Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây
3.1.3. Kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy
Theo số liệu khảo sát thực tế tại Hồ Tây cuối năm 2012 và đầu năm 2013, ĐVĐ Zoobenthos ở Hồ Tây hiện có 48 loài trong đó: giáp xác Crustacea có 4 loài thuộc họ Atyidae; thân mềm Mollusca có 10 loài gồm: 3 loài họ Corbiculidae, 5 loài thuộc họ Unionidae, 1 loài họ Mytilidae, 1 loài họ Ablemidae; lớp giun ít tơ Oligochaeta có 25 loài gồm: 6 loài họ
Tubificidae, 2 loài họ Aeolosomatidae, 13 loài họ Naididae, 2 loài họ Hirudinidae, 2 loài họ Glossiphoniidae; lớp chân bụng có 9 loài gồm: 2 loài họ Lymnaiedae, 1loài họ Bithyniidae, 3 loài họ Thiaridae và 3 loài họ Viviparidae. Thành phần và số lượng loài được trình bày ở phục lục 3.
Hình 6: Tỷ lệ phần trăm thành phần loài, họ, bộ động vật đáy ở Hồ Tây Hình 6 cho thấy: số lượng loài của nhóm giun ít tơ là nhiều nhất chiếm (52%), sau đó đến chân bụng (chiếm 18,9%), thân mềm chiếm (20,8%) và ít nhất là giáp xác chỉ chiếm 8,3%. Đặc biệt, trong thành phần động vật đáy, theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh năm 1996 [13]nhóm ốc chiếm trên 80% sinh khối chung . Nhưng qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm ốc hiện chỉ còn với một số lượng rất ít giun ít tơ Oligochaeta chiếm ưu thế về số lượng của hồ. Nhóm giun ít tơ Oligochaeta thường chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm hữu cơ, đồng thời ốc Viviparidae lại chị cho môi trường nước sạch. Từ kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy Hồ Tây đang bị ô nhiễm hữu cơ và cấu trúc thành phần loài động vật đáy đã bị thay đổi so theo chiều hướng xuất hiện nhiều loài thích nghi với điều kiện ô nhiễm của hồ.
Theo các kết quả nghiên cứu về Hồ Tây đã được thực hiện trước đây của Nguyễn Xuân Quýnh năm 1996 [13], Hồ Thanh Hải năm 2001[7], thành phần loài thủy sinh vật hồ tương đối đồng nhất chủ yếu là các loài nội tại, ít có các loài ngoại lai thích ứng với điều kiện nước đứng, nhiều ánh sáng và oxy hòa tan. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy có sự thay đổi,
tan chỉ chủ yếu phân bố ở vùng nước nông ven bờ. Vùng giữa hồ và đáy hồ chỉ thấy ấu trùng muỗi và giun ít tơ là những loài thích nghi với điều kiện ít oxy và ánh sáng. Qua đó cho thấy, những thay đổi về môi trường sống đã dẫn đến thay đổi trong phân bố của các loài cũng như cấu trúc của quần xã động vật đáy trong Hồ Tây.
Hiện nay một số loài động vật đáy sống trong Hồ Tây không phải là những loài nội tại của hồ mà là loài ngoại lai như ốc bươu vàng, một số loài trai, ốc được thả vào hồ làm thức ăn cho cá hay động vật phóng sinh hàng năm. Như vậy, thành phần và số loài động vật đáy hiện tại biến đổi nhiều so với năm 1996 của Nguyễn Xuân Quýnh [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khách biệt về thành phần loài giữa vùng ven bờ và vùng giữa hồ, đáy hồ. Tại vùng ven bờ, mực nước thấp và có nhiều giá thể bám như cọc, đá và các cây thủy sinh (bèo, sen), thường xuất hiện nhiều loài động vật thân mềm như trai, trùng trục, hến, ốc và một số giáp xác như cua . Vùng giữa hồ và đáy hồ hầu như chỉ thấy các loài giun ít tơ và ấu trùng muỗi lắc.
Nhìn chung, số lượng loài thu được tại mỗi điểm thu mẫu là rất thấp, không có sự khác biệt về số lượng loài giữa các điểm thu mẫu, giữa các điểm gần cống thải và các điểm thu mẫu khác cũng như giữa các tháng thu mẫu.
Tại các cống thải của hồ, nơi chất lượng nước bị ô nhiễm rất nặng và nền đáy chủ yếu là rác thải mới, động vật đáy thường không xuất hiện nên phải tiến hành thu mẫu cách cống thải ít nhất 20m. Điều này cũng giải thích tính đồng đều về số lượng loài cũng như thành phần loài giữa các điểm thu mẫu định lượng trong hồ.
Theo số liệu khảo sát năm 1960 – 1961 mật độ động vật đáy dao động khoảng 640 – 3149 con/m2 và sinh khối dao động trong khoảng 2174 – 9244 g/m2. Theo kết quả nghiên cứu năm 1982 (Nguyễn Xuân Quýnh (1996) [13]
cho thấy sinh khối động vật đáy 12,8g/ m2 và mật độ 955 con/m2.
Theo nghiên cứu gần đây nhất năm 2011của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật mật độ ĐVĐ Hồ Tây dao động trong khoảng 74 – 4358 cá thể/ m2, trung bình là 1646 cá thể/ m2. Sinh khối ĐVĐ Hồ Tây dao động
trong khoảng 1,2 -96,3 g/m2, trung bình là 18,7 g/m2 [25]. Qua khảo sát của đề tài chúng tôi mật độ động vật đáy dao động trong khoảng 120- 200 cá thể/m2 , trung bình là 160 cá thể/m2. Giun ít tơ (55,21%) và ấu trùng muỗi (44,76%) là những loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về mật độ, các nhóm khác như ốc có mật độ thấp hơn nhiều (0,03%). Có sự biến động về động vật đáy tại các điểm thu mẫu và giữa các tháng thu mẫu nhưng không lớn. Nhìn chung động vật đáy có xu hướng tăng từ tháng 4 đến tháng 11, tăng theo thời gian từ mùa mưa đến mùa khô.
Sinh khối động vật đáy của Hồ Tây dao động trong khoảng từ 37–
70g/m2, trung bình là 52g/m2. Nhìn chung sự biến động về mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu và các tháng thu mẫu là không lớn. Chiếm ưu thế lớn về sinh khối là 2 nhóm ấu trùng muỗi lắc (61%) và giun ít tơ (35%), nhóm thân mềm bao gồm một số loài trai, trùng trục, ốc có sinh khối thấp hơn rất nhiều (4%).. Như vậy nếu so với các năm 1960 – 1961 thì thành phần động vật đáy Hồ Tây đã giảm đi rất nhiều cả về mật độ và sinh khối.