Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật bậc cao

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông Hồng (Trang 45 - 48)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây

3.1.5. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật bậc cao

Thực vật thủy sinh Macrophyta ở Hồ Tây trước đây có khoảng 18 loài phát triển mạnh ở vùng ven bờ [9]. Những thực vật này có thể chia thành 3 nhóm sinh thái: nhóm trôi nổi tự do, nhóm sống trong nước, nhóm có lá nổi

trên mặt nước. Đến nay thành phần về loài của thực vật thủy sinh Macrophyta cũng bị giảm đi. Theo một số tác giả thì nguyên nhân chủ yếu của việc các loài thực vật thủy sinh Macrophyta giảm có lẽ là do sự khai thác quá mức của con người và cũng có thể đồng thời do tảo phát triển mạnh, làm cho mật độ tảo và vi khuẩn lớn, độ đục cao vì vậy đã cản trở độ xuyên sâu của ánh sáng khiến cho các loài thực vật nhạy cảm với ánh sáng bị chết, dẫn đến số lượng của chúng giảm dần đi. Mặt khác để làm trong sạch lòng hồ, tránh ô nhiễm nên hàng ngày Xí nghiệp môi trường vẫn cử người đi thu dọn, vét hết bèo và rong rêu ở lòng hồ vì vậy hiện nay thực vật thủy sinh lớn ở Hồ Tây còn rất ít. Trong đó, thực vật thủy sinh lớn chủ yếu ở khu vực phía đông của hồ, Súng trước năm 2011 còn rất ít [10], ở phía cạnh Khách sạn Thắng Lợi, tuy nhiên hiện nay đã không còn nữa. Còn lại Bèo Tây và rong, còn không đáng kể. Ngoài ra có một số thực vật ngoại lai như cây Thủy Trúc...

mới xuất hiện do đề án của Viện Sinh thái và Nguyên sinh vật thực hiện năm 2011 [25].

Theo kết quả điều tra của chúng tôi, trong vùng lân cận và ven hồ đã xác định có 33 loài thực vật thủy sinh thuộc khu vực hồ Tây và xung quanh nằm trong 19 họ thuộc hai ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta) và Thực vật hạt kín (Angiospermae)(số lượng và thành phần loài được trình bày ở phụ lục 4). Trong thành phần Thực vật thủy sinh, đáng kể nhất là các loài thuộc Ngành thực vật hạt kín với 3 dạng sống:

1/ các loài nửa ngập nước (emergent) bao gồm các loài sen, súng, sậy…

2/ các loài ngập nước hoàn toàn (subergent) như các loài rong,...

3/ các loài sống trôi nổi (floating) như các loài bèo.

Các loài trước đây có mật độ số lượng cao như các loài Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum), Rong đuôi chồn (Myrriophyllum

aquatica), Bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) đến nay còn rất ít, chỉ còn sót lại ở một vài điểm ven hồ, còn phần lớn đã bị các nhân viên của Xí nghiệp Môi trường dọn sạch trong khu vực lòng hồ. Các loài tạo cảnh quan đẹp như Sen (Nenumbo nucifera), Súng (Nuphar pumilum), Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum)..., làm rau ăn như Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk.) cũng còn rất ít trong phạm vi nhỏ ở ven hồ.

Khu vực các loài thực vật thuỷ sinh còn tồn tại không nhiều, tập trung ở phần phía Bắc hồ nơi không bị tác động mạnh của dòng nước thải của các khu dân cư đổ ra. Như trên đã nêu cây Sen chỉ còn tồn tại ở khu vực phủ Tây hồ đến công viên nước với diện tích không lớn. Các nghiên cứu đã cho thấy thực vật ngập nước là một thành phần tự dưỡng trong hệ sinh thái thuỷ vực nước đứng dạng đầm, hồ, ao. Việc xuất hiện các nhóm thực vật ở nước ở một giới hạn nhất định sẽ không gây cảm giác trống trải, đơn điệu mà còn góp phần tạo một cảnh quan đẹp hài hoà cho thuỷ vực. Do đặc tính dinh dưỡng, thực vật ngập nước hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ có nguồn gốc ni tơ và phốt pho từ lớp trầm tích đáy (các nhóm rau, sen, súng, sậy, rong...) hoặc hấp thụ dinh dưỡng hoà tan trong tầng nước mặt (các nhóm thực vật sông trôi nổi như các loài bèo) bởi vậy hầu hết các nhóm thực vật ngập nước được xem như có khả năng làm sạch môi trường thuỷ vực rất tốt thông qua thu nạp các chất dinh dưỡng, các kim loại nặng và nhiều chất gây ô nhiễm khác, làm giảm hàm lượng các chất này trong nước, trong trầm tích của thuỷ vực.

Một năm trở lại đây, khu vực Hồ Tây cũng đã có một số cơ quan nghiên cứu như Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [25] đến đặt một vài bè thủy sinh vật gồm nhiều loại thực vật khác nhau có vai trò làm sạch nước hồ. Tuy nhiên số lượng đó rất ít, chỉ mang tính chất nghiên cứu chứ chưa đem lại hiệu quả đáng kể.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông Hồng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)