Kết quả phân tích chỉ số đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông Hồng (Trang 48 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Kết quả phân tích chỉ số đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành xác định chỉ số đa dạng của Shannon – Weiner (H’) và chỉ số phong phú loài Magalef (d) tại các điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy ở bảng 7 và bảng 8.

Bảng 7 : Biến động chỉ số đa dạng của Shannon –Weiner (H’)của thực vật nổi, động vật nổi, đông vật đáy của Hồ Tây

Chỉ số H’

Địa điểm lấy mẫu

Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8

TVN 1,373 1,038 1,1887 1,0537 1,067 1,054 1,205 1,14 ĐVN 1,147 1,071 1,168 1,093 0,917 1,072 1,043 1,125 ĐVĐ 1,089 0,9 1,213 0,956 1,168 0,956 1,32 1,242

Chỉ số Đa dạng loài H’ của thực vật nổi ở Hồ Tây trung bình đạt 1,14±

0,0115.

Chỉ số Đa dạng loài H’ của động vật nổi ở Hồ Tây trung bình đạt 1,08

± 0,005.

Chỉ số Đa dạng loài H’ của động vật đáy ở Hồ Tây trung bình đạt 1,1055 ± 0,023.

Qua bảng 5 cho thấy chỉ số đa dạng loài H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ trung bình trong khoảng 1<H’<1,5 cho thấy Hồ Tây kém đa dạng về thành phần loài sinh vật.

Sự biến động chỉ số H’ không chỉ phụ thuộc vào số lượng loài của sinh vật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tần suất xuất hiện của từng loài. Ở các đợt thu mẫu tại các điểm Đ2, Đ4, Đ6, có tổng số loài gần như là cao nhất (cụ thể: tại điểm Đ2 thực vật nổi có 26 loài, động vật nổi có 21 loài, động vật đáy có 13 loài. Tại điểm Đ4 thực vật nổi có 25 loài, động vật nổi có 18 loài, động vật đáy có 14 loài. Đ6 thực vật nổi có 28 loài, động vật nổi có 21 loài, động vật đáy có 13 loài) nhưng chỉ số H’ tại 3 điểm Đ2, Đ4, Đ6 lại là thấp nhất (Đ2 có H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ lần lượt là: 1,038; 1,071; 0,9. Đ4 có H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ lần lượt là: 1,0537; 1,093; 0,956. Đ6 có H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ lần lượt là: 1,054; 1,072; 0,956) chứng tỏ những điểm này rất nghèo nàn về thành phần loài và sinh lượng các loài sinh vật. Bên cạnh đó

tần số xuất hiện của các loài cũng không nhiều nên làm cho chỉ số đa dạng loài ở các điểm này thấp.

Bảng 8: Biến động chỉ số phong phú loài Magalef của thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy của Hồ Tây

Chỉ số D

Địa điểm lấy mẫu

Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8

TVN 1,821 2,254 2,2 2,162 2,477 2,389 2,195 1,91 ĐVN 2,177 2,513 1,921 2,123 2,515 2,524 1,8 2,876 ĐVĐ 2,83 2,365 2,365 2,63 2,831 2,428 2,561 2,297 Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của thực vật nổi Hồ Tây trung bình đạt 2,176 ± 0,0425

Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của động vật nổi Hồ Tây trung bình đạt 2,306 ± 0,114

Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của động vật đáy Hồ Tây trung bình đạt 2,538 ± 0,039

Qua bảng 6 cho thấy chỉ số phong phú loài Magalef (D) của thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy dao động từ 2 – 3. Cho thấy Hồ Tây kém đa dạng sinh học.

Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của động vật đáy lớn hơn chỉ số phong phú loài Magalef của động vật nổi và thực vật nổi. Cho thấy mật độ của động vật đáy đồng đều hơn mật độ của động vật nổi và thực vật nổi.

Như chúng ta đã biết chỉ số đa dạng Shannon - Weiner được sử dụng để so sánh sự đa dạng giữa các mẫu môi trường sống, so sánh giữa hai môi trường sống khác nhau hoặc so sánh trong một môi trường sống theo thời gian để thấy sự thay đổi đa dạng sinh học. Ngoài ra, chỉ số Shannon – Weiner chỉ ra mức độ ô nhiễm trong môi trường thủy vực.

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng Chỉ số đa dạng của Shannon -

Hình 9: Đồ thị so sánh chỉ số H’ , D động vật đáy tại các điểm thu mẫu Nhận xét:

Dựa vào đồ thị ta thấy 1<H’<2 cho thấy Hồ Tây đang bị ô nhiễm vừa mức α. Tại điểm D2 (gần cống Xuân La), D4 (gần cống Đõ) và D6 (gần cống Trúc Bạch) là 3 điểm có chỉ số H’ động vật đáy thấp nhất có 0<H’ <1 Qua đây cho thấy Hồ Tây đang bị ô nhiễm nặng tại các điểm gần cống Xuân La, gần cống Đõ, gần cống Trúc Bạch.

So sánh với kết quả năm 2011 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chỉ số Shannon – Weiner (H’) tại các điểm khảo sát trong hồ dao động trong khoảng từ 0,2 – 1,7 và tại các điểm W5, W6, W7 gần cống Trúc Bạch, W4 gần cống Đõ, 3, 4 gần cống Xuân La là những điểm có chỉ số đa dạng của Shannon – Weiner (H’) dưới 1, các điểm này đang bị ô nhiễm nặng. Qua đây cho thấy có sự tương đồng về kết quả nghiên cứu, tuy nhiên chỉ số đa dạng loài tại các điểm này theo viện sinh thái tính toán giá trị nhỏ hơn so với đề tài. Nguyên nhân có thể do đợt thu mẫu của chúng tôi vào lúc hồ không bị ô nhiễm nặng.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông Hồng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)