CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
3.1. Tình trạng nghèo của NCT và chương trình hỗ trợ bằng tiền cho người cao tuổi ở Đà Nẵng
3.1.4. Chương trình hỗ trợ bằng tiền cho NCT ở Đà Nẵng
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Việt Nam nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền và các nhóm dân cư; đây cũng là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký kết.
Việt Nam đã có nhiều chính sách quan tâm đến NCT nhằm đảm bảo đời sống kinh tế và giảm nghèo cho NCT, như: chương trình hỗ trợ hàng tháng cho NCT không có thu nhập (lương hưu, trợ cấp BHXH, TCXH) nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống và đã nhiều lần nâng mức hưởng tối thiểu và mở rộng đối tượng được hưởng thông qua giảm độ tuổi hưởng. Nghị định 30/2002/NĐ-CP ban hành ngày 26/3/2002 quy định NCT từ 90 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ban hành ngày 13/4/2007 quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội giảm xuống còn 85 tuổi, Nghị định
06/2011/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NCT, một lần nữa giảm độ tuổi NCT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng xuống còn 80 tuổi là cố gắng rất lớn của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế, nguồn thu ngân sách còn đang khó khăn. Bên cạnh đó, còn có nhiều chương trình hỗ trợ khác như cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ đối với các hộ gia đình thuộc vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, trong đó nhiều hộ có NCT, như chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ gạo cứu đói…
đã góp phần bảo đảm đời sống cho các hộ gia đình có NCT.
Đối với Đà Nẵng, trong những năm qua, cùng với việc phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì giải quyết các vấn đề ASXH luôn được Đà Nẵng quan tâm và đã đặt thành một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển và
được cụ thể hoá bằng một loạt các chính sách cụ thể. Nhờ đầu tư có trọng điểm với các chính sách phù hợp với tình hình thực tế, trong đó đột phá là chính sách hỗ trợ hộ đặc biệt nghèo, hỗ trợ về nhà ở, dạy nghề tạo việc làm tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản "an cư - lạc nghiệp" được xem là phương châm giảm nghèo bền vững ở Đà Nẵng thời gian qua.
Theo báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI, Trong giai đoạn 2010-2015, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khá tốt về phát triển KT-XH. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2010-2015 ước tăng bình quân 9,7%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, đến năm 2015 ước đạt 45.885 tỷ đồng, bằng 1,6 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2015 ước đạt 62,65 triệu đồng (2.908 đô la Mỹ), gần bằng hai lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” với tỷ trọng dịch vụ, thuế nhập khẩu năm 2015 ước đạt 62,6%, công nghiệp - xây dựng 35,3% và nông nghiệp 2,1% và từng bước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ
và tỉ trọng hàm lượng kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất. Quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng cũng diễn ra mạnh mẽ, đem lại cả những cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có giảm nghèo. Nhờ những tiềm lực công tác giảm nghèo cũng được Đà Nẵng đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách và giải pháp giảm nghèo.
Đà Nẵng đã ban hành chương trình giảm nghèo cho từng giai đoạn, tập trung huy động nguồn lực sức lực và tâm huyết của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Nhờ vậy, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận dân cư hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mặc dù đã cố gắng vươn lên nhưng tự bản thân họ không thể nâng mức sống lên mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, cần phải có sự trợ giúp của Nhà nước, của xã hội và của cộng đồng để họ vươn lên trong cuộc sống. Cùng lúc đó, quá trình đô thị hóa mang lại những kết quả đáng khích lệ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, nhưng cũng nhiều thách thức do nguy cơ và rủi ro nghèo của những nhóm dân dễ tổn thương ngày càng cao;
nhiều hộ nghèo kinh niên và nguy cơ tái nghèo hoặc người nghèo mới là cao.
Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào năm 1997, Đà Nẵng có bước phát triển nhanh, khá toàn diện với dấu ấn rõ rệt, được cả nước ghi nhận, nhất là về phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc, xóa đói, giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng cùng với việc phát triển toàn diện về mặt xã hội, an ninh quốc phòng, công tác ASXH ngày càng được chú trọng hơn, đời sống vật chất và tinh thần của những hộ nghèo ngày một nâng lên.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI (năm 2015) về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XX đã đánh giá, trong 3 năm (từ năm 2011-2013) công tác đảm
bảo ASXH được Đà Nẵng coi trọng, với chủ đề “Năm an sinh xã hội”, theo đó tập trung chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách xã hội, hộ nghèo và
đồng bào dân tộc. Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” ( “5 không“:
không có nghiện ma tuý trong cộng đồng; không có người lang thang xin ăn;
không có giết người để cướp của; không có học sinh bỏ học; và không có hộ đặc biệt nghèo; “3 có”: có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hoá-văn minh đô thị) gắn với công tác đảm bảo ASXH được thực hiện khá tốt, Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2015 về đích trước 3 năm (năm 2012), giai đoạn 2013 - 2017 về đích trước 02 năm (năm 2015) (Bảng 3-9).
Bảng 3-9. Kết quả thực hiện các đề án giảm nghèo ở Đà Nẵng
Giai
đoạn Hộ đói Hộ nghèo Tỉ lệ % Kết quả xóa nghèo Hộ còn lại Vượt so với kế hoạch Hộ đói Hộ nghèo Hộ nghèo Tỉ lệ%
1997-
2000 850 10.471 8,13 850 10.471 1.567 1,65 2001-
2005 9.769 6,66 9.584 185 0,35 1 năm
(2004) 2005-
2010 23.242 15,19 21.792 1.450 0,95 2 năm
(2008) 2009-
2015 32.796 19,26 34.276 913 0,40 3 năm (2012) 2013-
2017 22.045 9,1 7.714 15.186 6,27 2 năm
(2015) Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng
Qua gần 20 năm, Đà Nẵng đã thực hiện 05 đề án giảm nghèo, với các mức chuẩn nghèo mà Đà Nẵng thực hiện qua các giai đoạn thường cao hơn so với mức chung của cả nước và triển khai thực hiện khá thành công, đa số đều về đích sớm hơn mục tiêu đề ra, cụ thể như: Đề án giảm nghèo giai đoạn 1997-2000: với chuẩn nghèo ở miền núi 15 kg gạo (55.000 đồng), nông thôn 70.000 đồng, thành thị 90.000 đồng; khảo sát điều tra số hộ đói là 850 hộ và 10.471 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 8,13% số hộ. Qua bốn năm, đã xóa hết 850 hộ đói và 8.904 hộ thoát nghèo,
số hộ nghèo còn lại 1.567 hộ, chiếm tỉ lệ 1,65%. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2001-2005: với chuẩn nghèo ở miền núi 80.000 đồng, nông thôn 100.000 đồng, thành thị 150.000 đồng; khảo sát điều tra số hộ nghèo tăng lên 9.769 hộ, chiếm tỉ lệ 6,66%. Qua bốn năm thực hiện đã có 9.584 hộ thoát nghèo, số hộ nghèo còn lại 185 hộ, tỉ lệ 0,35%; về trước mục tiêu một năm vào năm 2004. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2005-2010: với chuẩn nghèo ở nông thôn 200.000 đồng, thành thị 300.000 đồng; khảo sát điều tra số hộ nghèo tăng lên 23.242 hộ chiếm tỉ lệ 15,19%. Qua bốn năm thực hiện đã có 21.792 hộ thoát nghèo, số hộ nghèo còn lại 1.450 hộ, tỉ lệ 0,95%; về trước mục tiêu 2 năm vào năm 2008. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009-2015: nông thôn 400.000 đồng, thành thị 500.000 đồng (mức chuẩn của Trung ương giai đoạn này là: ở nông thôn 200.000 đồng; thành thị 260.000 đồng; Đến đầu năm 2011 Trung ương mới nâng mức chuẩn lên bằng mức chuẩn của Đà Nẵng). Với mức chuẩn nghèo này, khảo sát điều tra số hộ nghèo tăng lên 32.796 hộ chiếm 19,26% số hộ (trong đó: số hộ nghèo so với hộ dân cư năm 2009 là 170.268 hộ, chiếm tỉ lệ 19,26%; so với năm 2010 là
227.150 hộ, chiếm tỉ lệ 14,44%). Kết quả 4 năm có 34.276 hộ thoát nghèo, số hộ còn lại cuối năm 2012 là 913 hộ chiếm 0,40% tổng số hộ, về trước mục tiêu ba năm vào năm 2015. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2013-2017: với chuẩn nghèo ở nông thôn 600.000 đồng, thành thị 800.000 đồng. Với mức chuẩn nghèo này, vào năm 2013, Đà Nẵng có 22.045 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 9,10% tổng số hộ dân cư. Cùng với nguồn lực của toàn xã hội, các cấp, các ngành ở Đà Nẵng đã nỗ lực triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2013-2017 đạt kết quả tương đối toàn diện, cụ thể: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, trong đó chú trọng tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với hộ nghèo. Đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay, trong ba năm Đà Nẵng đã giải quyết cho 33.991 lượt hộ được vay vốn với 667,8 tỷ đồng; các hội, đoàn thể hỗ trợ cho 2.812 lượt hộ vay vốn với hơn 22,2 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 12.479 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn vay vốn với hơn 113,7 tỷ đồng. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho 5.893 lao động; giới thiệu và giải quyết việc làm cho 9.705 lao động thuộc hộ nghèo; hỗ trợ phương tiện, vốn làm ăn cho 8.155 hộ, kinh phí gần 7 tỷ đồng. Đà Nẵng mua và cấp miễn phí 236.962 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người thoát nghèo sau 02 năm, với hơn 155,5 tỷ đồng; hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế cho 5.477 lượt người thuộc hộ cận nghèo khu vực nông thôn, với gần 2,2 tỷ đồng; hỗ trợ cấp thuốc miễn phí và chữa trị 101.243 lượt người nghèo, với hơn 14 tỷ đồng…; thực hiện miễn giảm học phí cho 10.083 lượt học sinh, với 4,6 tỷ đồng và hỗ trợ chi phí dụng cụ học tập cho 6.312 lượt học sinh với 3,9 tỷ đồng; vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ học bổng, dụng cụ học tập, xe đạp cho 53.382 học sinh với hơn 25,7 tỷ đồng; vận động hỗ trợ xây dựng 737 nhà đại đoàn kết với hơn 18 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 242 nhà ở phòng, chống bão lụt cho các hộ nghèo huyện Hòa Vang gần 10 tỷ đồng; vận động hỗ trợ sửa chữa 1.252 nhà với hơn 12 tỷ đồng; đề xuất bố trí 382 căn hộ chung cư cho hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo; hỗ trợ cho 2.030 hộ nghèo lắp đặt điện, nước sinh hoạt, xây dựng công trình vệ sinh với hơn 3,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho 5.664 hộ nghèo gần 3 tỷ đồng. Chính sách BTXH hằng tháng cho trẻ em mồ côi, NCT, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân được thành phố thực hiện đầy đủ, kịp thời, với nhiều chính sách vượt trội, có mức trợ cấp cao hơn Trung ương từ 15 - 20% và mở rộng các nhóm đối tượng thụ hưởng thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, như: trợ cấp hằng tháng cho đối tượng ốm đau, người khuyết tật, trẻ em mồ côi thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt, cho người mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ nghèo. Hiện có 14.890 lượt người thuộc hộ nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp thường xuyên với kinh phí hơn 42 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, Đà Nẵng đã hoàn thành Đề án và về đích trước thời hạn hai năm. Tốc độ giảm nghèo bình quân hằng năm đạt 166,6% (giảm 7.348 hộ so kế hoạch 4.409 hộ/năm); huy động nguồn lực đạt gần 144% (1.432 tỷ/1.001 tỷ đồng); xây mới
và sửa chữa nhà cho hộ nghèo đạt trên 116% (1.989/1.711 nhà); giúp cho 23.270 hộ thoát nghèo (1.225 hộ nghèo phát sinh).
Hiện nay Đà Nẵng đang thực hiện Đề án giảm nghèo mới giai đoạn 2016- 2020 (với chuẩn hộ nghèo ở nông thôn 1.100.000 đồng, thành thị 1.300.000 đồng; chuẩn hộ cận nghèo ở nông thôn trên 1.100.000 đồng đến 1.430.000 đồng, ở thành thị trên 1.300.000 đồng đến 1.690.000 đồng). Theo kết quả điều tra có 23.259 hộ có mức thu nhập dưới chuẩn nghèo mới, chiếm tỉ lệ 9,15% tổng số hộ dân cư; trong đó khu vực thành thị có 18.047 hộ, chiếm tỉ lệ 8,19%; khu vực nông thôn có 5.212 hộ, chiếm tỉ lệ 15,48%. Đối với chuẩn hộ cận nghèo có 8.551 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 3,36%/ tổng số hộ dân cư; trong đó khu vực thành thị có 7.393 hộ, chiếm tỉ lệ 3,35%; khu vực nông thôn có 1.158 hộ, chiếm tỉ lệ 3,44%. Qua một năm thực hiện đề án giảm nghèo mới, tỉ lệ hộ nghèo ở Đà Nẵng giảm xuống đáng kể. Theo báo cáo số 96-BC/TU ngày 08/12/2016 của Thành ủy Đà Nẵng, đến cuối năm 2016 tỉ lệ hộ nghèo còn lại 5,54% (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2021).
Dựa trên những quy định Trung ương và xét điều kiện thực tế, Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 21/2010/QĐ-UBND thực hiện chính sách đối với đối tượng BTXH trên địa bàn Đà Nẵng theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó quy định mức trợ cấp bằng 150% mức quy định của Trung ương.
Việc thực hiện xác định đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp ở Đà
Nẵng cũng nằm trong khuôn khổ quy định chung của Luật NCT và Nghị định 13/2010. Do ngân sách hạn hẹp nên phương pháp xác định đối tượng mục tiêu được áp dụng và các tiêu chí liên quan được tính đến, trong đó với NCT thì tiêu chí “nghèo”, “cô đơn, không nơi nương tựa”… được coi là tiêu chí quan trọng và
cơ bản nhất. Về lý thuyết thì đây là định hướng đúng vì “nghèo”, “cô đơn, không nơi nương tựa” luôn là thách thức và rủi ro về mặt kinh tế, xã hội và sức khỏe với NCT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách xác định đối tượng như vậy lại thiếu thực tế bởi một số yếu tố sau:
Thứ nhất, việc xác định yếu tố “nghèo” còn chưa chuẩn; việc xác định đối tượng nghèo, hộ nghèo hoặc xã nghèo ở Việt Nam hiện nay đều dựa vào đường nghèo do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng và đây là mức thu nhập hoặc chi tiêu tham chiếu để quyết định mức hỗ trợ. Tuy nhiên, báo cáo của một số tổ chức (ví dụ, Ngân hàng Thế giới 2010) đã chỉ ra rằng chuẩn nghèo này nhiều khi được xác định bởi sự sẵn có của ngân sách trung ương và địa phương chứ không dựa nhiều mức thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Đây cũng là lý do mà chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB&XH thường thấp hơn nhiều so với những mức chuẩn nghèo mà Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế sử dụng.
Thứ hai, bản thân các tiêu chuẩn đưa ra để NCT trở thành đối tượng đang gây rất nhiều khó khăn cho địa phương khi triển khai Nghị định 13/2010 hay Nghị định 06/2011. Một vài ví dụ như dưới đây cho thấy quy định hiện nay đang bỏ sót nhiều đối tượng NCT thực sự cần trợ giúp.
Tại Khoản 2, Điều 17, Luật NCT có nêu “Người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng hoặc TCXH hằng tháng sẽ được hưởng TCXH hằng tháng”. Thực tế cho thấy cách hiểu và tính tuổi khác nhau về thế nào là “đủ 80 tuổi trở lên”. Nhiều trường hợp NCT chỉ có năm sinh dẫn đến mỗi địa phương giải quyết một cách khác nhau.
Khoản 1, Điều 17, Luật NCT có nêu: “NCT (từ 60 tuổi trở lên) thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng”. Thực tế nhiều NCT có con, cháu nhưng họ đang ở xa, thậm chí phiêu bạt, gặp nhiều khó khăn, nghèo nên không thể chu cấp cho ông bà, bố mẹ cao tuổi được.
Khoản 7, Điều 4, Nghị định 13/2010 có nêu: “Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi” được trợ cấp xã hội nhưng có nhiều trường hợp ông/bà là NCT nuôi cháu thì lại không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp xã hội nào với lý do là không phải nuôi trẻ em mồ côi hoặc già rồi không đủ