỹ dự phòng tính đến hết tháng 12 năm 2017 lên thành 54,7 tỉ đồng.
* Hiệu quả sử dụng vốn
Qua 3 năm, Công ty đã 2 lần xin tăng vốn bổ sung từ Tập đoàn lên 110 tỷ đồng. Với số vốn này Công ty Bảo Việt Thái Nguyên không ngừng cố gắng tìm kiếm khách hàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017
1 Doanh thu 68.017 73.743 80.124
2 Lợi nhuận sau thuế 3.061 3.687 4.812
3 Vốn 72.000 86.000 110.000
4 Số vòng quay của vốn 0,11 0,278 0,463
5 Khả năng sinh lời của vốn 0,012 0,043 0,092
(Nguồn: Cáo cáo thường niên công ty)
Số vòng quay của vốn không ngừng tăng qua các năm, từ 0,11 năm 2015 tăng lên thành 0,463 năm 2017. Chỉ số này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng lên gấp hai lần mỗi năm. Về khả năng sinh lời của đồng vốn, năm 2015 cứ 1000 đồng vốn bỏ ra mới thu về được 12 đồng lợi nhuận. Năm 2016, con số này tăng lên 43 đồng lợi nhuận và năm 2017 là 92 đồng. Như vậy qua 3 năm, nếu xét về góc độ tăng trưởng thì khả năng sinh lời của vốn đã tăng lên hơn 7,5 lần nhưng khả năng sinh lời này còn quá thấp do chủ yếu lợi nhuận của Công ty thu được là từ hoạt động tài chính và còn phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
* Hiệu quả sử dụng lao động:
Việc đánh giá năng suất lao động là vấn đề luôn được các doanh nghiệp chú trọng hàng đầu. Đây là căn cứ để đánh giá năng lực, trình độ lao động và khả năng sử dụng lao động của doanh nghiệp, từ đó có thể xây dựng định mức, xác định chính sách đào tạo để nâng cao khả năng tạo doanhh thu cho doanh nghiệp.
Đến cuối năm 2017, Công ty có tổng cộng 60 cán bộ công nhân viên trong đó bao gồm 40 lao động chính thức. Bảo Việt Thái Nguyên đã ký kết Hợp đồng lao động có thời hạn với 15 cán bộ, ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn với 45 cán bộ. Số người có trình độ Đại học là 25%, Thạc sĩ là 41,6% và trình độ khác là 33,4%.
Với doanh thu phí bảo hiểm gốc trong năm 2017 là 108,163 tỷ đồng, năng suất lao động bình quân là 260 triệu đồng/người/năm. Về khả năng sinh lời, mỗi cán bộ mang lại 76,6 triệu đồng lợi nhuận cho Công ty. Nếu so sánh với mức năng suất trung bình 800 triệu đồng/người/năm của ngành thì mức năng suất này của Công ty chưa thực sự đạt được kỳ vọng. Hơn nữa, nhiều đơn vị trong Công ty không thực hiện được mức kế hoạch đã đề ra làm ảnh hưởng đến tình hình chung. Có thể nói, vấn đề sử dụng lao động của Bảo Việt Thái Nguyên vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả.