Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư và bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 23 - 33)

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về cải thiện môi trường đầu tư 1.3.1.1. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của Singapore

Ngày nay, người ta luôn biết đến Singapore như một nước có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á cũng nhƣ

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thế giới gồm: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi, sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn... Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á, là nền kinh tế chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và là trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á... trong 11 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nền kinh tế Singapore đƣợc coi là phát triển nhất sở dĩ nhƣ vậy là từ giữa thế kỷ XX, Singapore đã thực hiện chiến lƣợc thu hút nguồn vốn đầu tƣ để phát triển kinh tế quốc gia.

Thành công đó trước hết là nhờ vào việc lựa chọn đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nhờ cơ cấu ngành hiện đại đó là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp nặng sau đó là công nghiệp điện tử. Hiện nay, không dừng lại ở việc hài lòng với thành công trong quá khứ, Singaore vẫn tiếp tục nỗ lực cố gắng cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh trong nước vì thế trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh Singapore luôn dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới.

Chính những bước cải cách kinh tế đó đã tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi tiến bước vào quốc gia này.Các nhà đầu tư yên tâm về hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư, việc tiếp cận các thị trường lao động, tài chính, công nghệ không những dễ dàng mà còn đáp ứng rất tốt về chất lƣợng, hơn thế nữa sức hút còn đến từ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao cấp luôn sẵn sàng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhà đầu tƣ. Cơ chế, chính sách của quốc đảo này đều hướng đến phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua việc Doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, nộp thuế và làm thủ tục xuất nhập khẩu qua mạng, chi phí đăng ký thấp, và cũng không yêu cầu số vốn tối thiểu để đƣợc phép thành lập doanh nghiệp.

25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, với những bước cải thiện môi trường đầu tư Singapore đã trở thành “thiên đường” giành cho những nhà đầu tư dù khó tính nhất bởi nó đảm bảo tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tƣ cũng nhƣ hạn chế các rủi ro đối với các dự án đầu tư khi hoạt động tại môi trường này.

1.3.1.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của Trung Quốc

Trung Quốc hiện nay là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới nhƣng khác với Singapore, Trung Quốc có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý...đặc biệt là có nền văn hoá đã phát triển rực rỡ và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia láng giềng. Tuy có dân số đông và diện tích rộng lớn có thể dưới góc độ Marketing thì Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng có thể thu hút các nhà sản xuất lớn trên thế giới song dưới góc độ quản lý hành chính lại gây ra những khó khăn về hiệu lực quản lý vì thế đó cũng là lực cản lớn đối với Nhà nước Trung Quốc trong quá trình điều hành nền kinh tế.

Nhƣng sự phát triển thần tốc của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã khắc phục đƣợc hạn chế về lãnh thổ trong quản lý. Không những vậy, những chính sách điều hành kinh tế của Trung Quốc còn rất phù hợp và biến đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương cụ thể. Do có những chính sách phù hợp nên môi trường đầu tư của Trung Quốc không ngừng đƣợc cải thiện, cụ thể nhƣ sau:

Trước hết, về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp ra quyết định đầu tƣ cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ về thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tƣ.

Sau khi có giấy phép đầu tƣ các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đƣợc giải quyết mau lẹ, các vấn đề giải phóng mặt bằng, cấp điện, cấp nước, đường giao thông, xử lý môi trường được giải quyết dứt điểm để nhà đầu tư yên tâm triển khai các hoạt động đầu tƣ.

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai, Trung Quốc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp hoạt động thuộc thành phần kinh tế nào.

Thứ ba, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và đảm bảo hạ tầng cơ sở cho các nhà đầu tƣ.

Thứ tƣ, kiên quyết chống tham nhũng để nâng cao hiệu lực của bộ máy công quyền.

Thứ năm, thiết lập thị trường thống nhất trên toàn quốc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ.

Với những nội dung trên, môi trường đầu tư của Trung Quốc không ngừng đƣợc cải thiện và Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới.

1.3.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của một số địa phương trong nước

1.3.2.1. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp: Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Năm 2008 tỉnh đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trên 40 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ và hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ: các chính sách về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề,…Những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ vào tỉnh đƣợc ban hành rất cụ thể. Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nếu nhà đầu tƣ đầu tƣ vào Lào Cai ngoài những ƣu đãi chung ra còn đƣợc tỉnh hỗ trợ về lãi suất ngân hàng, hỗ trợ đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ

27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tầng, cung cấp thông tin miễn phí về giá cả thị trường...; các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản, sản xuất kinh doanh chè...cũng được hưởng những ưu đãi khá hấp dẫn. Lào Cai còn đƣa ra các chính sách ƣu đãi ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ phát triển tại 4 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh...Tất cả đã đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nước hoan nghênh và ủng hộ.

Tỉnh đã thực hiện khá tốt và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc hoạch định và tổ chức thực hiện 7 chương trình công tác trọng tâm với 29 đề án ở tất cả các lĩnh vực, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề và 7 chương trình hướng về cơ sở. Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đến nay đã có 6 sở, ngành, 7/9 huyện, thành phố và 144/164 xã, phường, thị trấn thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai với chuyên mục “hỏi đáp” là kênh thông tin hữu ích và triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng đƣợc nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, ủng hộ. Chính quyền tỉnh cũng đã tập trung tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý cho hoạt động đầu tƣ, ban hành các quy định về cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tƣ, quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tƣ…

Tăng cường cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý và sự phối hợp của chính quyền. Cùng với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp là việc công khai các quy trình và thời gian giải quyết các thủ tục nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Chính vì vậy mà Lào Cai luôn đƣợc xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng PCI.

1.3.2.2. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Ninh

Nhìn vào chỉ số PCI của Bắc Ninh những năm qua, có sự đi lên khá vững chắc: Năm 2009, xếp thứ 10; năm 2010, đứng thứ 6 và năm 2011 tăng 4 bậc so với 2010. Để vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI của cả nước,

28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong nhiều năm qua, Bắc Ninh đã có những nỗ lực lớn trong việc cải thiện công tác điều hành kinh tế của chính quyền.

Đặc biệt, năm 2011, Bắc Ninh đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh, thông qua việc ban hành chính sách và tập trung chỉ đạo quyết liệt của tỉnh về cải thiện chỉ số PCI và thành lập các tổ công tác tập trung vào các lĩnh vực làm tăng điểm PCI. Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ sống còn trong phát triển kinh tế. Hàng năm, căn cứ vào từng chỉ số thành phần trong chỉ số PCI đƣợc công bố, UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, phân tích tìm ra những điểm mạnh, yếu trong môi trường kinh doanh của tỉnh, sau đó so sánh với các tỉnh xung quanh, từ đó có biện pháp chỉ đạo yêu cầu các ngành, các cấp chính quyền khắc phục.

Cùng với đó, tỉnh chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với những bước đi đột phá như xây dựng thành công mô hình “Một cửa và một cửa liên thông hiện đại” giúp doanh nghiệp và người dân tiết giảm tối đa thời gian, công sức, tạo tính công khai minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Tỉnh cũng đẩy mạnh đầu tư các trang web về công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là những vướng mắc về đất đai, mặt bằng sản xuất, nguồn lao động, chính sách thuế, an ninh trật tự,… Trong việc kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, tỉnh cũng làm hết sức thận trọng với kế hoạch rõ ràng, thống nhất giữa các ngành chứ không chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp…

Năm 2009, tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định 165 quy định trình tự thủ tục về đầu tƣ ngoài KCN. Đây đƣợc coi là chìa khóa thành công, cũng nhƣ tạo ra bước đột phá về tính minh bạch trong cải thiện môi trường đầu tư của Bắc Ninh.

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo đó, văn bản này quy định chi tiết bốn bước cần phải thực hiện của nhà đầu tư; hồ sơ từng bước gồm những gì, thời gian ra sao, cơ quan nào chịu trách nhiệm, thời gian bao lâu phải trả lời nhà đầu tƣ...? Sau khi quy định này ra đời, so với quy định chung của Chính phủ thì trình tự thủ tục đầu tƣ tại Bắc Ninh rút ngắn đƣợc một nửa. Thời gian tổng cộng để nhà đầu tƣ đi đến đích (tiếp cận đất đai) chỉ hơn 100 ngày, riêng đăng ký kinh doanh để khai sinh doanh nghiệp chỉ mất 5 ngày. Do tất cả thủ tục đều quy định thời gian cụ thể, nên không có chuyện các sở, ngành làm chậm, mà đều phải trả lời trước thời hạn quy định.

Tỉnh Bắc Ninh hiện có 4.800 DN, trong đó có 322 DN đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư nước ngoài 3,9 tỷ USD. Các thương hiệu lớn trên thế giới đã đầu tƣ tại đây nhƣ: Samsung, Canon... Năm 2011, dù khó khăn nhƣng Bắc Ninh vẫn thu hút đƣợc 5 triệu USD vốn FDI.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm vận dụng vào cải thiện môi trường đầu tư ở Thái Nguyên

Với những kinh nghiệm về cải thiện môi trường đầu tư của một số nước trong khu vực và địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học để áp dụng vào việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ sau:

Trước hết lãnh đạo cần xác định rõ những lợi thế, tiềm năng của địa phương và nắm bắt được xu thế vận động của các nguồn lực với hoàn cảnh bên ngoài để đƣa ra chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trong đó đƣa ra cơ cấu phát triển các ngành và thành phần kinh tế cho phù hợp (giống như trường hợp của Singapore) làm căn cứ để định hướng dòng chảy của vốn đầu tư. Đây chính là cơ sở để Thái Nguyên tận dụng những tiềm năng của mình khai thác lợi thế so sánh tham gia vào phân công lao động ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

Cũng giống như các địa phương có nền kinh tế mới nổi trong nước như Lào Cai và Bắc Ninh, môi trường đầu tư được đánh giá cao do họ đã tiến hành

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cải cách thủ tục hành chính ở mọi khâu và mọi cấp. Đó là việc quy định các thủ tục và trợ giúp nhà đầu tƣ trong việc cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế, khai báo hải quan, xin cấp giấy phép,… Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính cần có sự trợ giúp của các phương tiện và kỹ thuật hiện đại để tạo ra sự linh hoạt của nhà đầu tƣ trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công tạo ra sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian và chi phí không chính thức cho doanh nghiệp khi hoạt động dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Singapore. Do đó, kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên là cần cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ để tạo ra sự thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tƣ. Cải tiến quá trình cấp phép đầu tƣ và quản lý hoạt động đầu tƣ ở mọi khâu và mọi cấp. Nghiên cứu để mở rộng quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị chức năng để tạo điều kiện giải quyết kịp thời các yêu cầu, vướng mắc của chủ đầu tư và doanh nghiệp tránh không gây phiền hà cho nhà đầu tư và nâng cao được công tác quản lý đầu tư của địa phương. Bên cạnh đó, giống như các địa phương trên tỉnh Thái Nguyên cần chủ động xây dựng các chương trình để tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp lấy ý kiến để hoàn thiện các quy trình, thủ tục đầu tƣ theo nguyện vọng của nhà đầu tƣ. Từ đó, tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa nhà đầu tư với địa phương.

Song song với công tác cải cách thủ tục hành chính cần tiến hành đồng thời các biện pháp chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy công quyền vừa tạo hiệu quả cho nhà đầu tƣ vừa giúp cho việc giám sát và quản lý các hoạt động đầu tư của địa phương như Trung Quốc và Singapore đã làm.

Không những vậy, ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tƣ Thái Nguyên cần linh hoạt tạo ra cho mình các cơ chế, chính sách về đầu tư riêng của mình để tăng cường sự ưu đãi và trợ giúp nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống nhƣ Lào Cai đã thực hiện các chính sách

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 23 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)