1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái Hồ Tây
1.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về Hồ Tây
Trong 10 năm gần đây, một số nhóm nghiêm cứu của Trường Đại học Xây Dựng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [6], Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN đã tiến hành quan trắc chất lượng nước Hồ Tây.
Các kết quả nghiên cứu về thủy lý – thủy hóa của nước Hồ Tây cho thấy:
Độ pH của nước Hồ Tây dao động khoảng từ 6,53 đến 8,34 hơi chuyển dịch về phía tính kiềm. Hàm lượng Nito tổng số dao động trong khoảng từ 1,32 mg/l đến 8,45 mg/l. Riêng hàm lượng NO2 đã xấp xỉ và cao hơn với tiêu chuẩn cho phép của TCVN 5942 – 1995 là 0,05 mg/l đối với nước mặt loại B. Tuy nhiên, hàm lương NO3 – N dao động từ 0,31 mg/l đến 7,84 mg/l thấp hơn chỉ tiêu cho phép (10-15mg/l) một khoảng tương đối lớn.
Ngoài ra, hàm lượng Photpho dao động từ 1,2 mg/l đến 4 mg/l cao hơn chỉ tiêu cho phép là 0,005 mg/l. Nhu cầu oxy hóa học (COD) dao động từ 33,5 đến 140 mg/l, giá trị COD mùa khô (tháng 12) cao hơn mùa mưa (tháng 8),
vượt quá giá trị cho phép của tiêu chuẩn nước mặt Việt Nam (dưới 35mg/l).
Điều này cho thấy nước Hồ Tây đang ở trạng thái ô nhiễm hữu cơ nhẹ.
Hàm lượng kim loại nặng như Cu, Mn, Fe, Cd,... trong nước Hồ Tây đều thấp dưới mức giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn cho phép của TCVN 5942 – 1995 từ hàng chục đến hàng trăm lần.
Với xu hướng chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ nhẹ, Hồ Tây có khả năng rơi vào tình trạng phú dưỡng chính vì vậy việc tiến hành quan trắc thường xuyên và đưa ra các biện pháp bảo vệ chất lượng nước trong tình trạng hiện nay là cần thiết. [2].
1.2.4.1. Các nguồn dinh dưỡng đổ vào Hồ Tây
Các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay về đầm hồ học đã tổng kết các nguồn dinh dưỡng tiềm năng đến hồ bao gồm: nguồn dinh dưỡng ngoại lai (external sources) và nguồn dinh dưỡng tự sinh (diffuse sources). Nguồn dinh dưỡng ngoại lai được phân biệt bởi nguồn dinh dưỡng điểm (point sources) và nguồn dinh dưỡng phân tán (diffuse sources). Nguồn dinh dưỡng điểm là nguồn thải dinh dưỡng từ các khu dân cư, các khu công nghiệp thải vào hồ qua các đường cống. Nguồn phân tán là nguồn thải vào hồ qua các quá trình rửa trôi, xói mòn do mưa và sử dụng nước trên vùng lưu vực vào hồ không theo hệ thống cống rãnh cố định. Trong trường hợp của Hồ Tây hiện nay, trên vùng lưu vực không có hoặc rất ít các nguồn thải công nghiệp có độc tố. Bởi vậy xem xét chất lượng nước từ các nguồn thải vào Hồ Tây là nghiên cứu và đánh giá các nguồn thải từ vùng lưu vực có các chất dinh dưỡng gây ô nhiễm hữu cơ cho hồ là chủ yếu.
Tại vùng lưu vực Hồ Tây, số lượng nguồn thải điểm theo các cống vào hồ rất lớn, nhưng cho tới nay, chỉ có thể thống kê được một số nguồn thải điểm nhất định. [6].
Bảng 1: Lượng nước thải của một số cống chính đổ vào Hồ Tây (theo Hồ Thanh Hải và cộng sự năm 2001)[6]
Cống Lưu lượng mùa đông
(m3/ngày)
Lưu lượng mùa hè (m3/ngày)
Tầu Bay 2592 17280
Cây Si 10281,6 35424
Đõ 3628 25920
Quảng Bá 173 1555,2
Khách sạn Tây Hồ 335
Khách sạn Thắng Lợi 320 3024
Trích Sài 5186 3024
Hầu hết các nguồn thải điểm này đều không qua một hệ thống xử lý nước thải nào khi đổ vào hồ.
Để tính hàm lượng Phốt pho tổng số (TP) được thải từ các nguồn thải điểm nói trên, một số nghiên cứu đã dựa trên các số liệu phân tích, tổng hợp các kết quả tính toán của công ty đầu tư khai thác Hồ Tây, các kết quả đo đạc của nhóm đề tài nghiên cứu về chất lượng nước Hồ Tây. Tổng hợp các kết quả này, lưu lượng nước thải qua các cống thải chính vào hồ dao động trong khoảng 12.000 – 15.000 m3/ ngày đêm.
Trên cơ sở lượng nước thải vào hồ tập hợp từ những số liệu dã có, kết quả tính toán lượng phốt pho từ một số nguồn thải điểm vào hồ Trúc bạch và Hồ Tây hàng năm cho thấy lượng Phốt pho từ một số các cống thải sinh hoạt chính của thành phố và một số cơ sở dịch vụ (nguồn điểm) vào Hồ Tây là rất lớn: từ 4780 đến 6857 kg Phốt pho trên năm.
Trong tổng số các cống đã được quan trắc ở Hồ Tây, cống Tàu Bay và cống Cây Si là 2 cống có lượng Phốt pho đổ vào hồ nhiều nhất. Trong đó cống Cây Si là cống nối giữa hồ Trúc Bạch và Hồ Tây trên đường Thanh Niên nên thông qua cống này một lượng Phôt pho đáng kể từ hồ Trúc Bạch
đã được chuyển sang Hồ Tây. Điều đó một mặt làm giảm bớt Phốt pho của hồ Trúc Bạch, đồng thời làm tăng Phốt pho của Hồ Tây.
Căn cứ vào giá trị giới hạn cho phép của TCVN 5942 -1995 về Phốt pho là 0,05 mg/l, có thể thấy hồ đang ở tình trạng vượt quá giới hạn cho phép.
Tuy nhiên, theo…., hàm lượng NO3-
của Hồ Tây tại khu vực gần bờ có giá trị khoảng 0,53 3,15 mg/l. Thấp hơn nhiều với tiêu chuẩn cho phép (loại B < 15mg/l). Hàm lượng NH4
+ nằm trong khoảng từ 0,078 – 4 mg/l tại các điểm gần bờ và giữa hồ. Hàm lượng Nito tổng số trong hồ giao động từ 1,32 – 8,45 mg/l. Tỉ lệ N/P dao động từ khoảng 0,76 – 7,37, chủ yếu với tỉ lệ N/P <5. Theo Vallentype (1983) tỉ lệ N/P cần thiết hình thành sinh khối tảo là 7, khi tỉ lệ N/P < 7, N trở thành yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của thực vật phù du. Như vậy, tại Hồ Tây hiện tượng phú dưỡng diễn ra với tính chất cục bộ tại một số khu vực xung quanh các cống thải nơi có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ và tỉ lệ N/P >7. Tại các khu vực có N/P < 7 hiện tượng phú dưỡng chưa xảy ra. [7]
Các nguồn thải chính theo con đường phân tán được phân biệt bao gồm:
Lượng dinh dưỡng từ khí quyển thông qua lượng mưa, trực tiếp đổ vào hồ. Lượng dinh dưỡng này liên quan tới tổng lượng mưa và diện tích bề mặt của hồ.
Lượng dinh dưỡng từ vùng lưu vực bao gồm từ đất với các loại hình sử dụng và mức độ thâm canh (nếu là đất nông nghiệp) số lượng người, số lượng gia súc, gia cầm…
Lượng dinh dưỡng từ trầm tích đáy quay trở lại hồ qua quá trình khoang hóa các chất dinh dưỡng dạng hạt, dạng keo tụ (đây cũng được coi là nguồn dinh dưỡng tự sinh của hồ).[6]
Từ những kết quả trên có thể thấy mối quan hệ hữu cơ giữa vùng lưu vực và chất lượng nước hồ. Các hoạt động của con người trong phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội ở vùng lưu vực tác động rất mạnh mẽ đến chất lượng môi trường nước hồ. Nếu các hoạt động trên vùng lưu vực được điều chỉnh hợp lý, các nguồn thải điểm được kiểm soát nghiêm ngặt và nhất thiết có hệ thống thu nhận và xử lý các nguồn thải điểm thì chất lượng môi trường nước Hồ Tây sẽ tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước và thủy vực.
Các điều kiện tự nhiên cùng với các điều kiện thủy lý hóa, các nguồn nước thải đổ vào hồ là những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh học của Hồ Tây.
CHƯƠNG 2