MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 97)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2.1. Bổ sung, sửa đổi hệ thống chính sách tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút đầu tư

Với tầm quan trọng là yếu tố thu hút các nguồn đầu tư, môi trường pháp lý cần phải minh bạch và bình đẳng. Tạo đƣợc sự quan tâm đối với nhà đầu tƣ và tạo ra những tác động tích cực đến hoạt động đầu tƣ. Cho nên cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát lại quy hoạch, cơ chế chính sách, quy trình thủ tục đầu tư ở các Sở, ngành, địa phương có liên quan đến đầu tư để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, các quy định không rõ ràng

Thứ hai, Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành chủ động và phối kết hợp trong việc theo dõi, giám sát việc thực thi pháp luật về đầu tƣ và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Ban hành các văn bản

88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy định và hướng dẫn theo luật mới được Quốc hội thông qua và Nghị định của Chính phủ sửa đổi hoặc ban hành mới có liên quan tới đầu tƣ, kinh doanh.

Thứ ba, Công khai quy trình thủ tục thuê đất, giá thuê đất mới, công khai các dự án vận động theo lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước Đồng thời, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng hạ tầng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và cơ chế cho thuê đất ở các khu công nghiệp nhỏ; Tạo cơ chế chính sách, xử lý linh hoạt về việc thực hiện, chuyển đổi đa dạng hoá hình thức đầu tƣ để tăng khả năng lựa chọn hoạt động đầu tƣ cho chủ sở hữu vốn.

Thứ tư, đảm bảo những quyền và lợi ích của doanh nghiệp và chủ đầu tư khi hoạt động trong môi trường pháp lý tại địa phương đặc biệt khi địa phương chú trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao không để xảy ra tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu thông qua công tác giám sát, kiểm tra thị trường. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn, phổ biến văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng để thực hiện tốt.

Có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường.

Cuối cùng, định kỳ tiến hành lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và nhà đầu tư để đánh giá về sự thuận lợi của môi trường pháp lý và xác định đó là cơ sở để tiến hành bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện môi trường pháp lý.

4.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Môi trường pháp lý chỉ thuận lợi nếu như có sự thống nhất việc thực hiện giữa các chính sách đầu tƣ với các thủ tục hành chính cụ thể, nói cách khác công tác cải cách hành chính hỗ trợ trực tiếp cho việc triển khai các quy định và chính sách đầu tƣ. Do đó, thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính là một biện pháp quan trọng đối với công tác cải thiện môi trường đầu tư. Với Thái Nguyên cần tiến hành cải cách hành chính liên quan đến đầu tƣ trên các nội dung sau:

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đầu tiên về mặt tổ chức, thực hiện việc kiện toàn các cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, công chức bảo đảm mỗi công việc đều có một cơ quan cụ thể giải quyết. - Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp, phân quyền trong hệ thống hành chính từ tỉnh tới cơ sở.

Tinh giản bộ máy và biên chế một cách cơ bản, Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn cụ thể của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy hành chính công những cán bộ kém phẩm chất, biến chất, hoặc không đủ năng lực giải quyết nhiệm vụ. Quan tâm giải quyết thoả đáng quyền lợi của công chức nhất là về thu nhập, tạo điều kiện làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước. Cần Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động dịch vụ công. Tách hẳn quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động bình đẳng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tập trung rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính, các giấy phép, các quy định không cần thiết; sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, cấp ƣu đãi đầu tƣ, cấp đăng ký kinh doanh theo Luật đầu tƣ và Luật doanh nghiệp năm 2005 nhằm giảm thiểu thời gian thành lập doanh nghiệp và chi phí tham gia thị trường; Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” về đầu tư và cơ chế “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh và đầu tƣ.

Thứ ba, phải tăng cường năng lực chính quyền các cấp, mở rộng dân chủ, phát huy sức sáng tạo của người dân phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Hiện đại hoá công tác hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu qủa cải cách hành chính; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tƣ, đồng thời xác lập đƣợc chế độ trách nhiệm cụ thể trong từng bước công việc; Ban hành quy định thống nhất trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động đầu tƣ trong một văn bản, mô hình hóa các bước công việc trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”

Thứ tư, cần quy định cụ thể nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ

90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức tƣ vấn khi tiếp nhận các đề nghị của nhà đầu tƣ. Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân khi xảy ra những sai sót hoặc chậm trễ khi giải quyết công việc, quy định rõ hình thức khắc phục để giảm thiểu những phiền hà và tránh gây ra những ách tắc cho hoạt động đầu tƣ.

4.2.3. Tập trung cải thiện hạ tầng cơ sở, giải phóng mặt bằng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố phục vụ trực tiếp hoạt động đầu tƣ nên cần phải cải thiện yếu tố này theo hướng hiện đại hoá đáp ứng đầy đủ yếu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và chủ đầu tƣ. Do đó các biện pháp để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cụ thể nhƣ:

Đầu tiên, Tập trung nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong sự gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền trong các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương và nhân dân nhận thức sâu về tầm quan trọng và quyết tâm phấn đấu việc xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội, chỉnh trang đô thị, tạo ra cơ chế thống nhất để phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giải phóng mặt bằng nhanh là trọng tâm để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi về đất cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp thực hiện dự án.

Thứ hai, tiến hành thu hút đầu tƣ xây dựng cở sở hạ tầng cho các Khu công nghiệp bằng cách đổi mới nội dung và phương thức thu hút đầu tư phát triển hạ tầng. Cần có những biện pháp tạo nguồn vốn bên cạnh những biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp. Bởi vậy, có thể xem xét xây dựng cơ chế bảo lãnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có thể khai thác nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển hạ tầng Khu công nghiệp.

91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, thực hiện tốt chính sách đất đai để đáp ứng nhu cầu thuê đất cho các doanh nghiệp trong KCN bằng cách hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đất đai trên theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp trên cơ sở đảm bảo thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nghiên cứu đề xuất cơ chế giảm giá cho thuê đất công nghiệp tại các Khu công nghiệp, đồng thời đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp thuê đất công nghiệp, thuê hạ tầng Khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp.

Thứ tư, Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào Khu công nghiệp. Về cơ bản các Khu công nghiệp dự kiến đƣợc phát triển đã đƣợc quy hoạch trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội nói chung. Nhưng trong qúa trình triển khai thực hiện các quy hoạch thường không đồng bộ tạo ra những khó khăn nhất định trong phát triển các Khu công nghiệp. Do vậy khi hình thành và phát triển các Khu công nghiệp cần có những biện pháp chỉ đạo, cơ chế chính sách đảm bảo thực hiện đồng bộ giữa phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào các Khu công nghiệp.

Thứ năm, Tập trung đầu tƣ hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn để phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các Khu công nghiệp. Hình thành hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối cũng như định kỳ tiến hành các hoạt động hội chợ, triển lãm để cường sự giao lưu liên kết cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đồng thời, từng bước nâng cấp hệ thống thông tin hiện đại, hình thành cơ sở kỹ thuật cho thị trường vốn đảm bảo đáp ứng yêu cầu vốn, thanh toán cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở khám chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho người lao động và phục vụ cộng đồng.

Thứ sáu, Các Sở, Ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay công tác kiểm tra, rà soát

92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và thực hiện nghiêm các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án không có khả năng triển khai hoặc chƣa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã đƣợc giao để chuyển cho các dự án đầu tƣ mới có hiệu quả hơn.

Đồng thời trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc bồi thường giải toả và giao đất cho Nhà đầu tƣ theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tƣ sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lƣợng lao động, đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế, đồng thời cũng tăng tính hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư tại Thái Nguyên. Với một hệ thống trường Đại học, cao đẳng và trung học nghề đứng thứ 3 trong cả nước do vậy rất thuận lợi trong công tác đào tạo nghề; với một nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân lành nghề có kỹ thuật, các nhà quản lý có trình độ sẽ rất thuận lợi cho hợp tác liên doanh với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên cũng cần phải phải chú trọng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình công nghệ giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng lao động tại chỗ trong việc triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại. Để không ngừng nâng cao chất lƣợng lao động đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, với công tác đào tạo: Đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cần tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phương thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để thoả mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, các đơn vị kinh tế và của người lao động;

Mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật từ các nguồn tài trợ, các dự án của các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài;

mời chuyên gia sang đào tạo... để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động. Còn với việc đào tạo lao động quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng

93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp vụ, những tri thức mới có tính chất liên ngành, để ngoài việc am hiểu về nghiệp vụ điều hành, chỉ đạo các đơn vị kinh tế ở các cơ sở cần có sự hiểu biết sâu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế đáp ứng nhu cầu mới của quá trình đổi mới kinh tế; Đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước phải đƣợc nâng cao chất lƣợng trên cơ sở đƣợc tiêu chuẩn hoá.

Thứ hai, cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo (trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, xuất khẩu lao động ra nước ngoài và các địa phương bên ngoài nhằm thu nhận kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh tiên tiến hơn...). Cùng với đó là việc tăng cường mở rộng quy mô dạy nghề, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, tăng cường số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề; Đầu tư xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm, từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Thứ ba, tạo điều kiện để các cơ sở sử dụng lao động có thể cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp ở ngoài nước, tham gia các lớp bồi dưỡng. Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có chính sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách hỗ trợ cho các sinh viên người Thái Nguyên đang học ở các trường đại học và dạy nghề, có ý định về quê làm việc. Sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để các cán bộ giỏi, người Thái Nguyên đang công tác ở các nơi trở về quê hương làm việc.

Thứ tư, Để đảm bảo có đƣợc đội ngũ lao động chuyên nghiệp, tay nghề cao cần khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương thông qua việc tuyển chọn nhân lực, qua các cuộc thi tay nghề của các hiệp hội ngành hàng.Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho người lao động. Bên cạnh đó, tiến hành thu hút các chuyên gia giỏi, lao động trình độ cao từ bên ngoài, đặc biệt là của Hà Nội vào những lĩnh vực ƣu tiên mà lực lƣợng tại chỗ còn quá mỏng, chƣa đáp ứng yêu cầu bằng việc cam

94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết thực hiện các điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn.

4.2.5. Tiến hành xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh địa phương

Trên cơ sở các quan hệ đối ngoại sẵn có, giữa địa phương và các địa phương khác ở trong và ngoài nước. Tích cực giao lưu, trao đổi để tăng cường sự hiểu biết về văn hoá, lịch sử, con người và các tiềm năng của địa phương thông qua công tác xúc tiến vận động đầu tƣ đặc biệt trong việc thu hút đầu tƣ nước ngoài. Bởi lẽ nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ phần lớn đều thiếu thông tin, nhất là các thông tin về các tỉnh miền núi nhƣ Thái Nguyên; họ ít có thời gian để gặp gỡ trực tiếp các đối tác Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng. Công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc thông qua các hoạt động chính sau đây:

Thứ nhất, tăng cường phát hành các ấn phẩm giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên, về các tiềm năng và các cơ nội đầu tƣ của tỉnh; về các chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ khi đến Thái Nguyên thực hiện các dự án đầu tƣ.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về các đề tài đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên. Đây là những dịp tốt để các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp xúc trực tiếp với người Thái Nguyên, hiểu biết về các chủ trương, chính sách của tỉnh và khả năng hợp tác. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ với các chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ; kèm theo danh mục các dự án ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ.

Thứ ba, phải thường xuyên cập nhật thông tin để truyền tải tới các nhà đầu tư trên toàn thế giới thông qua Internet. Xây dựng và tăng cường các trang Website của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp của tỉnh với nội dung thông tin đầy đủ và phong phú hơn để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chủ trương, chính sách, điều kiện ưu đãi đầu tư của tỉnh, các dự án kêu gọi đầu tư. Cần tiến hành xây dựng chương trình truyền giới thiệu tiềm năng của

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)