CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1. Tình trạng nghèo của NCT và chương trình hỗ trợ bằng tiền cho người cao tuổi ở Đà Nẵng
3.1.3. Thực trạng nghèo của hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng
Trước hết, luận án phân tích xu hướng nghèo của NCT của toàn bộ điều tra (đại diện cho dân số cao tuổi cả nước) và của Đà Nẵng trong các năm 2006, 2010 và 2014. Vì việc chọn mẫu và tính toán chuẩn nghèo của các cuộc điều tra này thống nhất với nhau nên hoàn toàn có thể so sánh tình trạng và xu hướng thay đổi tỉ lệ nghèo giữa NCT của Đà Nẵng với NCT trong các điều tra. Vì chuẩn nghèo thực tế của Đà Nẵng thường cao hơn nhiều chuẩn nghèo trong các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình được sử dụng cho nghiên cứu này nên tỉ lệ nghèo thực tế có thể cao hơn tỷ lệ nghèo tính từ các cuộc điều tra. Bảng 3-6 trình bày kết quả tính toán tỉ lệ NCT sống trong hộ nghèo của cả nước và của Đà
Nẵng trong các năm 2006, 2010 và 2014.
Bảng 3-6. Tỉ lệ NCT sống trong hộ nghèo, 2006-2014 (%)
Năm 2006 Năm 2010 Năm 2014
Cả nước Đà Nẵng Cả nước Đà Nẵng Cả nước Đà Nẵng
Chung 12.20 3.28 18.14 2.51 11.71 2.53
Tuổi
- 60-69 11.79 1.92 15.85 0.05 10.12 0.02
- Từ 70 trở lên 12.59 4.19 20.26 5.76 13.48 6.14 Giới tính
- Nam 10.64 0.85 16.98 0.03 10.85 2.24
- Nữ 13.31 4.89 18.95 3.73 12.32 2.90
Khu vực
- Nông thôn 15.76 10.37 23.75 14.32 15.81 13.41
- Thành thị 2.88 0.93 6.00 0.01 3.79 0.01
Nguồn: Tác giả tính toán từ VHLSS 2006, 2010 và 2014
Bảng 3-6 cho thấy, tỉ lệ NCT sống trong hộ nghèo tăng từ 12,2% vào năm 2006 lên 18,1% vào năm 2010 và sau đó giảm xuống 11,7% vào năm 2014. Khai thác số liệu về tỉ lệ nghèo cho toàn bộ dân số từ các cuộc điều tra này cũng cho xu hướng tương tự. Nguyên nhân chủ yếu là do việc điều chỉnh chuẩn nghèo giữa các năm. Tỉ lệ NCT sống trong hộ nghèo ở Đà Nẵng rất thấp so với tỉ lệ chung của cả nước.
Phân tách dân số cao tuổi cả nước và Đà Nẵng thành các nhóm đặc trưng theo tuổi, giới tính và khu vực, kết quả ở Bảng 3-6 cũng thể hiện xu hướng tương tự. Tuy nhiên, một đặc điểm hết sức quan trọng có thể thấy rõ qua các cuộc điều tra là NCT hơn, phụ nữ và NCT nông thôn có tỉ lệ sống trong hộ nghèo cao hơn hẳn những người trẻ tuổi hơn, nam giới và người cao tuổi thành thị. Đặc biệt, sự khác biệt là rất lớn giữa NCT nông thôn và thành thị. Xu hướng này cũng tương tự như nhiều nước đang phát triển khác trong các nghiên cứu của HelpAge International (2012) cho Indonesia.
Bảng 3-7 trình bày phân bố dân số cao tuổi Đà Nẵng theo các chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006-2014. Như đã trình bày, dưới 100% chuẩn nghèo thể hiện tỉ lệ nghèo của hộ gia đình có NCT; từ 100% tới 125% chuẩn nghèo thể hiện tỉ lệ cận nghèo của hộ gia đình có NCT; và trên 125% chuẩn nghèo được coi là tỉ lệ không nghèo của hộ gia đình có NCT.
Bảng 3-7. Phân bố theo chuẩn nghèo của hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng, 2006-2014
Năm 2006 Năm 2010 Năm 2014
<100% (nghèo) 100-125% (cận nghèo) >125% (không nghèo) <100% (nghèo) 100-125% (cận nghèo) >125% (không nghèo) <100% (nghèo) 100-125% (cận nghèo) >125% (không nghèo)
Tuổi
- 60-69 1.92 2.29 95.79 0.05 0.01 99.94 0.02 0.01 99.97 - Từ 70 trở lên 4.19 7.34 88.47 5.76 4.37 89.87 6.14 3.22 90.64 Giới tính
- Nam 0.85 1.32 97.83 0.02 0.01 99.97 2.24 1.32 96.44 - Nữ 4.89 8.11 87 3.73 2.73 93.54 2.90 1.73 95.37 Khu vực
- Nông thôn 10.37 18.21 71.42 14.32 35.68 50.00 13.41 9.55 77.04 - Thành thị 0.93 3.42 95.65 0.01 9.82 90.17 0.01 1.27 98.72 Chung 3.28 6.33 90.39 2.51 4.36 93.13 2.53 1.65 95.82
Nguồn: Tác giả tính toán từ VHLSS 2006, 2010 và 2014
Kết quả Bảng 3-7 cho thấy, trong giai đoạn 2006-2014, hơn 90% hộ gia đình có NCT ở Đà Nẵng thuộc diện không nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của TCTK trong VHLSS và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên và đạt tới gần 96% vào năm 2014. Điều này thể hiện rõ nét thành tựu KT-XH mà Đà Nẵng đạt được trong gần một thập kỷ gần đây đã có tác động tích cực tới đời sống người dân nói chung và với NCT nói riêng.
Tuy nhiên, khi phân tách dân số cao tuổi theo các nhóm đặc trưng về tuổi, giới tính và khu vực sống thì sự khác biệt cũng rất rõ nét. Ở tất cả các mức phân theo chuẩn nghèo thì NCT hơn, phụ nữ và NCT nông thôn có tỉ lệ sống trong hộ cận nghèo cũng cao hơn hẳn những người trẻ tuổi hơn, nam giới và NCT thành thị. Kết hợp cùng với tỉ lệ nghèo cao hơn, kết quả cho thấy tỉ lệ NCT hơn, phụ nữ và NCT nông thôn không nghèo thấp hơn nhiều so với những người trẻ tuổi hơn, nam giới và NCT thành thị. Trường hợp đặc biệt chính là sự khác biệt rất lớn giữa nông thôn và thành thị: vào năm 2014, tỉ lệ NCT sống trong hộ không nghèo ở thành thị là 98,7% trong khi tỉ lệ này là 77% cho NCT ở nông thôn.
Phần lớn NCT ở Đà Nẵng đã trải qua hai cuộc kháng chiến, họ là những cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, cán bộ lãnh đạo quản lý, nhà khoa học, công nhân, nông dân... Họ không những có nhiều kinh nghiệm, tích luỹ nhiều kiến thức mà còn là lớp người có công sinh thành, nuôi
dưỡng, giáo dục các thế hệ con cháu, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống yêu quê hương, đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội nghị thế giới lần thứ II về NCT tại Ma-đrit (Tây Ban Nha) đã có tuyên bố chung
“…Người cao tuổi có thế tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội. Người cao tuổi có thể đóng góp hiệu quả hơn cho cộng đồng của mình và cho sự phát triển của xã hội”. Với những phẩm chất cao đẹp ấy, họ mãi mãi là niềm tự hào của mỗi gia đình, là chỗ dựa vững chắc của xã hội, là tấm gương tốt cho thế hệ tiếp theo.
Trong những năm gần đây, kinh tế Đà Nẵng phát triển ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phụng dưỡng, chăm sóc, phát huy vai trò NCT. Các hoạt động về NCT ở Đà
Nẵng đã được đẩy mạnh, phong trào thi đua yêu nước với chủ đề “Tuổi cao gương sáng” được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, sau khi Luật NCT có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý, chuẩn mực đạo đức để Nhà nước, mọi người dân, gia đình NCT, cộng đồng xã hội cùng tham gia chăm sóc NCT.