Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành thu mẫu: nước, sinh vật nổi, sinh vật đáy, cá tại 8 địa điểm nghiên cứu (hình 3).
Các phương pháp thu mẫu sinh vật:
Thu mẫu TVN
Mẫu định tính: Dùng lưới vớt TVN (dạng hình chóp, có đường kính miệng lưới là 30 cm, chiều dài 0,7m và đường kớnh mắt (lỗ) lưới 25 àm) kộo ngang theo hình số 8 tại điểm thu hoặc dọc theo bờ ao. Mẫu thu được chuyển vào lọ thủy tinh nút mài 125ml, đánh dấu mẫu và bảo quản bằng lugol 1%
hay Formaline 2%.
Mẫu định lượng: Lấy nước tại 8 điểm trong hồ, trộn chung 8 mẫu này (trong xô 40L), lọc mẫu qua lưới vớt thực vật nổi TVN rồi cho vào lọ 125 ml. Đánh dấu mẫu (ghi nhãn) và bảo quản bằng lugol 1% hay Formaline 2%.
Sau đó chuyển về phòng thí nghiệm, để lắng 24 - 48 giờ, rút bỏ bớt nước trong (hoặc pha loãng).
Thu mẫu ĐVN
Tại mỗi điểm thu mẫu động vật nổi, trước khi thu phải chọn vị trí thích hợp sao cho hướng quăng lưới cùng chiều gió, tránh vùng có nhiều rác và nông. Quăng lưới xa 5m, sau đó kéo nhẹ với vận tốc 0,5m/s (chú ý để miệng lưới ngập trong nước). Sau đó kéo lưới lên, đổ mẫu thu được vào lọ nhựa, cố định mẫu bằng Formalin 4 % rồi mang về phòng thí nghiệm phân tích.
Thu mẫu ĐVĐ kết hợp thu mẫu trầm tích
Thu mẫu định tính: vật được thu bằng Vợt ao (Pond Net) bằng cách sục vợt vào các đám cỏ, cây bụi thủy sinh ven bờ hoặc các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt nước.
Thu mẫu định lượng: vật mẫu được thu bằng gàu Petersen với diện tích ngoạm bùn là 0,02 m2. Tại mỗi điểm thu mẫu, thu 5 gầu. Dùng rây để lọc toàn bộ khối lượng bùn, dùng panh thu lấy vật mẫu.
Thu mẫu cá
Sử dụng nhiều loại lưới để thu mẫu. Lựa chọn loại lưới thu mẫu phụ thuộc vào đối tượng cần thu và nơi sống phù hợp cho việc vận hành loại lưới đó. Dọc khu vực bao vùng chuyển tiếp giữa các nơi sống nên sử dụng thêm lưới bén chắn ngang để thu mẫu của các nhóm cá di chuyển giữa các nơi sống.
Ghi chép đầy đủ các chi tiết về mẫu vật thu được (vị trí thu mẫu (tọa độ GPS), loại lưới thu mẫu, số lần kéo lưới, thời gian kéo...); Mẫu vật được gói trong túi nhựa PVC và bảo quản trong dung dịch formalin 8%.
Các phương pháp phân tích mẫu:
Phân tích mẫu TVN (Phytoplankton)
Mẫu định tính TVN được quan sát dưới kính hiển vi với pha tương phản và huỳnh quang. Mẫu nước dành cho nghiên cứu định lượng được lắng trong các ống đong hình trụ, qua nhiều giai đoạn trong vòng 48 - 96 giờ sau đó loại bỏ phần nước trên và giữ lại phần mẫu cuối cùng với thể tích 3 - 5 ml, thao tác này cần nhẹ nhàng và phải rất cẩn thận để tránh mất tế bào TVN
0,5mg/ml và quan sát đếm số lượng duới kính hiển vi huỳnh quang. Xác định mật độ tế bào theo phương pháp của UNESCO (1978). Sử dụng buồng đếm Sedgewick-Rafter có thể tích 1ml để lắng (3-5 phút) và đếm tế bào.
Tính hàm lượng carbon theo phương pháp của UNESSCO 1978.
Tảo silíc: Dựa vào hình dạng tế bào, hình dạng mặt vỏ và sự phân bố của vân trên bề mặt vỏ, kích thước của các trục, sự tạo thành các tập đoàn dạng chuỗi hay dạng khối.
Tảo hai roi: Dựa vào hình dạng tế bào, số lượng và cách sắp xếp của các mảnh vỏ theo công thức vỏ của Kofoid được cải biên bởi Taylor (1996), Steidinger (1997).
Tảo lam: Dựa vào hình dạng cơ thể (đơn bào, tập đoàn dạng khối hay dạng sợi), hình dạng tế bào và cấu trúc sợi (đặc biệt là hình dạng tế bào đầu ngọn hay gốc của sợi), vỏ bao sợi, sự phân nhánh của sợi hay vị trí, số lượng các tế bào dị hình (dị nang) trên sợi tảo.
Tảo lục: Dựa vào hình dạng cơ thể (đơn độc, tập đoàn), hình dạng tế bào, hình dạng thể màu.
Phân tích mẫu ĐVN (Zooplankton) Phân tích mẫu định tính:
+ Xác định thành phần loài bằng kính giải phẫu, kính hiển vi;
+ Rút nước đến thể tích khoảng 100 - 150ml. Đưa toàn bộ mẫu lên các đĩa đếm (10 - 15 đĩa);
+ Xác định đến nhóm trên kính giải phẫu;
+ Chọn các cá thể phát triển đầy đủ nhất đại diện cho từng nhóm để giải phẫu và xác định loài bằng kính hiển vi;
+ Loại bỏ cặn, rác bẩn trước khi đếm mẫu;
+ Lắc đều mẫu trong thể tích nước nhất định (100 - 150 - 200 - 250ml) tùy theo độ phong phú của mẫu;
+ Hút bằng ống hút 3 - 6 lần (mỗi lần 5ml) đưa vào buồng đếm, đếm
từng loài đến lúc số lượng thay đổi không đáng kể.
Phân tích mẫu định lượng
+ Phương pháp đếm số lượng:
● Nếu số lượng mẫu vật ít phải đếm toàn bộ;
● Nếu mẫu vật quá nhiều đếm toàn bộ những loài có kích thước lớn;
● Sau đó lấy một thể tích nhất định để đếm các loài còn lại;
+ Phương pháp khối lượng:
● Chọn riêng những loài động vật phù du là thức ăn cho cá để cân trọng lượng ẩm; Cân phải có độ nhậy ít nhất là 0,01mg;
● Loại bỏ cặn, rác bẩn trước khi cân mẫu bằng cân điện với độ chính xác 0,0001g;
● Lọc mẫu qua lưới lọc (mắt lưới 315μm);
● Thấm mẫu bằng giấy lọc đến độ ẩm tự nhiên;
Cân mẫu
Sinh vật lượng ÐVN được tính theo hai cách:
- Xác định trọng lượng carbon bằng cách đo kích thước từng loài để tính toán thể tích và hàm lượng carbon bằng cách sử dụng chương trình cơ sở dữ liệu PlanktonSys (version 1.0, 2003, Bioconsult, DK)
- Xác định số lượng bằng cách đếm mẫu đến loài dưới kính hiển vi soi nổi. Sinh vật lượng ĐVN được biểu thị bằng số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích (cá thể/m3) và trọng lượng carbon trên một đơn vị thể tích (mg/m3).
Định lượng ĐVN (Zooplankton): Dùng pipet lấy 1ml nước có chứa mẫu ở trong 20ml mẫu cho lên trên buồng đếm Sedgewick Raffter ở độ phóng đại 10X, 40X. Đếm trực tiếp bằng cách di chuyển lamen theo tọa độ từ trên xuống dưới từ trái qua phải.
Số lượng Zooplankton được tính theo công thức:
Trong đó : N0 là số lượng Zooplankton (con/m3) C là Số cá thể đếm được trên buồng đếm V’: số ml nước mẫu còn lại sau khi lọc V’’: Thể tích mẫu nước đã thu
Phân tích mẫu ĐVĐ (Zoobenthos) Tách mẫu trong phòng thí nghiệm:
+ Sau khi đối chiếu xong, tiến hành tách mẫu để chuẩn bị phân tích;
+ Mẫu định tính và định lượng được tách riêng.
Mẫu định lượng:
+ Cân mẫu ngâm cồn:
● Dùng cân tiểu ly có độ nhạy 0.01g để cân. Nếu mẫu còn dùng để tính khối lượng khô thì phải dùng thống nhất một cân có độ nhạy 0.01mg
● Trước khi cân, mẫu vật phải được đặt trên giấy thấm để hút đi phần nước bề mặt
● Khi cân khối lượng thân mềm không cần phải bỏ vỏ, nhưng cần thấm hết nước hay cồn ở trong vỏ
● Kết quả cân khối lượng mẫu vật phải được ghi vào bảng + Cân khối lượng khô:
● Sau khi đã cân xong khối lượng mẫu ngâm cồn, các loài hoặc nhóm loài của từng trạm phải được xử lý để lấy số liệu khối lượng khô;
● Dùng cân tiểu ly có độ nhạy 0,01mg để cân
● Trước khi cân, mẫu phải đem ra khỏi tủ sấy và để nguội trong các bình hút ẩm. Phải cân nhanh từng mẫu, kết quả thu được phải ghi ngay vào bảng ĐVĐ.
Mẫu ĐVĐ sẽ được định loại tại phòng phân tích mẫu. Độ phong phú của ĐVĐ thể hiện qua mật độ cá thể trên 1 đơn vị diện tích (số cá thể/m2).
Mật độ ĐVĐ trung bình tại mỗi điểm là trung bình cộng mật độ ĐVĐ của ba mẫu phụ thu tại điểm đó. Ngoài ra, sinh khối chung ĐVĐ (g/m2) cũng được
xác định bằng cách cân khối lượng ĐVĐ bằng điện Sartorius có độ chính xác 0,01g.