Định hướng cải thiện môi trường thu hút đầu tư ở Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 87)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

4.1. Định hướng cải thiện môi trường thu hút đầu tư ở Tỉnh Thái Nguyên

Tháng 12 năm 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra nghị quyết 34/2010/NQ-HĐND thông qua kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2015. Trong giai đoạn này, Thái Nguyên xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh tập trung vào “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, Tỉnh đã xác định 08 nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Trong đó, có một số nhiệm vụ gắn trực tiếp với việc thúc đẩy, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh địa phương. Cụ thể, đó là việc “Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao thương hiệu, quảng bá hình ảnh địa phương để thu hút đầu tư đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế” và “tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và từng sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu”; “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhằm phát huy đƣợc các nguồn lực của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh đã xác định 18 chỉ tiêu chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế, có những chỉ tiêu quan trọng sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng năm từ 12-13%. Trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13,5%; nông lâm nghiệp tăng 4,5%.

- Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt đƣợc nhƣ sau: công nghiệp – xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông lâm nghiệp 15%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên.

- Phát triển mạnh kinh kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phấn đấu kim nghạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%

- Phấn đấu tốc đọ phát triển doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm 20%

trở lên (thành lập mới khoảng 500-600 doanh nghiệp/năm)

Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, ƣớc tính nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2011-2015 của Thái Nguyên cần khoảng 50.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tỉnh đã xác định cần có các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung huy động các nguồn vốn sau: vốn ngân sách Nhà nước (trung ương, địa phương, vốn ODA), vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn trong dân cƣ, vốn FDI, vốn tín dụng…

Nguồn vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015 khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm 24% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Để tăng nguồn vốn này, Thái Nguyên xác định cần phải: Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới, tạo

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

môi trường cho người dân bỏ vốn vào đầu tư sản xuất. Đây cũng chính là việc xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp tới sản xuất xuất và kinh doanh tại tỉnh, từ đó góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Gắn với điều kiện cụ thể của địa phương mặc dù có những kết quả tốt đẹp đã đạt được như kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển, quốc phòng an ninh ổn định, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên; và tồn tại cả những hạn chế như tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, một số vấn đề xã hội bức xúc chƣa đƣợc giải quyết kịp thời, hoạt động của hệ thống chính trị còn một số mặt hạn chế, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Bên cạnh đó, khi xem xét môi trường chung trên phạm vi rộng và quá trình thu hút các nguồn vốn đầu tư trong tương lai để phát triển kinh tế, xã hội để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tác giả nhận thấy còn tiềm ẩn những cơ hội và nguy cơ nhƣ:

- Về cơ hội, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hoá, các địa phương cùng với cả nước đang ráo riết duy trì và thiết lập các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Bởi vậy, Thái Nguyên cũng từng bước tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế trên cơ sở khai thác những lợi thế cạnh tranh của mình nhƣ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật… đó là những lợi thế có đƣợc nhờ sự ƣu đãi của thiên nhiên và trải qua quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ở những thời kỳ trước. Những lợi thế cạnh tranh mà Thái Nguyên đang sở hữu chính là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong điều kiện những rào cản đối với sự lưu thông tư bản và hàng hoá đang đƣợc loại bỏ dần và gia tăng các hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư quốc tế. Mặc dù nguồn nhân lực của Thái Nguyên được đánh

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá là lợi thế song ở thời điểm hiện tại khi tham gia vào phân công lao động quốc tế Thái Nguyên xác định chỉ tham gia vào những công đoạn nhất định ở trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm phù hợp với trình độ và chất lƣợng của nguồn nhân lực địa phương. Tuy nhiên trong tương lai không xa khi hoạt động đầu tƣ phát triển đặc biệt là đầu tƣ quốc tế thông qua các hình thức chuyển giao kỹ thuật sẽ nâng cao trình độ KHCN của địa phương từ đó thúc đẩy sự phát triển trình độ và chất lƣợng lao động dần biến lợi thế nguồn nhân lực chất lƣợng cao trở thành lợi thế tuyệt đối và thu hút đầu tƣ vốn vào các công đạo có hàm lƣợng công nghệ và sử dụng lao động kỹ năng cao.

Trong quá trình thu hút đầu tƣ quốc tế cùng với sự thay đổi cách thức tham gia vào phân công lao động quốc tế ở các công đoạn khác nhau sẽ hình thành cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hiện đại dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế hiện đại làm gia tăng kết quả và hiệu quả đầu tƣ đến lƣợt nó thu hút sự quan tâm của các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế của địa phương tham gia tái đầu tƣ mở rộng sản xuất và các nguồn vốn đầu tƣ khác ở trong nước. Trên cơ sở thu hút vốn đầu tư cho phép khai thác các lợi thế cạnh tranh của địa phương ở thời điểm hiện tại sẽ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho thị trường cho các ngành sản xuất cơ bản của địa phương. Từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công nghiệp địa phương phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ để phục vụ tốt hơn các yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Cùng với xu thế toàn cầu hoá, là sự hoàn thiện khung khổ của cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các loại thị trường hoạt động có hiệu quả. Việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường cho phép phát huy các mặt tích cực của các quy luật trên thị trường và giảm tối đa các rào cản hạn chế kết quả và hiệu quả đầu tƣ. Bên cạnh đó, Nhà nước tạo ra các chính sách đầu tư của Nhà nước ngày càng cởi mở, thông thoáng

85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn hướng đến sự minh bạch và bình đẳng, không ngừng nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại để thu hút đầu tư do đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư trên cả nước và Thái Nguyên.

- Nhưng song hành với các cơ hội là những thách thức đặt ra cho Thái Nguyên trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư.

Trước hết, Thái Nguyên cần xác định đang có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong nước và giữa các quốc gia. Bởi tất cả các địa phương đều nhận thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư với phát triển kinh tế, xã hội cho nên cũng tiến hành hàng loạt các biện pháp để tăng cường sức hấp dẫn cho nền kinh tế. Trong khi đó, nền kinh tế Thái Nguyên bản thân chƣa phát triển đến trình độ cao so với cả nước cho nên sức hấp dẫn mới chỉ ở dạng tiềm năng. Vì vậy, có thể coi đây là trở ngại lớn trong việc “chạy đua” để thu hút vốn đầu tƣ.

Mặt khác, dòng chảy của vốn đầu tƣ có tính quy luật là tìm nơi đầu tƣ có hiệu quả cao, mà một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tƣ đó là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Yếu tố này, ngay thời điểm hiện tại còn chưa phải là thế mạnh của địa phương mà còn là yếu tố làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư đối với cả đối với các nhà đầu tư địa phương vì làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng các dòng vốn trong tỉnh chảy ra các địa phương khác.

Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá bên cạnh mặt tích cực còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư. Đó là do sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ của các nền kinh tế, cho nên những sự phát triển bất ổn định của kinh tế khu vực và thế giới có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển vốn đầu tư từ các nước ngoài, ảnh hưởng đến các thị trường và kết quả đầu tư. Từ đó Thái Nguyên cũng xác định đây là thách thức không nhỏ đối với địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Với những cơ hội và thách thức đó đã đặt ra cho Thái Nguyên việc phải

86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đưa ra những định hướng có tính chỉ đạo để đón nhận những cơ hội và hạn chế nguy cơ từ phía môi trường đầu tư trong việc thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế địa phương.

4.1.2. Định hướng cải thiện môi trường đầu tư

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; huy động tối đa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài để phát triển, đặc biệt là các địa phương trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; phấn đấu đƣa tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Cần tiến hành cải thiện môi trường đầu tư theo các hướng sau:

Một là, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên cơ sở gợi ra những kết quả tốt đẹp từ quá trình đầu tư. Từ đó nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện để địa phương bắt nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia và tham gia vào phân công lao động quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phương.

Hai là, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh là trên cơ sở vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể tạo ra những khác biệt về cơ chế, chính sách ưu đãi để môi trường pháp lý lành mạnh, có những chuyển biến theo hướng tiếp cận với các thông lệ chung của cả nước và quốc tế. Trên cơ sở đó các nhà đầu tư so sánh và đưa ra các quyết định đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ba là, để thực hiện cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tích cực hơn, cung cấp các dịch vụ công có chất lượng cao và hiệu quả làm chuyển biến sâu sắc toàn diện tình hình kinh tế - xã hội và

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo hình ảnh Thái Nguyên năng động, đổi mới.

Bốn là, xác định cải thiện môi trường là làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để sử dụng triệt để các nguồn lực của địa phương, khai thác các lợi thế so sánh để tham gia vào phân công lao động ở phạm vi quốc gia và khu vực từ đó thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm là, cải thiện môi trường đầu tư thực hiện trên cơ sở có sự đồng thuận của toàn Đảng bộ, toàn nhân dân tỉnh Thái Nguyên; có sự phối hợp của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương; có sự hợp tác sâu, rộng của các lực lƣợng ở trong tỉnh và ngoài tỉnh từ đó tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của địa phương.

Với các định hướng cụ thể ở trên, Tác giả đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)