CHƯƠNG 4: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. Bối cảnh công tác giảm nghèo cho NCT ở Đà Nẵng
Trong thời gian tới, Việt Nam nói chung và Đà Nẵng tiếp tục các nỗ lực hiện có để cải thiện cuộc sống của NCT. Các đặc điểm chính của các nỗ lực này có thể liệt kê là:
Một là, đối tượng được TCXH, trợ giúp từng bước và tiếp tục được mở rộng. Trước năm 1997, chỉ có 3 nhóm đối tượng là người già neo đơn, người tàn tật nặng và trẻ em mồ côi. Từ năm 2000 trở lại đây mở thêm một số đối tượng như: NCT từ 90 tuổi trở lên, người bị nhiễm HIV/AIDS, gia đình có 2 người bị tàn tật nặng không còn khả năng tự phục vụ, gia đình có người nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Đến năm 2011 NCT từ 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng. Xu hướng trong tương lai các đối tượng diện NCT được trợ cấp sẽ tiếp tục được mở rộng theo đà phát triển của đất nước.
Hai là, yêu cầu gia tăng vai trò của các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội nói chung và cho NCT nói riêng là rất lớn. Hiện nay, mức độ tác động của các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội tới cuộc sống của các đối tượng BTXH nhìn chung còn thấp vì mức TCXH hàng tháng cho các đối tượng xã hội nói chung và NCT nói riêng còn quá thấp so với tiền lương tối thiểu và cả mức chuẩn nghèo trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết đối tượng được hưởng TCXH lại là những đối tượng sống trong các gia đình nghèo và mức TCXH như vậy thì khó có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu của con người nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội. Với quan điểm xã hội hoá
công tác trợ giúp xã hội là cần thiết và việc Nhà nước trợ giúp chỉ là một phần, còn phần khác đóng vai trò quan trọng vẫn là gia đình, cộng đồng, xã hội song cũng phải tính đến bảo đảm an toàn cuộc sống cho các đối tượng và gia đình họ ở mức tối thiểu có nghĩa là mức TCXH phải gần với chuẩn nghèo của Đà Nẵng hoặc bằng 80-85% tiền lương tối thiểu.
Ba là, mức trợ cấp đã và cũng sẽ được tiền tệ hoá mạnh mẽ hơn. Đồng thời, cơ hội điều chỉnh cao hơn cùng với quá trình phát KT-XH của Đà Nẵng.
Thời kỳ trước năm 1996 TCXH cho đối tượng tại cộng đồng được tính bằng 12 gạo/tháng (tương đương với 33.600 đồng) để thuận lợi cho hợp tác xã nông nghiệp trợ giúp cho đối tượng xã hội; nhưng từ khi đổi mới đã được tiền tệ hoá và mức TCXH cũng được điều chỉnh 4 lần gần 20 năm qua. Việc điều chỉnh mức trợ cấp này chỉ bù đắp được mức độ lạm phát của đồng tiền chứ chưa thật sự nâng cao để ngang bằng với mức sống tối thiểu nhằm cải thiện đời sống đối tượng, đây là điều bất cập nhất của chính sách trợ cấp hiện nay. Việc điều chỉnh vì thế trở thành một yêu cầu bắt buộc, ngay cả trong trường hợp ngân sách không tăng mạnh nhưng cần thiết phải tái cấu trúc các khoản chi cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, về lâu dài Đà Nẵng sẽ phải gắn mức trợ cấp này với biến động của tiền lương tối thiểu thực hiện theo phương châm “nước lên thuyền lên”.
Bốn là, xu hướng phân cấp trong trợ cấp xã hội ngày càng mạnh mẽ.
Chính phủ đã tạo cơ chế thông thoáng cho các địa phương trong việc quyết định mức TCXH cụ thể cho từng nhóm đối tượng cho phù hợp với điều kiện KT-XH ở mỗi địa phương trên nguyên tắc không được thấp hơn mức trợ cấp tối thiểu do Trung ương quy định cho từng nhóm đối tượng và tự đảm bảo cân đối về tài chính. Nhờ có cơ chế này mà ở Đà Nẵng đã nâng mức TCXH cao hơn mức quy định tối thiểu của Chính phủ, góp phần cải thiện đáng kể cho đời sống của các đối tượng xã hội tại cộng đồng.
Năm là, ngày càng có nhiều các chương trình trợ cấp xã hội không thuộc
phạm vi công. Ngoài các chính sách trợ cấp, trợ giúp hiện hành, Chính phủ cũng như các địa phương, các tổ chức đoàn thể, xã hội đã có rất nhiều chương trình xã hội, nhân đạo, từ thiện trợ giúp các đối tượng BTXH.
Sáu là, hệ thống sự nghiệp về BTXH mạnh càng hoàn thiện và phát triển mạnh, tạo điều kiện cho nhiều chủ thể tham gia vào công tác BTXH. Kể từ năm 2001 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2001/NĐ-CP về quy chế quy chế thành lập và hoạt động của các cơ sở xã hội, ngoài những cơ sở BTXH do Nhà
nước thành lập để nuôi dưỡng các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện sống ở gia đình, nhiều tổ chức, cá nhân được khuyến khích thành lập các cơ sở BTXH để nuôi dưỡng người già cô đơn, người tàn tật…
4.2. Dự báo chi phí hệ thống trợ giúp tiền mặt phổ cập theo tuổi cho NCT ở Đà Nẵng giai đoạn 2016-2034
Dự báo dân số của TCTK (2011) cho Đà Nẵng trong giai đoạn 2009-2034 cho thấy thành phố cũng sẽ đối mặt với tình trạng già hoá dân số trong khoảng hai thập kỷ tới. Hình 4-1 thể hiện kết quả dự báo dân số theo nhóm tuổi của Đà
Nẵng trong giai đoạn 2014-2034 theo phương án mức sinh trung bình. Có thể thấy, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động trong tổng dân số ở Đà Nẵng sẽ được duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2014-2034. Tuy nhiên, dân số trẻ em và NCT lại có xu hướng ngược nhau: tỉ lệ dân số trẻ em (những người trong độ tuổi 0-14) sẽ giảm từ 24% năm 2014 xuống 19% vào năm 2034, trong khi tỉ lệ NCT (những người từ 60 tuổi trở lên) sẽ tăng nhanh từ 7,9% năm 2014 lên 16,8% vào năm 2034. Xu hướng dân số này cũng là xu hướng chung của toàn bộ dân số Việt Nam trong giai đoạn 2014-2034, nhưng tốc độ già hoá dân số của Đà Nẵng sẽ ở mức cao hơn so với trung bình cả nước.
Nguồn: Tự tổng hợp từ dự báo dân số của TCTK (2011) Hình 4-1. Dự báo dân số theo tuổi của Đà Nẵng, 2014-2034
Một nhận định nổi bật trong tất cả các cuộc TLN và PVS với NCT và cán bộ của các cơ quan quản lý và tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp là mức độ tác động giảm nghèo của chương trình trợ cấp bằng tiền đối với NCT hiện nay còn hạn chế là do mức hỗ trợ còn quá thấp so với mức sống trung bình của toàn xã hội cũng như mức bao phủ còn thấp.
“Theo tôi nâng mức hỗ trợ lên khoảng 500.000 đồng, còn độ tuổi hưởng hạ xuống 70 tuổi trở lên”. (TLN cán bộ cấp huyện).
“Theo tôi đề nghị sửa quy định phân ra 02 loại, không nên cá mè một lứa:
NCT nghèo và NCT không nghèo, nên quan tâm hơn đối với NCT nghèo. Đề nghị mức hưởng cho NCT nghèo 1.000.000 đồng/tháng, còn NCT không nghèo hưởng mức 500.000 đồng/tháng”. (TLN cán bộ cấp thành phố).
Với đề xuất của nhiều NCT và cán bộ các cơ quan, ban, ngành tại địa phương thì hạ mức tuổi hưởng và tăng mức hưởng sẽ phù hợp hơn với tình hình đời sống hiện tại của NCT tại Đà Nẵng. Như đã nêu trên, dự báo chi phí cho chương trình trợ cấp tiền mặt được thực hiện với tuổi là tiêu chí duy nhất. Bên cạnh đó, do dự báo dân số của TCTK (2011) cho Đà Nẵng lại không phân chia theo khu vực nông thôn và thành thị. Do đó, nghiên cứu chỉ có thể ước lượng chi phí cho các chương trình trợ cấp phổ cập theo các ngưỡng tuổi, chứ không ước lượng được chi phí cho chương trình dành riêng cho NCT ở nông thôn. Cụ thể,
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2014 2019 2024 2029 2034
0-14 15-59 60+
mô phỏng chi phí gồm các chương trình sau đây:
(i) từ 60 tuổi trở lên (tức là cho tất cả NCT), viết tắt là 60+;
(ii) từ 65 tuổi trở lên (tức là cho tất cả NCT từ 65 tuổi), viết tắt là 65+;
(iii) từ 70 tuổi trở lên (tức là cho tất cả NCT từ 70 tuổi), viết tắt là 70+; và
(iv) từ 75 tuổi trở lên (tức là cho tất cả NCT từ 75 tuổi), viết tắt là 75+.
Với các chương trình này, nghiên cứu giả định rằng mức hưởng trong các mô phỏng ở trên (tương đương với 16,7% thu nhập bình quân đầu người) sẽ được tiếp tục duy trì cho tới hết giai đoạn dự báo. Lưu ý rằng, chi phí dự báo ở đây chỉ bao gồm chi phí cho việc hỗ trợ NCT chứ không bao gồm chi phí hành chính, quản lý… cho chương trình trợ cấp. Kết quả ước lượng chi phí được thể hiện ở Bảng 4-1.
Bảng 4-1. Chi phí cho các chương trình trợ cấp tiền phổ cập theo tuổi cho người cao tuổi ở Đà Nẵng, 2014-2034
2014 2019 2024 2029 2034 Toàn bộ dân số từ 60 trở lên
Số người hưởng (người) 77,470 102,439 131,175 170,544 207,165 Số người hưởng (% tổng dân số) 7.90 9.62 11.53 14.29 16.73 Mức hưởng (tính bằng % GDP bình quân
đầu người)
16.7 16.7 16.7 16.7 16.7
Chi phí (tính bằng % GDP) 1.32 1.61 1.93 2.39 2.79
Toàn bộ dân số từ 65 trở lên
Số người hưởng (người) 52,330 60,313 83,637 109,385 143,194 Số người hưởng (% tổng dân số) 5.33 5.66 7.35 9.16 11.56 Mức hưởng (tính bằng % GDP bình quân
đầu người)
16.7 16.7 16.7 16.7 16.7
Chi phí (tính bằng % GDP) 0.89 0.95 1.23 1.53 1.93
Toàn bộ dân số từ 70 trở lên
Số người hưởng (người) 38,026 36,961 44,464 65,065 86,066 Số người hưởng (% tổng dân số) 3.88 3.47 3.91 5.45 6.95
2014 2019 2024 2029 2034 Mức hưởng (tính bằng % GDP bình quân
đầu người)
16.7 16.7 16.7 16.7 16.7
Chi phí (tính bằng % GDP) 0.65 0.58 0.65 0.91 1.16
Toàn bộ dân số từ 75 trở lên
Số người hưởng (người) 25,551 24,303 23,760 30,265 46,569 Số người hưởng (% tổng dân số) 2.60 2.28 2.09 2.54 3.76 Mức hưởng (tính bằng % GDP bình quân
đầu người)
16.7 16.7 16.7 16.7 16.7
Chi phí (tính bằng % GDP) 0.43 0.38 0.35 0.42 0.63
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả dự báo dân số của TCTK (2011) cho Đà Nẵng cùng các giả định đã nêu trong Chương 2
Có thể thấy là mức tuổi hưởng càng cao thì số lượng NCT được hưởng trợ cấp càng ít và vì thế mà chi phí sẽ thấp hơn (do mức hưởng được cố định ở mức bằng 16,7% thu nhập bình quân đầu người trong toàn bộ thời gian dự báo). Với tất cả các ngưỡng tuổi, số lượng người hưởng vào năm 2034 sẽ tăng gấp khoảng 1,8 lần so với năm 2014 và điều này làm cho chi phí dự kiến cũng sẽ tăng tương ứng. Mức chi phí cao nhất là khoảng 2,79% GDP thành phố vào năm 2034 trong trường hợp chương trình phổ cập cho toàn bộ NCT được thực hiện, trong khi chi phí chỉ là 0,63% khi chương trình trợ cấp chỉ bao phủ NCT từ 75 tuổi trở lên.
Kết quả này cũng khá tương đồng với mức dự báo của UN-DESA (2007) cho hơn 100 nước trên thế giới với chương trình phổ cập toàn bộ cho NCT (tất cả dân số từ 60 tuổi trở lên) với mức hưởng là 1 đô-la Mỹ/người/ngày.
4.3. Các hàm ý chính sách
Qua nghiên cứu luận án cho thấy, những năm qua, cùng với cả nước công tác giảm nghèo nói chung và cho NCT nói riêng được Đà Nẵng đặc biệt quan tâm, tuy nhiên các chính sách, các chương trình trong những năm qua chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ các nhu cầu bức xúc nêu trên của các đối tượng xã hội, góp phần làm giảm bớt đi những mặc cảm tự ti, những khó khăn thúc bách
hàng ngày của đối tượng xã hội. Nguồn lực đầu tư vào các chính sách, chương trình này còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Mức độ tác động của các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội tới cuộc sống của các đối tượng BTXH nhìn chung còn thấp vì mức TCXH hàng tháng cho các đối tượng xã hội nói chung và
NCT nói riêng còn quá thấp so với tiền lương tối thiểu và cả mức chuẩn nghèo trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết đối tượng được hưởng TCXH lại là những đối tượng sống trong các gia đình nghèo và mức TCXH như vậy thì khó có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu của con người nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội.
Bối cảnh hiện tại đang đặt ra áp lực cho các nhà hoạch định chính sách xã hội vì số NCT ngày càng tăng lên. Để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho NCT, trong đó có giảm nghèo và dễ tổn thương với nghèo, thì cần phải hiểu các yếu tố có thể tác động tới tình trạng nghèo của hộ gia đình NCT. Từ những ước lượng ở trên, các kết quả phân tích định lượng và thông tin trao đổi với cán bộ địa phương ở các cấp cũng như NCT, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách sau đây:
Thứ nhất, cần có sự ưu tiên trong chính sách phúc lợi xã hội cho các nhóm người cụ thể. Nghiên cứu cho thấy người càng lớn tuổi hơn càng dễ bị nghèo.
Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng với làn sóng di cư trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, chúng ta đang chứng kiến nhiều NCT, đặc biệt là những người ở nông thôn, bị bỏ lại phía sau với đời sống nghèo và dễ bị tổn thương. Do đó, cần phải có sự ưu tiên cho những nhóm NCT này khi xây dựng bất kỳ chính sách phúc lợi xã hội nào.
Thứ hai, sự khác biệt về giới giữa những NCT khi xét tới khả năng bị nghèo cần được quan tâm, trong đó cần có sự ưu tiên hơn cho phụ nữ cao tuổi vì họ thường có tuổi thọ cao hơn nam giới nên tỷ lệ góa chồng và sống một mình cao hơn. Những tình trạng đó có thể làm cho phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào nghèo.
Hơn nữa, khi triển khai chính sách nên ưu tiên hơn cho đối tượng nữ, vì nữ cao
tuổi có tỉ lệ nghèo cao hơn nam cao tuổi và ưu tiên hơn cho người cao tuổi ở nông thôn vì số tiền trợ cấp có tác động giảm nghèo đối với NCT ở nông thôn cao hơn ở thành thị.
Thứ ba, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách huy động nguồn lực bằng cách đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI. Về ngân sách cho việc thực hiện chính sách trợ giúp bằng tiền, với thách thức NCT ngày càng tăng, trong khi nguồn ngân sách Nhà nước ngày càng hạn hẹp, ngoài nguồn ngân sách của nhà nước, cần đẩy mạnh vận động hỗ trợ từ nhiều nguồn, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề xã hội hóa trong công tác giảm nghèo đối với NCT nhằm giảm bớt áp lực chi từ ngân sách nhà nước. Cần phải áp dụng cơ chế huy động đa nguồn bao gồm: Ngân sách địa phương bố trí tăng thêm tỉ lệ chi trong nguồn tổng chi ngân sách địa phương. Huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân thông qua phong trào "Ngày vì người nghèo"... Đưa vào danh mục ưu tiên vận động tài trợ của quốc tế trên cả 3 phương diện: kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính; trong lĩnh vực tài chính thì bao gồm cả hỗ trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Vận động toàn xã hội giúp đỡ người nghèo; tộc họ, tổ/thôn, nhóm nhận đỡ đầu giúp đỡ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để sớm thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thứ tư, ưu đãi chính sách tín dụng cho hộ nghèo nói chung và hộ nghèo có NCT nói riêng. Đây là một trong những chính sách liên quan trực tiếp đến hầu hết các hộ nghèo và là điều kiện quan trọng để các hộ nghèo có thể phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập. Cần thực hiện: Thiết lập các hình thức, cơ chế thu hồi vốn và lãi linh hoạt, có thể phân theo chu kỳ, theo hàng tháng, theo quý hoặc theo năm, hạn chế nợ đọng vốn và lãi. Thiết lập chế tài kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, để người vay sử dụng vốn đúng mục tiêu, có hiệu quả; Chỉ thực hiện cho vay đối với những hộ đã được chính quyền địa phương điều tra, xác nhận và đưa vào danh sách hộ nghèo; người vay phải tham gia tổ
tương trợ và có khả năng hoàn trả nợ. Việc xác định khả năng hoàn trả nợ do tổ và cán bộ tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thực hiện, trên cơ sở tham khảo ý kiến của tổ trưởng dân phố, đại diện các tổ chức đoàn thể ở tổ; Gắn hoạt động tín dụng với khuyến nông - lâm - ngư, đào tạo và dạy nghề nhằm giúp người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Gắn kết hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội với các kênh tín dụng, tiết kiệm khác nhằm đáp ứng các nhu cầu tiết kiệm và bảo hiểm cho người nghèo; Kết hợp tín dụng với tiết kiệm và bảo hiểm vi mô cho người nghèo bằng hệ thống các tổ chức tài chính chính thức và tài chính vi mô. Tại mỗi xã/phường xây dựng một quỹ tiết kiệm với các đặc điểm món nhỏ, gửi góp thường xuyên và có lịch giao dịch thường kỳ với ngân hàng tuần, tháng. Tổ chức ngân hàng lưu động để tiếp cận thường xuyên với các tổ tiết kiệm tại các tổ/thôn; Thường xuyên giám sát sự hoạt động của hệ thống tín dụng, khả năng tiếp cận và sử dụng vốn vay của người nghèo để đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục tiêu. Quy mô vay, thời hạn và phương thức trả nợ vay cho ngân hàng chính sách xã hội xác định cho từng trường hợp cụ thể tuỳ thuộc vào loại hình và chu kỳ sản xuất kinh doanh của chủ hộ và tình hình thực tế của địa phương.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tập trung vào các vấn đề hỗ trợ vốn vay như sau: bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo; đảm bảo nguồn kinh phí cho học sinh, sinh viên hộ nghèo vay; thông qua tín dụng ưu đãi, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo. Trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần chú trọng đến những doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo, trong đó ưu tiên ngành nghề có đặc thù riêng cho NCT để tận dụng sức lao động của những NCT nhưng còn sức lao động.
Thứ năm, tăng cường hơn nữa các hoạt động phát huy vai trò, nâng cao sức khỏe cho NCT và thực hiện các hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già.