CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với Thái Nguyên Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Compertitiveness Index - PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) từ năm 2005.
Là một trong những điều tra xã hội học lớn và toàn diện nhất cả nước, PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế dân doanh, gồm gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Nghiên cứu PCI cũng xây dựng chỉ số đánh giá chất lƣợng cơ sở hạ tầng cấp tỉnh, vốn được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư và tăng trưởng.
PCI không nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học đơn thuần hay để biểu dương những tỉnh xếp hạng cao hoặc phê bình những tỉnh xếp hạng thấp. Thay vào đó, chỉ số PCI cố gắng cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố, giúp họ xác định đƣợc lĩnh vực và cách thức cải cách điều hành kinh tế hiệu quả nhất.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên 2.3.2.1. Chi phí của các doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường
Chỉ số thành phần này đo thời gian một doanh nghiệp cần để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và nhận đƣợc mọi loại giấy phép, thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.
2.3.2.2. Điều kiện về đất đai và mặt bằng kinh doanh
Chỉ số thành phần này đƣợc tính toán dựa trên hai khía cạnh về đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt - việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và khi có đất
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rồi thì doanh nghiệp có đƣợc sự đảm bảo về sự ổn định, an toàn trong sử dụng đất hay không. Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinh doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nước hay không và đánh giá việc chuyển đổi đất tại địa phương. Khía cạnh thứ hai bao gồm đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất (ví dụ những rủi ro từ việc bị thu hồi, định giá không đúng, thay đổi hợp đồng thuê đất) cũng nhƣ thời hạn sử dụng đất.
2.3.2.3. Tính minh bạch trong quản lý và khả năng tiếp cận thông tin
Chỉ số thành phần này đánh giá khả năng mà doanh nghiệp có thể tiếp cận những kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp luật cần thiết cho hoạt động kinh doanh, tính sẵn có của các loại tài liệu, văn bản này; liệu chúng có đƣợc đƣa ra tham khảo ý kiến của doanh nghiệp trước khi ban hành và tính có thể dự đoán đƣợc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, mức độ tiện dụng của trang Website của tỉnh đối với doanh nghiệp.
2.3.2.4. Chi phí thời gian của doanh nghiệp để thực hiện các quy định của Nhà nước
Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
2.3.2.5. Chi phí không chính thức
Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương
Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ƣơng cũng nhƣ trong việc đƣa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
2.3.2.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp.
2.3.2.8. Đào tạo lao động và hỗ trợ tuyển dụng
Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
2.3.2.9. Thiết chế pháp lý
Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có đƣợc doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn