CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
3.2. Thực trạng môi trường đầu tư ở Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2011
3.2.4. Môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên nhìn nhận từ phía doanh nghiệp
Qua nghiên cứu điều tra, phỏng vấn 333 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy: Môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên đang dần được cải thiện, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội; đƣợc Lãnh đạo tỉnh đặc biệt
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quan tâm. Tuy nhiên, môi trường đầu tư vẫn đang còn bộc lộ nhiều yếu kém, sau đây là cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua:
3.2.4.1. Chi phí của doanh nghiệp tham gia thị trường.
30 12
8
0 5 10 15 20 25 30 35
Số ngày chờ cấp GCNSD đất Số ngày đăng ký
KD Số ngày đăng ký
KD bổ sung
Số ngày
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.6: Một số chỉ tiêu gia nhập thị trường
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp, thời gian để hoàn tất đăng ký thành lập doanh nghiệp mới là 12 ngày, thời gian thực hiện sửa đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh mất 8 ngày. Tuy lâu hơn so với quy định tại Nghị định số 43 của chính phủ ban hành tháng 4-2010, song ngoài thời gian tiếp nhận và trả kết quả, thời hạn này đã tính thêm cả thời gian doanh nghiệp chuẩn bị để có một bộ hồ sơ hợp lệ. Hiện nay, ở nhiều địa phương khác, để có đủ cơ sở pháp lý đi vào hoạt động, doanh nghiệp mới thành lập mất 7 ngày, còn doanh nghiệp sửa đổi bổ sung đăng ký kinh doanh mất không quá 3 ngày làm việc. Đây cũng là cơ sở thực tiễn tốt để Thái Nguyên có thể tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cải cách trong đăng ký kinh doanh thời gian tới.
Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 17,42% số doanh nghiệp cho biết họ cần phải có thêm các giấy phép khác. Điều đáng mừng là thời gian giải
61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyết hồ sơ cho các lính vực kinh doanh có điều kiện nhƣ kinh doanh xăng, dầu, gas,… hoặc yêu cầu bổ sung nhƣ đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, chứng nhận đủ điều kiện về môi trường… ở Thái Nguyên năm vừa qua không chiếm quá nhiều quỹ thời gian của doanh nghiệp. Có lẽ vì vậy mà không một doanh nghiệp nào phải chờ hơn 1 tháng hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động. Đây là bước cải thiện mạnh mẽ và rất đang khích lệ.
Chỉ tiêu cuối cùng trong Gia nhập thị trường là số ngày chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo kết quả điều tra, Thái Nguyên đạt đƣợc tiến bộ ấn tƣợng khi đã rút ngắn thời gian chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp xuống còn một nửa, từ 60 ngày (2010) xuống còn 30 ngày (2011) 3.2.4.2. Điều kiện về đất đai và mặt bằng kinh doanh.
16.21
67.27 18.32
55.25
0 20 40 60 80
Có giấy CNQSDĐ Cho rằng khung giá đất phù hợp với
TT
Không gặp cản trở về mặt bằng KD Tin tưởng nếu NN thu hồi đất sẽ được
đền bù thỏa đáng
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.7: Một số chỉ tiêu Điều kiện về đất đai và mặt bằng kinh doanh.
Trước hết, một số chỉ tiêu trong lĩnh vực đất đai đã có dấu hiệu cải thiện tích cực. Tỷ lệ doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 67,27%.
Doanh nghiệp đƣợc khảo sát cũng đánh giá mức độ ổn định trong sử dụng đất đai và mặt bằng kinh doanh tốt hơn trước.
62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có 16,21% doanh nghiệp tin tưởng nếu Nhà nước thu hồi đất họ sẽ được đền bù thỏa đáng, có hơn một nửa số doanh nghiệp cho rằng khung giá đất của tỉnh phản ánh đúng giá thị trường. Mặt bằng kinh doanh vẫn còn là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp khi tỷ lệ không gặp phải cản trở chỉ đạt 18,32%.
Có thể thấy, quản lý đất đai của địa phương theo cảm nhận của doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến việc thế chấp ngân hàng thường nhận được khoản vay không phản ánh đúng giá trị tài sản của họ.
Không ổn định nơi an cư lạc nghiệp, lo sợ thiệt thòi khi đền bù và sợ vướng vào những quy hoạch khiến doanh nghiệp e dè, không mạnh dạn đầu tƣ và hệ quả là việc phát triển KT-XH ở dưới tiềm năng. Sự nhiệt tình của cán bộ công quyền tỷ lệ nghịch với cấp độ quản lý đang là một cản trở lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên.
3.2.4.3. Tính minh bạch trong quản lý và khả năng tiếp cận thông tin
8.1
85.58 16.22
40.53
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Phải sử dụng mối quan hệ để tiếp cận thông
tin tài liệu
Thương lượng các khoản thuế phải nộp là cần thiết
Có thể tham gia vào quá trình tư vấn, phản biện chính sách
Có thể dự đoán được việc thực hiện CS&PL của tỉnh
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.8: Một số chỉ tiêu của tính minh bạch
Kết quả điều tra doanh nghiệp cho thấy: chỉ 8,1% doanh nghiệp cho rằng có thể thường xuyên dự đoán được tình hình thực thi các quy định tại địa phương, 16,22% cho rằng có thể tham gia vào quá rình tƣ vấn, phản biện chính sách
63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣng lại có tới 77,2% doanh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu của tỉnh là “thấp” và “rất thấp”; việc phải sử dụng “mối quan hệ” để tiếp cận thông tin, tài liệu kế hoạch cũng ở mức rất cao (85,58%). Điều này cho thấy, Tỉnh không chỉ thiếu minh bạch công khai về các thông tin, tài liệu hay các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà việc thực thi các quy định tại tỉnh cũng rất hạn chế và doanh nghiệp rất khó đoán biết. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Thương lượng các khoản thuế phải nộp là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh” cũng ở mức cao, lên đến 40,53%.
Có thể nói, môi trường kinh doanh minh bạch sẽ góp phần tăng lòng tin vào hiệu quả quản trị của cơ quan quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đồng thời, tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các nhóm doanh nghiệp khác nhau. Vì thế, theo kết quả điều tra thấy đƣợc một dấu hiệu đáng lo ngại về môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Thái Nguyên. Điều này sẽ có tác động to lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân.
3.2.4.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
10.21
18.31 24.62
26.72 32.73
0 5 10 15 20 25 30 35
Cán bộ NN làm việc hiệu quả hơn Thủ tục, giấy tờ giảm Số lần xin dấu và chữ ký của DN giảm Phí và lệ phí của nhiều thủ tục giảm Sử dụng hơn 10% thời gian thực hiện
quy định NN
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cải cách hành chính
64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo kết quả điều tra, một số chỉ tiêu trong Chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước của Thái Nguyên có sự cải thiện tương đối khả quan. Rõ nét nhất là tỷ lệ doanh nghiệp dành trên 10% quỹ thời gian trong năm để tìm hiểu và thực hiện các quy định hành chính. Năm vừa qua, chỉ có 10,21% doanh nghiệp sử dụng hơn 10% tổng thời gian làm việc để tìm hiểu và thực hiện các quy định của Nhà nước. Điều này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân ở Thái Nguyên đang ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực không ngừng cắt giảm thời gian doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan địa phương.
Điều tra cũng cho thấy, số cuộc thanh tra trung bình, tính chung cho tất cả các cơ quan trong tỉnh, trong 3 năm chỉ là 1 cuộc. Tuy nhiên, thời gian trung bình cho mỗi đợt thanh tra thuế vẫn rất dài (13 giờ). Bên cạnh đó, chỉ 32,73%
doanh nghiệp cho rằng cán bộ địa phương làm việc hiệu quả hơn.
Năm 2011, một tỷ lệ rất khiêm tốn là khoảng 24.62% doanh nghiệp cho rằng số lần đi lại xin dấu và chữ ký của doanh nghiệp giảm. Đặc biệt, chỉ 18,31% cho rằng phí và lệ phí của nhiều loại thủ tục giảm. Cả 2 tiêu chí này đều thấp hơn mức công bố năm 2010. Có thể nói, công tác cải cách hành chính chƣa tạo đƣợc cảm nhận tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ít nhất mô hình “một cửa” áp dụng trong cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục tại tỉnh đang chứng tỏ hiệu quả vƣợt trội. Cũng nhóm tiêu chí trên, cứ trong 10 doanh nghiệp đã sử dụng mô hình “một cửa” có 4 doanh nghiệp cho rằng cán bộ địa phương làm việc hiệu quả hơn, 5 doanh nghiệp cho rằng thủ tục, giấy tờ giảm. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với nhóm doanh nghiệp không thực hiện thủ tục hành chính qua mô hình “một cửa”. Đây có thể là gợi ý cho Thái Nguyên trong thời gian tới, nên tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh áp dụng và nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả của mô hình
“một cửa” khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.5. Chi phí không chính thức.
8.1
40.84
55.25
75.68
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Phải trả chi phí không chính thức
Phải chi hoa hồng để có hợp đồng với cơ quan NN
Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến
Phải trả chi phí không chính thức trong ĐKKD
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.10: Một số chỉ tiêu của chi phí không chính thức
Theo số liệu điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức trong dăng ký kinh doanh chỉ có 8,1%. Điều này có đƣợc chính nhờ những cải cách trong lĩnh vực gia nhập thị trường, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh mà cộng đồng doanh nghiệp tỉnh không những tiết kiệm đƣợc thời gian mà còn tiết kiệm đƣợc chi phí để nhanh chóng có đủ cơ sở pháp lý để đi vào hoạt động.
Tuy vậy, diễn biến của một số chỉ tiêu còn lại trong Chi phí không chính thức đang là báo động đáng lo ngại trong môi trường kinh doanh của Thái Nguyên. Có tới hơn 75% doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức, hơn 40% doanh nghiệp cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến. Đồng thời, hơn một nửa số doanh nghiệp cho biết cần phải chi hoa hồng khi tham gia đấu thầu để có đƣợc hợp đồng với các cơ quan Nhà nước.. Kết quả này cho thấy, tình trạng tham nhũng đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp và gây tổn hại đến niềm tin vào bộ máy quản lý địa phương.
66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.6.Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương
46.85 32.73
16.22
0 10 20 30 40 50
Lãnh đạo tỉnh có hiểu biết PL Tỉnh có thái độ tích cực với khu vực KT của mình Lãnh đạo tỉnh rất sáng tạo trong khuôn khổ PL
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.11: Một số chỉ tiêu của tính năng động và tiên phong Theo kết quả điều tra, chỉ có 46,85% doanh nghiệp tại Thái Nguyên cho rằng, quan chức tỉnh có hiểu biết về pháp luật đủ để linh hoạt, tìm ra cách thức giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Tương tự, chỉ có 16,22% doanh nghiệp cho biết lãnh đạo tỉnh rất sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết các trở ngại cho doanh nghiệp. So sánh kết quả này với số liệu đã công bố của những năm trước, có thể thấy niềm tin của doanh nghiệp vào năng lực của lãnh đạo Tỉnh có sự giảm sút rõ rệt. Cảm nhận về thái độ tích cực đối với các khu vực kinh tế tƣ nhân cũng có nhiều biến động, không ổn đình qua nhiều năm.
Kết quả điều tra năm 2011 cũng cho thấy, cứ 3 doanh nghiệp dân doanh thì mới có một doanh nghiệp đồng ý rằng tỉnh có thái độ tích cực đối với khu vực kinh tế của mình. Có thể nói, cả ba chỉ tiêu của Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đều thay đổi theo chiều ngƣợc lại so với những cải cách trong lĩnh vực này những năm trước.
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Loại dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Đã sử dụng dịch
vụ
Dịch vụ do tƣ nhân cung cấp
Sẽ tiếp tục sử dụng lại Tìm kiếm thông tin kinh doanh 32,73% 37,61% 44,95%
Tƣ vấn thông tin pháp luật 36,64% 31,97% 27,87%
Tìm kiếm đối tác kinh doanh 22,52% 45,33% 18,67%
Xúc tiến thương mại 37,53% 26,40% 16,80%
Công nghệ và dịch vụ liên quan 24,62% 41,46% 8,54%
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 loại dịch vụ (tìm kiếm thông tin kinh doanh, tƣ vấn thông tin pháp luật, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến thương mại, công nghệ và dịch vụ liên quan) thì chất lượng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh đƣợc đánh giá cao hơn cả, dù chỉ 37,61% doanh nghiệp sử dụng loại dịch vụ này của nhà cung cấp tƣ nhân, song đến 44,95% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tửc dụng lại. Ở phần lớn các chỉ tiêu còn lại, cảm nhận của doanh nghiệp tham gia khảo sát là tương đối tiêu cực. Trong 333 doanh nghiệp đƣợc hỏi, chỉ có 36,64% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Tƣ vấn thông tin pháp luật, và cũng chỉ có 31,97% doanh nghiệp trong tổng số này sử dụng dịch vụ do tƣ nhân cung cấp. Do chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nên chưa đầy 28% doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì sử dụng. Đánh giá tương tự cũng đƣợc ghi nhận ở dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh, Công nghệ và các dịch vụ liên quan, và đặc biệt thấp nhất ở dịch vụ xúc tiến thương mại.
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.8. Đào tạo lao động và hỗ trợ tuyển dụng
42.95
68.77 53.15
0 20 40 60 80
Chất lượng lao động Giáo dục phổ
thông Đào tạo dạy nghề
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.12: Chất lƣợng đào tạo dạy nghề và GD phổ thông Tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về chất lƣợng lao động tại Thái Nguyên đạt gần 70%. Đánh giá chất lƣợng giáo dục phổ thông và đào tạo dạy nghề đã có những tín hiệu tích cực. Hơn 53% doanh nghiệp cho rằng chất lƣợng giáo dục phổ thông là Tốt và rất tốt, hơn 42% đánh giá cao chất lƣợng đào tạo nghề tại tỉnh. Tuy vậy, những kết quả này thực sự chưa tương xứng với lợi thế là một trong số những trung tâm đào tạo lớn trong nước.
53.15 34.46
19.21
0 10 20 30 40 50 60
Đã sử dụng dịch vụ Dịch vụ do tư nhân
cung cấp Sẽ tiếp tục sử dụng
dịch vụ
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.13: Dịch vụ tìm kiếm và giới thiệu việc làm
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mặc dù số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm và giới thiệu việc làm ở mức khá cao 53,15%, nhƣng chất lƣợng dịch vụ lại không tốt, khi chỉ có 19,21% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ này.
Những kết quả này cho thấy, trong thời gian tới Thái Nguyên cần chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
3.2.4.9. Thiết chế pháp lý
71.47 22.52
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Tin hệ thống tòa án khi giải quyết tranh chấp Tin có cơ chế để phản ánh các hành vi sai trái
của CBCC
Tỷ lệ DN
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2011
Biểu đồ 3.14: Một số chỉ tiêu thiết chế pháp lý
Theo kết quả điều tra, doanh nghiệp dân doanh hoạt động tại Thái Nguyên đang dành nhiều niềm tin hơn vào hệ thống toà án tỉnh. Hơn 2/3 số doanh nghiệp bày tỏ họ tin tưởng hệ thống toà án, thi hành án,…của tỉnh sẽ bảo vệ các quyền lợi và tài sản trong hợp đồng khi xảy ra tranh chấp liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Dù chƣa đạt mức cao nhƣng kết quả điều tra năm nay cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp vào hệ thống toà án đang đƣợc phục hồi. Ngƣợc lại, tỷ lệ doanh nghiệp tin có cơ chế giúp phản ánh các hành vi sai trái (nếu có) của cán bộ công chức vẫn ở mức rất thấp, chỉ đạt 22,52%.
Ở một số chỉ tiêu đáng lưu ý khác, hệ thống thiết chế pháp lý của Thái Nguyên cũng chƣa dành đƣợc nhiều thiện cảm của doanh nghiệp. Thời gian để giải quyết một số vụ kiện còn dài, trung bình mất hơn 2 năm, gấp 6 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Song ít nhất, doanh nghiệp ở đây chỉ phải chi