CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1. Tình trạng nghèo của NCT và chương trình hỗ trợ bằng tiền cho người cao tuổi ở Đà Nẵng
3.1.2. Tổng quan về dân số cao tuổi ở Đà Nẵng
Cùng với xu hướng dân số cả nước, dân số Đà Nẵng cũng có nhiều thay đổi. Theo số liệu của TCTK (2014), năm 2011 dân số Đà Nẵng là 946.000 người thì năm 2014 đã hơn 1 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 85%. Trong giai đoạn 1999–2014, dân số Đà Nẵng tăng thêm 326.953 người với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 2,62% - một tỉ lệ tăng cao so với tốc độ trung bình của cả nước (1,2%). Tỉ lệ sinh và chết có giảm nhẹ, tỉ lệ di cư thuần dương nhưng không cao (Bảng 3-1).
Bảng 3-1. Tỉ lệ dân cư thuần ở Đà Nẵng, 2013-2014
Các chỉ số dân số 2013 2014
Tỉ lệ tăng dân số chung 18,8‰ 27,0‰
Tỷ suất sinh thô 19,4‰ 18,0‰
Tỷ suất chết thô 6,4‰ 6,0‰
Tỷ lê tăng tự nhiên 13,0‰ 12,0‰
Tỷ xuất di cư đến 15,5‰ 22,0‰
Tỷ suất di cư đi 9,7‰ 7,0‰
Tỷ suất di cư thuần + 5,8‰ + 15,0‰
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2015)
Như vậy, so với số liệu dự báo dân số của TCTK giai đoạn 2009-2034 theo 4 phương án, dân số Đà Nẵng xấp xỉ phương án cao (Bảng 3-2).
Bảng 3-2. Bốn phương án dự báo dân số Đà Nẵng, 2009-2034
Đơn vị tính: 1.000 người
Năm
Phương án về tỷ suất sinh đạt mức…
trung bình cao thấp không đổi
2010 904 905 903 904
2014 981 994 968 981
2020 1080 1110 1051 1084
2024 1138 1179 1096 1145
2025 1148 1193 1104 1156
2030 1203 1260 1146 1216
2034 1239 1307 1172 1257
Nguồn: Tổng hợp từ Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049 của TCTK (2011) Theo báo cáo Tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015 của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2015 dân số Đà Nẵng khoảng 1.029.000 người. Đà Nẵng có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước, dân số Đà Nẵng cũng tăng nhanh trong những năm qua nên đây là cơ hội tạo đà cho Đà Nẵng phát triển, nhất là một Đà Nẵng đang ở thời kỳ “cơ cấu dân
số vàng”. Đà Nẵng là một thành phố có mức thu nhập trung bình khoảng 2.908 đô-la Mỹ/người vào năm 2015. Theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/12/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh chung của Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, theo đó: năm 2012 dân số 967.800 người (trong đó thành thị là 822.630 người), năm 2020 dân số 1.600.000 người (trong đó thành thị 1.300.000 người, chiếm 87%), và vào năm 2030, dân số là 2.500.000 người (trong đó thành thị 2.300.000 người, chiếm 92%).
b) Đặc trưng dân số cao tuổi ở Đà Nẵng
Mặc dù dân số đông, nhưng do tỷ suất sinh ở Đà Nẵng có xu hướng giảm và tuổi thọ dân số cải thiện nên Đà Nẵng cũng đối mặt với tình trạng dân số già
hoá nhanh. Dự báo dân số của TCTK (2011) cho thấy tỉ lệ dân số cao tuổi trong tổng dân số Đà Nẵng sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới, trong khi dân số trong tuổi lao động tăng và sau đó giảm dần, còn dân số trẻ em giảm liên tục.
Cũng theo dự báo này Đà Nẵng sẽ có cơ cấu dân số “già” (agedpopulation) từ năm 2029.
Theo số liệu từ báo cáo của Ban Công tác NCT Đà Nẵng, vào năm 2015, Đà Nẵng có 79.879 NCT (từ 60 trở lên), chiếm 7,86% tổng dân số (trong đó, NCT từ 80 tuổi trở lên 19.970 người). Theo số liệu điều tra biến động dân số và
kế hoạch hóa gia đình hằng năm của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2015 (Bảng 3-3), vào năm 2010, Đà Nẵng có 73.140 NCT, chiếm 7,9% dân số, đến năm 2015, tăng lên 93.283 NCT, chiếm hơn 9% dân số. Theo định nghĩa về già hoá dân số thì Đà Nẵng chuẩn bị bước vào thời kỳ dân số “bắt đầu già”.
Bảng 3-3. Dân số phân theo tuổi ở Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015
2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ
Prel. 2015 TỔNG SỐ 926.018 951.070 972.944 992.849 1 007 653 1 028 838 Phân theo nhóm tuổi
0-4 80.074 77.567 77.783 89.084 86 361 88 177
5-9 69.211 74.350 74.754 78.709 81 675 83 392 0-59 852.878 871.287 886.273 901.359 916.291 935.555 60+ 73.140 79.783 86.671 91.490 91.362 93.283 Trong đó:
60-64 17.570 19.147 22.558 25.689 28 386 28 983 65-69 16.145 17.766 16.134 16.697 15 535 15 862 70-74 13.693 14.586 12.468 13.315 13 666 13 953 75+ 25.732 28.284 35.511 35.789 33 775 34 485
Nguồn: Niên giám Thống kê của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2015) Theo số liệu tổng hợp, tính toán của tác giả từ kết quả dự báo dân số 2009-2049 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2009 tổng dân số Đà Nẵng 887.000 người (trong đó NCT 86.000 người, chiếm 9,67%), năm 2014 tổng dân số Đà Nẵng 981.000 người (trong đó NCT 81.000 người, chiếm 8,26%), năm 2024 tổng dân số Đà Nẵng 1.138.000 người (trong đó NCT 105.000 người, chiếm 9,23%), năm 2034 tổng dân số Đà Nẵng 1.239.000 người (trong đó NCT 155.000 người, chiếm 12,51%).
Sự thay đổi cơ cấu tuổi dân số như vậy sẽ làm cho tỉ số phụ thuộc dân số của Đà Nẵng được tính bằng tỉ số giữa tổng dân số trẻ em và NCT với dân số trong tuổi lao động tăng lên, nhưng yếu tố tác động lại thay đổi nhanh chóng:
ban đầu chủ yếu là do tỉ số phụ thuộc trẻ em, nhưng bắt đầu từ 2019 trở đi thì sự gia tăng của tỉ số phụ thuộc dân số là do tỉ số phụ thuộc NCT tăng mạnh (Hình 3-1). Kết quả là, tỉ số hỗ trợ NCT giảm liên tục và chỉ số già hoá tăng nhanh. Từ năm 2029, chỉ số già hoá sẽ lớn hơn 100, nghĩa là dân số cao tuổi sẽ vượt dân số trẻ em (Bảng 3-4).
Bảng 3-4. Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu của Đà Nẵng (Phương án mức sinh trung bình 2009-2034)
Năm Dân số (1.000 người) Tuổi trung vị nam
Tỷ số phụ thuộc
Chỉ số già hóa (%)
Tỷ số giới tính (nam/100
nữ)
Tỷ suất (0/00) Tổng
số
0-14 15-65 65+ Nữ
15-49
sinh thô Chết
thô Tăng tự
nhiên
2009 887 299 702 86 290 26.4 54.9 37.3 97.7
2014 981 271 772 81 310 27.9 45.6 42.6 98.5 17.3 8.5 8.8 2019 1065 269 815 87 314 29.6 43.7 50 99.1 17 8 9.1 2024 1138 282 833 105 313 31.9 46.5 55.8 99.5 16.8 7.6 9.1 2029 1194 279 855 126 320 34.1 47.3 68.6 99.7 14.8 7.6 7.2 2034 1239 266 867 155 327 36.3 48.5 84.2 99.6 13.1 8 5
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả dự báo dân số 2009-2049 của TCTK (2011)
Nguồn: Tự tổng hợp từ dự báo dân số của TCTK (2011) Hình 3-1. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số ở Đà Nẵng, 2009-2034
Sự thay đổi cơ cấu tuổi dân số ở Đà Nẵng cũng dẫn đến một thực trạng là
quá trình “nữ hoá” dân số cao tuổi rất rõ nét. Cụ thể, khi tuổi càng cao thì tỉ số dân số giữa phụ nữ cao tuổi và nam giới cao tuổi càng lớn. Ví dụ, trong năm 2009, cứ 100 cụ ông ở các độ tuổi 60-69; 70-79 và từ 80 trở lên thì có tương ứng là 158; 157; và 173 cụ bà. Đến năm 2024 tỉ lệ tương ứng là 112; 147; và 205 cụ bà (Bảng 3-5). Phụ nữ cao tuổi vốn dễ tổn thương hơn với các rủi ro về sức khỏe, thu nhập và sức lao động (Quỹ dân số LHQ, 2011) nên quá trình “nữ hoá”
này cần phải được chú trọng trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò của NCT trong những năm tới.
0 10 20 30 40 50 60 70 80
2009 2014 2019 2024 2029 2034
TSPT trẻ em TSPT NCT Tổng TSPT
Bảng 3-5. Tỉ số phụ nữ/nam giới cao tuổi ở Đà Nẵng, 2009-2034 Tỉ số Nữ/
100 Nam 2009 2014 2019 2024 2029 2034
60-69 158 136 119 112 108 106
70-79 157 179 170 147 129 122
80+ 173 167 188 205 200 177
Nguồn: Tính toán từ Dự báo dân số của TCTK (2011) cho Đà Nẵng