Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên (phân tích bằng ma trận SWOT)

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 81)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

3.3. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên (phân tích bằng ma trận SWOT)

3.3.1. Ma trận SWOT

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Điều kiện vị trí địa lý và tự nhiên thuận lợi;

- Cơ chế, chính sách đang dần đƣợc hoàn thiện;

- Nguồn nhân lực dồi rào; Có nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực

- Khu, cụm công nghiệp đang đƣợc hình thành và phát triển

- Giàu tài nguyên thiên nhiên

- Hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tƣ và phát triển DN đƣợc ban hành

- Kết quả cải cách hành chính còn chậm trễ và phiền hà; chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu - Thiếu vốn và mặt bằng cho sản xuất;

- Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập - Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu

- Doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu, trình độ còn hạn chế

- Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập;

- Triển khai các dự án chậm trễ;

- Cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

- Có đường cao tốc mới Thái Nguyên – Hà Nội

- Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng cao;

- Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực - Đƣợc sự quan tâm của Đảng và NN;

- Nguy cơ tụt hậu so với cả nước;

- Sản phẩm thiếu sức cạnh tranh;

- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng gia tăng;

- Sự phát triển chênh lệch giữa các địa phương;

- Tệ nạn xã hội ngày càng tăng;

- Thiếu nguồn lực có chất lƣợng cao

73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.2. Phân tích điểm mạnh

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nên sự tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao và thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài lớn.

Đƣợc Lãnh đạo tỉnh quan tâm và chỉ đạo sát sao, đã có nhiều hoạt động quảng bá mời gọi các nhà đầu tƣ nhƣ: Thành lập Ban giải quyết nhanh các vấn đề của doanh nghiệp; thành lập Trung tâm tƣ vấn và xúc tiến đầu tƣ của tỉnh;

Xây dựng trang Wedsite của tỉnh để cung cấp các thông tin cho nhà đầu tƣ; rà soát và ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các chính sách của nhà nước;

thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại, gặp mặt với các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ…

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thời gian qua đã dần hình thành hệ thống chính sách thu hút đầu tƣ, hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các chỉ đạo thực hiện trọng điểm đã và kết quả bước đầu khả quan.

Hoạt động cải cách thủ tục hành chính tiếp tục đƣợc đẩy mạnh nhƣ đã thực hiện thành lập phòng “một cửa” đƣợc hầu khắp các sở, ngành và cơ quan nhà nước triển khai với các quy trình, thủ tục hành chính được ban hành giúp các DN có cơ hội tiếp cận thông tin và tiến hành các thủ tục phê duyệt và thực hiện dự án đầu tƣ thuận lợi.

Công tác quy hoạch phát triển đƣợc các ngành tiến hành và phê duyệt. Các quy hoạch đƣợc công khai cung cấp cho nhà đầu tƣ giúp nhà đầu tƣ có cơ hội lựa chọn dự án thuận lợi nhất.

Các cuộc gặp mặt, đối thoại thường xuyên được các ngành, địa phương tổ chức giúp các Doanh nghiệp tiếp xúc các cơ quan nhà nước đề đạt nguyện vọng,

74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các vướng mắc. Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và Doanh nghiệp được cải thiện. Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động bước đầu có kết quả bảo vệ quyện lợi cho cộng đồng Doanh nghiệp.

Các hình thức quảng bá, kêu gọi đầu tƣ đƣợc tổ chức với nhiều hình thức có hiệu quả.

Để giải quyết những vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực đất đai, Ban đền bù, giải phóng mặt bằng đƣợc thành lập ở các huyện, thành và thị xã đã hoạt động tích cực góp phần giải quyết nhanh các vướng mắc nhất vấn đề đất đai cho các dự án đầu tƣ và doanh nghiệp.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp được hình thành và hoạt động bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.

Hoạt động phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương giúp giải quyết các thủ tục và thực hiện dự án đầu tƣ đƣợc các ngành ý thức và thực hiện khá tốt và đồng bộ.

Sau thời gian tiến hành Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư”, công tác này đƣợc thể hiện bằng các kết quả cụ thể: Các dự án đầu tƣ đƣợc đăng ký và thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng nhiều cả về số lƣợng và quy mô đầu tƣ. Tổng vốn đầu tƣ từ tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn trên 11.500 tỷ đồng; với trên 150 dự án đầu tƣ, đƣa tổng số dự án đầu tƣ lên trên 600 dự án; Một số dự án quan trọng đó là: Ngày 8/6/2011, Bộ Giao thông - Vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp khởi công gói thầu xây lắp số 1 và 2 thuộc dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3. Đây là hai gói thầu thuộc dự án tăng cường ATGT trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay JICA Nhật Bản. Dự án nhằm kết nối phát triển kinh tế xã hội giữa Thủ đô Hà Nội với Thái Nguyên và các tỉnh trong vùng. Một năm sau ngày tái khởi động, năm 2011 Công ty TNHH Khai thác và Chế biến Khoáng sản Núi pháo (NuiPhao Mining) đã khởi công các hoạt động xây dựng. Đây là một trong

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những Dự án khai thác khoáng sản lớn của Quốc gia và của tỉnh, tổng trữ lƣợng khai thác là hơn 83 triệu tấn quặng trong 30 năm. Dự án có tổng mức đầu tƣ lên tới hơn 400 triệu đô la Mỹ, phấn đấu đến cuối năm 2012 sẽ có những tấn sản phẩm đầu tiên. Sau nhà máy Nhiệt điện An Khánh 1, năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã trao Giấy phép đầu tƣ xây dựng Nhà máy Nhiệt điện An Khánh 2 cho Công ty cổ phần Nhiệt điện An Khánh có địa điểm tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nhà máy có công suất 300 MW trên diện tích 50ha, tổng giá trị đầu tƣ trên 10.000 tỷ đồng. Dự án sẽ đƣợc triển khai từ năm 2012, phấn đấu hòa lưới điện quốc gia và phát điện thương mại vào năm 2016. Một số dự án khác cũng đã đƣợc triển khai nhƣ: Dự án khu nhà ở Bắc Sơn - Sông Hồng; dự án một nhà máy rƣợu trên quy mô 10h tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên của Tập đoàn đồ uống AVINAA…

Đây chính là những dấu hiệu tốt đẹp khẳng định những bước đi đúng đắn mà tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra trong thời gian quan và là cơ sở để hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả vẫn còn những hạn chế mà tỉnh đã gặp và gây ra khó khăn trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư.

3.3.3. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã đạt được những kết quả, song vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất: Khó khăn cơ bản vẫn là khâu đền bù và giải phóng mặt bằng, một số dự án lớn đƣợc cấp thuận đầu tƣ và cấp giấy phép đã hơn 3 năm nhƣng đến nay vẫn chƣa hoạt đi vào thực hiện đƣợc do không giải phóng đƣợc mặt bằng.

Theo các nhà đầu tƣ cho rằng nguyên nhân dẫn đến tỉnh trạng trên là: Việc thẩm định của các Sở, Ban, ngành còn mất quá nhiều thời gian và thường kéo dài hơn so với thời gian quy định trong các văn bản pháp luật. Việc giải quyết ở cấp xã đều phải thông qua nhiều cuộc họp, nhiều cuộc họp lặp đi lặp lại cùng với một nội

76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dung và thành phần tham gia làm mất nhiều thời gian nhƣng kế quả thu đƣợc không cao; Chính sách của nhà nước liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi, đặc biệt là khung giá đất, khi thay đổi khung giá đất thì lại phải xây dựng và thẩm định lại phương án đền bù do đó làm mất rất nhiều thời gian, công sức của nhà nước cũng như của nhà đầu tư.

Thứ hai: Văn bản chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi, ban hành nhiều văn bản chống chéo nhau: Các nhà đầu tƣ đƣa ra rằng hiện nay trong quản lý đầu tƣ xây dựng ở Việt Nam có trên 800 loại văn bản (tiêu chuẩn, định mức, đấu thầu, quản lý dự án, quản lý chất lƣợng thanh toán…). Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất cần phải tiến hành rà soát, huỷ các văn bản không còn hiệu lực, gộp các văn bản đã ban hành và điều chỉnh bổ sung các quy định vào một văn bản chính thức.

Nhiều quy định, chính sách lại tản mạn nên khó thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hiện nay, riêng thời gian thực hiện xong việc thu hồi đất trong công tác giải phóng mặt bằng mất khoảng 6 tháng, trường hợp không thuận thì mất từ 10 tháng trở lên. Chỉ tính trình tự thu hồi đất và thực hiện bồi thường, tái định cƣ, các nhà đầu tƣ bắt buộc phải hoàn tất 11 công đoạn, loại giấy tờ.

Một nhà đầu tư khi đầu tư vào một tỉnh thường phải trải qua 3 loại công việc: thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; giới hiệu địa điểm, lập dự án đầu tƣ, xét duyệt hoặc cấp giấy phép hoặc chấp thuận dự án đầu tƣ; lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, do chƣa có sự kết hợp giữa các loại công việc nêu trên nên có tình trạng nhà đầu tƣ phải qua nhiều cửa, khi giải quyết từng loại công việc phải chờ kết quả từ công việc kia, dẫn đến kéo dài thời gian, làm mất cơ hội đầu tƣ.

Thứ ba: Công tác quy hoạch của tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu quy hoạch, khi nhà đầu tƣ đến Thái Nguyên tìm kiếm cơ hội đầu tƣ thấy rằng quỹ đất dành cho thực hiện dự án không có, những lợi thế mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Tuy

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh Thái nguyên đã tiến hành xây dựng quy hoạch và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch một số đô thị, quy hoạch khu công nghiệp nhƣng công tác quy hoạch này thiếu khoa học, chƣa đồng bộ, còn quy hoạch treo, mang tính quy hoạch hình thức để đấy, không gắn với nguồn lực thực hiện. Các quy hoạch chƣa có sự đồng nhất, hợp tác của các ngành. Việc công khai quy hoạch cũng không đƣợc thực hiện, do vậy nhà đầu tƣ cho biết họ lúng túng với công tác nắm thông tin, lựa chọn cơ hội đầu tƣ và đầu tƣ. Khi đầu tƣ thì phải tiến hành nhiều thủ tục, mất thời gian, gây lãng phí. Công tác quy hoạch không kèm theo với đầu tƣ cơ sở thoả đáng, nhất là quy hoạch đô thị và quy hoạch khu công nghiệp, khiến các nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà đầu tƣ bên ngoài không có cơ hội lựa chọn.

Thứ tƣ: Dịch vụ về cung cấp thông tin chƣa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ:

Các doanh nghiệp cho biết khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thông tin nhƣ:

thông tin thị trường, thông tin về điều kiện đầu tư, thông tin về chính sách pháp luật… nhƣng không biết có cơ quan nào cung cấp và họ phải tự tìm kiếm.

Thứ năm: Chất lƣợng lao động trong tỉnh theo đánh giá của doanh nghiệp là chưa đáp ứng; mặc dù Thái Nguyên là tỉnh có nhiều trường đào tạo nghề, trường Cao đẳng và Đại học; việc sử dụng lao động đều phải đào tạo lại lao động thì mới đáp ứng đƣợc.

3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Trước hết cần phải nêu ra các nguyên nhân chủ quan làm cản trở hoạt động cải thiện môi trường đầu tư và gây ra những hạn chế của môi trường đầu tư:

Thứ nhất, tuy đã có sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo địa phương, việc biến nhận thức thành hành động thực tiễn chƣa đạt đƣợc kết quả cao nhƣ mong đợi.

Thứ hai, tuy môi trường pháp lý đã được định hình với các cơ chế, chính sách cụ thể nhƣng các quy định pháp luật có liên quan của cả Trung ƣơng và địa phương chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa nhất quán, chưa hợp lý và chƣa tiên liệu đƣợc.

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, Tỉnh chƣa có một cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách vì vậy hiệu quả thực hiện các chính sách thấp và thiếu hiệu lực. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chƣa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Hành động cụ thể của cán bộ nhà nước vẫn bị ảnh hưởng nặng và nằm trong cơ chế “xin-cho” , chưa chuyển sang được cơ chế tự hành. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tƣ đã đƣợc xác lập, hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức;

năng lực chuyên môn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ cũng là vật cản và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Thứ tƣ, Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tƣ chƣa thực sự đến với doanh nghiệp, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhƣng chƣa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của một số trung tâm xúc tiến đầu tƣ và kinh doanh còn mang tính sự vụ, tản mạn, chưa hệ thống và thiếu định hướng theo mục tiêu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và số lƣợng còn hạn chế. Hệ thống cung cấp thông tin về điều kiện đầu tƣ và quảng bá hình ảnh còn yếu, manh mún chƣa có tác dụng tích cực đối với nhà đầu tƣ và doanh nghiệp. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp doanh nghiệp còn thụ động và chất lƣợng thấp. Các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chƣa hiệu quả. Tỉnh thiếu một diễn đàn công khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ, kết nối các quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế.

Thứ năm, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chƣa đồng bộ, chồng chéo, thiếu công khai. Công tác đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung nhƣ giao thông, điện, nước... công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp còn rất hạn chế. Việc tập trung nguồn lực đầu tƣ chƣa có trọng điểm, còn gây lãng phí và

79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣa hiệu quả do không có sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình thực hiện dẫn đến tình trạng “đào - lấp” gây lãng phí. Đặc biệt do thiếu nguồn vốn nên công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN không đồng bộ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn đầu tƣ nhƣng phải chờ hạ tầng cơ sở; giá thuê đất cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ, các khu tái định cƣ hình thành chậm, làm ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh đã có kế hoạch cụ thể và đã có những kết qủa bước đầu nhưng việc triển khai phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn cần sớm đƣợc khắc phục. Thiếu quỹ đất sạch, việc giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài do cơ chế, chính sách đền bù giữa các thời điểm cận kề khác nhau, vì vậy giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, hiện tượng người dân khiếu nại còn xảy ra nhiều, không có sự chuẩn bị mặt bằng trước nên việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN còn hạn chế.

Thứ sáu, Về phía các doanh nghiệp trong tỉnh đội ngũ doanh nghiệp của địa phương số lượng và năng lực cạnh tranh thấp. Điều này thể hiện ở các mặt sau:

Công nghệ ít đổi mới, chƣa hiện đại; Sản xuất chƣa có sản phẩm cạnh tranh; Chất lƣợng lao động chƣa cao; Quy mô đầu tƣ nhỏ lẻ; Thiếu vốn đầu tƣ; Không có tham vọng kinh doanh và không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro. Nguyên nhân do lao động quản lý hạn chế về năng lực, trình độ và chƣa đƣợc cọ xát nhiều. Việc kinh doanh vẫn dựa vào quan hệ hơn là năng lực thực sự của mình, chƣa năng nổ tiếp cận với các thị trường. Nhiều doanh nghiệp có tâm lý bao cấp, ỷ lại và chờ vào nhà nước, tự ti và không dám vươn khỏi môi trường kinh doanh quen thuộc.

Bên cạnh đó phải tính đến nguyên nhân khách quan đó là môi trường đầu tư mới đƣợc quan tâm và cải thiện nên thiếu tính chuyên nghiệp và linh hoạt mới chỉ phù hợp với doanh nghiệp và dự án có quy mô nhỏ chƣa phù hợp với doanh nghiệp và các dự án lớn. Do đó môi trường đầu tư của tỉnh chưa làm tăng lòng tin của nhà đầu tư hiện tại vào các chính sách, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương.

Một phần của tài liệu Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)