Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây
3.1.4. Kết quả điều tra khu hệ cá
Khu hệ cá Hồ Tây trước đây chịu ảnh hưởng của khu hệ cá sông Hồng. Theo GS. Mai Đình Yên (1999) [21], số loài cá có mặt ở Hồ Tây đều có thể gặp ở Sông Hồng là 27 loài chiếm 75%. Một số loài cá có thể khẳng định chắc chắn là di nhập từ sông Hồng vào là cá lành canh, cá chạch sông, cá vền, cá nhàng, vì những loài cá này không có mặt trong hồ. Nhưng những loài cá tự nhiên có những nét đặc trưng theo từng điều kiện sinh thái thích ứng. Có 3 nhóm cá thích ứng sinh thái chính:
- nhóm cá tầng đáy hồ như cá trê thuộc họ cá trê, lươn thuộc họ mang liền sông ớ đáy bùn.
- Nhóm cá tầng đáy và giữa thường là các loài cá diếc, cá dầu.
- Nhóm cá tầng mặt thường là các loài cá ăn thực vật như cá mè, cá mương.
mặt như cá diếc... song hầu hết các loài cá Hồ Tây khó tập trung thành đàn vì hồ luôn bị khuấy động. Chỉ ở những khu vực tương đối yên tĩnh, đáy hồ tương đối bằng phẳng như chùa Trấn Quốc đôi khi còn gặp đàn cá mè, cá trôi. Trong khu hệ cá Hồ Tây có một số loài thuộc sách đỏ như cá vền, cá trắm đen... Có một số loài mới mô tả như cá bống, cá dầu...
So sánh các kết quả nghiên cứu trước đây của Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh (2002)[14], Vũ Đăng Khoa (1996) [13], Mai Đình Yên (2001)[21] thành phần cá tự nhiên của Hồ Tây càng ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó thành phần cá nuôi ngày một tăng lên. Do việc nuôi thả và đánh bắt nên thành phần loài luôn bị thay đổi.
Theo Mai Đình Yên (2001) [21] khu hệ cá Hồ Tây có 39 loài thuộc 13 họ, trong đó họ cá chép Cyprinidae chiếm ưu thế với 23 loài (gần 50%). Các họ cá rô (anabantidae), cá quả (Ophiocephalidae), cá bống ao (Eleotridae), cá rô phi (Cichlidae) mỗi họ có 2 loài (chiếm 5,13%). Các loại cá còn lại như cá trê (Clarridae), họ cá nheo (Siluridae), họ cá sóc (Cyprinodonlidae), họ cá ngạnh (Bagridae), họ cá mang liền (Flutidae), họ chạch (Cobitidae), họ chạch sông (Mastacembelidae) và họ cá trổng (Engranlidae) mỗi họ có 1 loài (chiếm tỷ lệ 2,56%) thành phần và số lượng từng loài như sau[21]:
58.974%
2.564%
2.564%
2.564%
2.564%
2.564%
2.564%
2.564%
2.564%
5.128%
5.128%
5.128%
5.128%
Cyprinidae Anabantidae Ophiocephalidae Eleotridae Cichlidae Clariidae Siluridae Cyprinodonlidae Bagridae Flutidae Cobitidae Mastacembelidae Engranlidae
Hình 7: Khu hệ cá ở Hồ Tây (nguồn: Mai Đình Yên năm 2001)[21]
Tuy nhiên qua kết quả điều tra của đề tài chúng tôi hiện tại Hồ Tây có 48 loài cá thuộc 14 họ. Số lượng và thành phần loài cá được thể hiện ở phục
60,43%), họ cá rô phi 3 loài chiếm (6,25%), 4 họ gồm: họ cá bống đen, họ cá nheo, họ cá rô, họ cá quả mỗi họ có 2 loài (chiếm 4,17%), 8 họ còn lại họ cá trổng, họ chạch, họ cá ngạnh, họ cá trê, họ mang liền, họ chạch sông, họ cá bống trắng, họ cá sóc mỗi họ có 1 loài chiếm (2,08%). Được thể hiện như hình 8.
Hình 8: Khu hệ cá Hồ Tây năm 2013
Qua kết quả cho thấy các loài cá của Hồ Tây có tăng so với trước đây.
Nhưng chủ yếu là các loài ngoại lai không phải là loài bản địa. Các loài cá này được thả vào với mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong khu hệ cá Hồ Tây, cơ cấu đàn cá nuôi bao gồm các loài cá mè trắng, mè hoa, chép, trắm, trôi Ấn Độ chiếm ưu thế. Cá là nguồn lợi thủy sản lớn của Hồ Tây. Tại Hồ Tây, Công ty khai thác cá Hồ Tây đã tiến hành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản với sản lượng cá bình quân hàng năm khoảng 300 – 600 tấn.
Hàng năm, cá con được thả vào hồ từ 2,6 – 5,3 triệu cá giống các loại với mật độ trung bình là 6.822 con/ ha hoặc 46kg/ ha. Tổng số ước tính 2.200.000 – 2.500.000 con.
Thống kê sản lượng cá khai thác và tiêu thụ hàng năm từ 267 đến 438 tấn đạt năng suất 646 – 1170 kg/ha. Trong vòng 20 năm (từ 1979 – 1998) là 6579 tấn, trung bình 346 tấn/ năm: trong đó 16 năm (từ 1978 – 1994) là 4771 tấn, bình quân 298 tấn/ năm và 3 năm (1995 – 1998) đạt 1808 tấn, trung bình 600 tấn/ năm. Từ đó có thể thấy sản lượng cá khai thác từ năm 1979 đến
trung tâm du lịch của Hà Nội, là nơi danh lam thắng cảnh vì vậy nước hồ phải được giữ trong sạch. Nguồn lợi thủy sản của hồ theo thống kê ngày càng giảm, nó được thể hiện ở sản lượng khai thác cá Hồ Tây trong vòng 11 năm trở lại đây.
Bảng 6: Kết quả khai thác thuỷ sản ở hồ Tây trong vòng 11 năm trở lại đây (Đơn vị tính: kg)
Năm Tổng Sản phẩm
Các
loại cá Cá mè Cá Trôi
Cá chép,
trắm đen Dầu Tôm 2001 706846 686995 596766 11083 55274 23872 19851 2002 701546 677488 578386 14128 43379 41235 24418 2003 553791 533606 444916 16100 39216 33374 20185 2004 594896 580120 497515 15156 30519 37030 14676 2005 456104 442557 379894 5565 40476 16622 13547 2006 228086 209853 181859 4668 18535 14791 8233 2007 302769 289320 245922 25414 12708 5276 13449 2008 311884 306245 257245 28773 14333 5894 5639 2009 353894 350725 263045 55327 27732 6321 3169 2010 320288 316832 221782 67144 22382 5524 3456 2011 306863 306863 285510 17568 3785 0 0 2012 301283 301283 282040 16670 3567 0 0
(Nguồn: Công ty khai thác cá hồ Tây, 2012)
Theo kết quả bảng 6 cho thấy trong các loại cá nuôi ở Hồ Tây, cá mè (bao gồm cả mè hoa và mè trắng) cho năng suất cao hơn cả chiếm khoảng 70-85% sản lượng cá trong hồ, tiếp đến là cá trôi, cá trắm cỏ, cá chép và hiện nay cá trắm đen trong hồ còn rất ít. Sự ô nhiễm môi trường nước ở Hồ Tây những năm gần đây ngày càng tăng dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt và đặc biệt là trai ốc giảm đáng kể. Do ốc là nguồn thức ăn chính của cá trắm đen bị cạn kiệt nên rất hiếm gặp cá trắm đen, đặc biệt là trắm đen loại to.