Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo của người gia ở thành phố đà nẵng yếu tố tác động và vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền (Trang 101 - 107)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

3.3. Tác động của chương trình hỗ trợ bằng tiền

3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Cùng với các kết quả ước lượng tác động của trợ cấp bằng tiền tới giảm

nghèo cho NCT ở Đà Nẵng như trên, phần này phân tích các kết quả khảo sát về những tác động khác có liên quan, đồng thời phát hiện những hạn chế của chính sách để từ đó đề xuất, khuyến nghị việc điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương.

a. Tác động làm giảm nghèo về thu nhập và chi tiêu

Phần phân tích kết quả định lượng ở trên đã cho thấy một phần tác động của trợ cấp bằng tiền đối với thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng. Có thể thấy, tác động chưa cao do cả tỉ lệ bao phủ và mức hưởng còn thấp. Kết quả khảo sát định tính với các nhóm NCT ở các lứa tuổi và

giới tính khác nhau cũng cho thấy sự đánh giá khá tương đồng.

“Đời sống nhiều cụ còn khó khăn lắm. 210.000 đồng/người giờ thì chẳng thấm vào đâu, nhưng với người khó khăn thì họ rất quý vì có đồng chi tiêu. Nói vậy chứ cũng thêm được đồng quà, tấm bánh” (TLN cán bộ cấp thành phố).

“Người rất cao tuổi thì phần lớn phải sống dựa vào người khác, khó khăn lắm. Thế nên có được vài trăm một tháng là động viên lớn. Ít thật nhưng họ có thêm chi tiêu. Hơn nữa, họ không thấy bị phụ thuộc vì trước đấy cứ tiêu gì là

phải xin con cháu” (TLN, cán bộ cấp huyện)

“… Hai trăm bạc thì không đáng gì với người khác, nhưng tôi thấy cũng giúp có đồng ra, đồng vào. Đời sống ở đây còn khó khăn lắm nên hai trăm cũng được. Có thêm tí rau hàng ngày” (PVS, nam giới, nhóm trên 80 tuổi, xã Hoà Phú)

“Đúng ra thì 210.000 đồng/tháng còn quá thấp, nhưng có trợ cấp cũng mua bán thêm được một ít cái này cái kia” (PVS NCT, nữ giới, nhóm 70-79 tuổi, xã Hòa Phong).

“Thu nhập không có, không lao động được và cũng không ai giúp nên có hai trăm mốt mỗi tháng cũng quý lắm. Mua được thêm tí gạo, tí mắm, chứ không mua được nhiều” (PVS NCT, nữ giới, nhóm trên 80 tuổi, xã Hòa Phong).

Tuy nhiên, qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với NCT và các cán bộ

ban, ngành ở các cấp, một điểm chung trong nhận định của họ là mức hưởng hiện nay còn thấp so với mức sống chung và việc duy trì mức hưởng trong một thời gian dài so với việc biến động ngày càng tăng của chi phí sống nên dù trợ cấp có giúp giảm nghèo nhưng không ở mức mong muốn.

“Thành phố cũng đã cố gắng hỗ trợ thêm các cụ, đặc biệt là các cụ có hoàn cảnh cơ nhỡ, đau ốm thường xuyên, không có người chăm sóc. Nhưng đúng là mức hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn uống và chăm sóc sức khỏe. Chi phí cuộc sống giờ tăng mạnh nên lại càng khó theo” (TLN cán bộ cấp thành phố)

“Hỗ trợ cũng giúp được tí ti, thế nhưng giá cả cứ leo thang như bây giờ thì không có tác động gì. Mức 210.000 một tháng tức là có 7.000 một ngày, trong khi giờ một bát phở sáng đã 10-15.000 rồi. Cứ thế thì không mua được gì cả”

(TLN cán bộ cấp huyện).

“… Nói thực với các anh là mức 210 thấp quá. Người già khó khăn, cơ nhỡ lại toàn sống ở những khối xóm khó khăn nên bà con cũng không giúp được.

Sống chỉ bằng 210 thì vất vả quá” (TLN cán bộ cấp huyện)

“Ốm đau vài lần là hết sạch 210.000. Mà có khi lấy về rồi trả luôn tiền nợ mua thuốc tháng trước. Đau ốm thì 210.000 không thấm vào đâu. Bình thường thì cũng không đủ.” (PVS, phụ nữ, nhóm trên 80 tuổi, xã Hoà Phong).

b. Tác động về việc tham gia lao động của NCT

Nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của trợ cấp tiền mặt luôn đặt câu hỏi là liệu việc nhận trợ cấp có làm cho NCT không còn tiếp tục làm việc. Kết quả nghiên cứu ở các nước khác nhau là khá khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu của Barrientos (2005) cho thấy NCT ở Brazil có xu hướng không làm việc sau khi nhận trợ cấp và nguyên nhân chính của tình trạng này là do mức hưởng khá cao, thậm chí một số nơi còn gần bằng với mức hưu trí đóng góp. Ngược lại, nghiên cứu của Mujahid và cộng sự (2012) và Nguyễn Việt Cường (2014) cho Việt Nam đã phát hiện ra rằng NCT vẫn tiếp tục làm việc và trợ cấp không tác động

tới thay đổi hành vi lao động của bất kỳ nhóm NCT nào. Thực tế khảo sát tại Đà

Nẵng cũng cho kết quả tương tự với các nguyên nhân rất rõ ràng.

“Chúng tôi chưa thấy ai nghỉ làm việc sau khi nhận trợ cấp cả. Tiền ít nên không ăn thua. Các cụ có nghỉ thì chẳng qua là ốm đau hoặc con cái không cho làm thôi” (TLN cán bộ cấp huyện)

“Hai trăm có đáng bao nhiêu mà nghỉ làm. Vẫn làm bình thường. Và

chừng nào khỏe thì tiền nhận được coi như tiết kiệm chút. Nhiều khi cũng đỡ lo đấy” (TLN phụ nữ, nhóm 70-79 tuổi, xã Hoà Phú)

“Có ốm nặng mới dám nghỉ làm vì không ai đỡ cho. Giờ có thêm tiền nhưng cũng để đấy đề phòng ốm đau thì mua thêm thuốc thôi” (PVS, phụ nữ, nhóm 70-79 tuổi, xã Hoà Phong).

c. Tác động về mặt đời sống gia đình và xã hội của NCT

Việc nhận trợ cấp không chỉ giảm nghèo cho NCT mà còn giúp NCT có cuộc sống gia đình và cộng đồng tốt hơn. Nguyên nhân sâu sa của sự thay đổi này chính là việc NCT cảm thấy tự tin hơn khi không phải quá phụ thuộc vào con cháu khi chi tiêu những khoản lặt vặt (như mua quà sáng, mua một số loại thuốc chữa bệnh đơn giản...). Đa số NCT rất phấn khởi bởi việc nhận trợ cấp cũng giống như được xã hội ghi nhận những đóng góp của họ.

“Đi vào một số vấn đề cụ thể về chính sách cũng có tác động đến đời sống NCT, thành phố tập trung nuôi dưỡng chu đáo, không có NCT lang thang xin ăn.

Mức hỗ trợ hiện tại thì chưa cao lắm, nhưng một phần nào cũng bảo đảm được.

Tuy không lớn nhưng họ vui vẻ, thích và nghĩ Nhà nước có quan tâm, ưu ái cho mình”. (TLN cán bộ cấp thành phố)

“Chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với nông dân, đặc biệt là NCT. Khi họ có phụ cấp, tuy ít nhưng đối với NCT là rất lớn, rất quý đối với họ, tâm lý họ rất phấn khởi. Tôi cho là chính sách Nhà nước rất đúng, tạo được an ủi cho họ”.

(TLN cán bộ cấp huyện).

“Các cụ phấn khởi lắm vì được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, động viên.

Nhiều cụ tham gia hoạt động câu lạc bộ ở thôn, xã nhiều hơn trước vì đỡ ngại con cái hơn so với trước kia lúc nào cũng phải dựa dẫm”. (TLN cán bộ cấp huyện).

“Có tiền hàng tháng dù ít nhưng cảm thấy rất vui, được động viên được tinh thần, giảm lo lắng về sức khỏe”. (PVS NCT, phụ nữ, nhóm 80 tuổi trở lên).

“Cũng không cho ai được cái gì vì tiền ít, nhưng thỉnh thoảng cũng có cái bánh, cái bút cho cháu”. (PVS NCT, nam giới, nhóm 80 tuổi trở lên),

d. Tác động về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe

Trong hầu hết PVS và TLN với NCT và cán bộ các ban, ngành thì quan tâm lớn nhất của họ là về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, NCT cho rằng số tiền trợ cấp đã thực sự giúp họ có thêm cơ hội để trang trải những chi phí nhỏ trong chăm sóc sức khỏe. Không những thế, một số NCT còn có thể hỗ trợ người khác trong gia đình trong chăm sóc sức khỏe từ khoản tiền nhỏ của mình.

“Số tiền nhỏ nhưng cũng giúp các cụ mua được thêm thuốc để chữa hoặc phòng bệnh”. (TLN cán bộ cấp thành phố).

“Hầu hết các cụ lo lắng bệnh tật, sức khỏe nên tôi thấy các cụ đều dùng tiền để mua thuốc thang phòng khi bệnh tật. Những cụ có bệnh mãn tính kinh niên thì thường xuyên mua thêm thuốc sau khi lĩnh tiền”. (TLN cán bộ cấp xã).

“Tôi dùng tiền mua thuốc là chính vì lắm bệnh lắm. Suốt ngày ốm đau.

Cũng mua được ít thuốc dùng ngay, còn lại là để sẵn ở nhà khi cần”. (PVS, phụ nữ, nhóm 70-79 tuổi).

“Tôi có thẻ bảo hiểm y tế nhưng đi khám bệnh xong vẫn mua thêm thuốc.

Hơn hai trăm thì cũng mua được vài loại bổ sung”. (PVS, nam giới, trên 80 tuổi).

Trợ cấp tiền mặt không chỉ giảm nghèo cho NCT mà còn cải thiện được đời sống tinh thần và vị thế, vai trò của NCT trong gia đình và cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của luận án này cho thực tế ở Đà Nẵng và những nghiên cứu trước đây cho Việt Nam (như Giang và Pfau, 2009a; 2009b; 2009c; Mujahid và

cộng sự, 2008; Weeks và cộng sự, 2004; Matsaganis và cộng sự, 2000) đều cho

thấy những tác động tích cực đó. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy tác động chưa đủ lớn và có thể không bền vững do mức hưởng vẫn còn thấp so với mức sống và chậm được điều chỉnh so với chi phí sinh hoạt, trong khi mức bao phủ cũng còn hạn chế. Từ những vấn đề này, luận án đề xuất các phương án thiết kế chương trình mở rộng với tuổi là tiêu thức duy nhất. Kết quả cho thấy chi phí cho chương trình ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2014-2034 cũng khá tương đồng với mức dự báo trước đây cho Việt Nam và các nước trên thế giới.

Từ khi trực thuộc Trung ương vào năm 1997 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai nhiều chính sách ASXH, nhất là Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”

gắn với công tác đảm bảo ASXH được thực hiện khá tốt. Qua gần 20 năm Đà

Nẵng đã thực hiện hoàn thành 5 đề án giảm nghèo, trong đó đa phần là hoàn thành vượt so với kế hoạch đề ra, và hiện nay đang thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 theo chuẩn nghèo mới. Trong đó, công tác giảm nghèo đối với NCT cũng được Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Đà Nẵng và sự ủng hộ của cộng đồng mà đời sống, tinh thần của NCT ngày càng được cải thiện khá tốt so với các địa phương lân cận. Ngoài các chương trình hỗ trợ bằng tiền, Đà Nẵng còn có hỗ trợ khác cũng tương đối tốt, như: hỗ trợ cho thuê nhà chung cư, hỗ trợ mua đất với giá ưu đãi… Chính vì vậy, mà NCT ở các địa phương lân cận, có xu hướng di cư về Đà Nẵng cũng khá cao, những NCT có con đang làm việc và sinh sống tại Đà Nẵng đều có xu hướng di cư Bố, Mẹ đến cùng sinh sống để được hưởng các chính sách an sinh xã hội tốt hơn. Điều này cũng đặt ra một vấn đề nan giải cho các nhà hoạch định chính sách ở Đà Nẵng.

Những thách thức đặt ra bởi một dân số đang già hóa ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã nổi lên như một vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách xã hội vì số NCT ngày càng tăng lên. Để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho NCT, trong đó có giảm nghèo và dễ tổn thương với nghèo, thì cần phải hiểu các yếu tố có thể tác động tới tình trạng nghèo của hộ gia đình NCT.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Tình trạng nghèo của người gia ở thành phố đà nẵng yếu tố tác động và vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)