Kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 40 - 45)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới

1.2.1.1. Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng HSBC

Trong hoạt động quản lý RRTK, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các qui định bắt buộc tại các thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC luôn có chính sách của riêng mình. Các chính sách quản lý RRTK của HSBC được thiết kế nhằm phát hiện, phân tích, đặt các mức giới hạn thích hợp cho loại hình rủi ro này. HSBC thường xuyên xem xét lại các chính sách và hệ thống quản lý rủi ro của mình để phù hợp với những diễn biến trên thị trường và những thay đổi trong chiến lược hoạt động của HSBC. HSBC duy trì tính nguyên tắc, thận trọng, bảo thủ nhưng mang tính xây dựng trong văn hóa quản lý RRTK (Nguyễn Bảo Huyền, 2016).

HSBC có ban quản lý rủi ro do HĐQT và ban giám đốc lập ra. Tại các chi nhánh của HSBC đều có bộ phận chuyên trách về RRTK, chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về các vấn đề thanh khoản. Các báo cáo về tình hình thanh khoản của các chi nhánh thường xuyên được cập nhật lên các chi nhánh cấp cao hơn. Hội nghị về Quản lý rủi ro (Risk Management Meeeting) thường xuyên được tổ chức để báo cáo và rà sót lại tình hình quản lý RRTK trên toàn hệ thống.

HSBC luôn nhấn mạnh từng chi nhánh, từng văn phòng phải tự đảm bảo khả năng thanh khoản của chính mình, dùng nguồn vốn của chính chi nhánh, văn phòng đó để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Chỉ những chi nhánh hoặc văn phòng nào theo qui định không được huy động tiền gửi tiết kiệm thì mới được trụ sở hoặc các chi nhánh khác tài trợ thanh khoản, nhưng việc tài trợ đó cũng được diễn ra theo những qui định hết sức nghiêm ngặt và mức giới hạn nhất định do Hội đồng quản trị đặt ra. Việc HSBC khống chế

lượng vốn hỗ trợ cho các chi nhánh là hoàn toàn hợp lý vì như vậy sẽ làm tăng ý thức quản lý RRTK trong toàn hệ thống của tập đoàn này và tŕnh trường hợp RRTK tại một chi nhánh có thể kéo theo sự sụp đổ của các chi nhánh khác. Có 2 điểm nổi bật trong chính sách quản lý thanh khoản của HSBC:

- Chính sách quản lý thanh khoản phải phù hợp với từng thị trường cụ thể.

- Các chi nhánh và văn phòng phải chủ động quản lý thanh khoản của chính mình.

Qui trình quản lý rủi ro thanh khoản của HSBC như sau: (Nguyễn Bảo Huyền, 2016)

- Bước 1: Lên kế hoạch dự báo các luồng tiền vào và ra của các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp luồng tiền ra dự kiến lớn hơn luồng tiền vào dự kiến thì xem xét khả năng chuyển thành tiền của các tài sản để tài trợ cho khoảng chênh lệch đó.

- Bước 2: Điều chỉnh các tỉ lệ thanh khoản trên bảng cân đối theo các qui định bắt buộc và các qui định trong nội bộ.

- Bước 3: Duy trì một danh mục đa dạng các nguồn cung thanh khoản trong đó có các phương án dự phòng.

- Bước 4: Quản lý hồ sơ các khoản nợ, đặc biệt là thời điểm đó hạn của các khoản nợ lớn.

- Bước 5: Lên kế hoạch trả nợ.

- Bước 6: Quản lý hồ sơ những người gửi tiền, điều chỉnh sự tập trung của các nguồn tiền gửi, tránh bị phụ thuộc quá mức vào một số khách hàng gửi tiển lớn.

- Bước 7: Lập các báo cáo dự phòng và lên các kế hoạch thực hiện nghĩa vụ tài chính trong trường hợp RRTK xảy ra. Các báo cáo này chỉ ra dấu hiệu ban đầu của RRTK và chỉ ra các việc cần làm trong trường hợp có khó khăn hoặc khủng hoảng hệ thống, giảm thiểu các mức tổn thất và những ảnh hưởng xấu đến HSBC.

Có thể thấy qui trình quản lý thanh khoản của HSBC rất chặt chẽ và rõ ràng. Với văn hóa QLRR thận trọng, nguyên tắc, HSBC duy trì một qui trình quản lý RRTK mang tính phòng ngừa cao, hoạt động quản lý RRTK diễn ra liên tục ngay cả khi không có một dấu hiệu bất ổn gì từ phía thị trường.

HSBC kết hợp cả cung và cầu thanh khoản trong hoạt động quản lý RRTK.

Trong hoạt động quản lý thanh khoản, HSBC đặc biệt chú trọng đến thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính và thực hiện hoạt động thống kê, dự đoán các luồng tiền ra thông qua các nghĩa vụ tài chính.

Bảng 1.1: Thời điểm đáo hạn của các nghĩa vụ tài chính của HSBC (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008)

(Đơn vị: Triệu USD) Kì hạn

Loại tiền gửi

Không kì hạn

Dưới 3 tháng

3- 12 tháng

1- 5 năm

Từ các NH 45.884 82.514 8.734 4.875

Từ khách hàng 698.187 332.207 69.721 34.537

Chứng khoán nợ 481 56.590 53.174 68.169

Chứng khoán phái sinh 482.039 373 1.479 2.634

Các khoản cho vay phải giải ngân 239.753 105.952 153.774 72.111

Các khoản nợ thứ cấp 92 686 1.646 9.718

Phát sinh từ các giao dịch 247.652 - - -

Các nghĩa vụ tài chính khác 19.474 26.180 5.473 1.472

Tổng 1.738.927 607.215 300.970 228.371

(Nguồn: HSBC, Báo cáo thường niên 2008)

Từ bảng 1.1 có thể thấy, chi trả các khoản tiền gửi và tài trợ các khoản cho vay đã cam kết là hai nghĩa vụ lớn nhất trong tất cả các nghĩa vụ của HSBC xét về mặt qui mô vốn. Riêng về tiền gửi, các khoản tiền gửi không kì hạn và kì hạn ngắn dưới 3 tháng lần lượt là 698.187 và 332.207 triệu USD, chiếm 40,15% và 54,7% .

Đây là hai nghĩa vụ được ưu tiên hàng đầu và luôn được xếp trước các nghĩa vụ khác trong thứ tự chi trả. Về phía cung thanh khoản, tiền gửi tài khoản vãng lai và tiền gửi có kì hạn là nguồn cung thanh khoản chính của HSBC và HSBC luôn cố gắng duy trì tính ổn định của nguồn cung này. Để có thể duy trì được tính ổn định đó, HSBC duy trì lòng tin của người gửi tiền vào nguồn vốn mạnh của HSBC và quan trọng nhất là thông qua việc công bố các thông tin về thanh khoản hết sức cụ thể, rõ ràng. HSBC cũng thường xuyên tham gia vào thị trường tiền tệ ở các nước, duy trì vai trò của mình trên các thị trường đó để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn cung thanh khoản từ thị trường này khi cần. Đồng thời qua bảng trên cho thấy sự đa dạng trong các nguồn cung cầu thanh khoản của NH do HSBC có các dịch vụ tài chính rất phong phú. Đây là một lợi thế của những NH lớn, cung cấp nhiều sản phẩm tài chính vì sự đa dạng hóa luôn là một biện pháp để hạn chế rủi ro.

Tóm lại, hoạt động quản lý RRTK của HSBC dù chưa đạt đến mức là

“hình mẫu lý tưởng” nhưng cũng rất đáng để các NH khác học tập. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả và đúng đắn của mô hình quản lý thanh khoản của HSBC - một trong những yếu tố hàng đầu giúp HSBC đạt được vị trí như ngày nay.

1.2.1.2. Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng Sumitomo Mitsui Nhật Bản

NHTMCP Sumitomo Mitsui (SMBC - Nhật Bản) thành lập năm 1919, không chỉ là một trong những NHTM hàng đầu của Nhật Bản, có uy tín, tiềm lực tài chính và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà còn là một trong những NH hàng đầu trên thế giới về quy mô và mức độ tín nhiệm. SMBC đã thực hiện chiến lược QLRRTK tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, để quản lý RRTK, NH Trung ương Nhật Bản đưa ra những yêu cầu đối với cơ cấu tài sản có như một tỷ lệ tối ưu nhất đảm bảo sự ổn định, khả năng thanh khoản và khả năng chi trả của NHTM. Theo quy định đó, SMBC luôn duy trì một lượng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi.

Thứ hai, SMBC thực hiện quản lý RRTK theo mô hinh CAMELS bằng cách phối hợp quản lý giữa vốn tự có, chất lượng tài sản có, quản lý, thu nhập, thanh khoản và độ nhạy cảm.

Thứ ba, SMBC chủ động thiết lập Uỷ ban quản lý tài sản - nợ (ALCO) nhằm nâng cao công tác quản lý RRTK thông qua chiến lược quản lý thanh khoản tài sản có và tài sản nợ. Một số biện pháp nhằm quản lý RRTK của SMBC như:

(1) Hợp nhất tài khoản: Hợp nhất các tài khoản vào một NH sẽ giúp đơn giản hóa việc giám sát và quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn; (2) Tập trung tiền mặt tự động: Tự động huy động tiền nhàn rỗi từ các tài khoản phụ vào một tài khoản chính; (3) Các giải pháp tối ưu hoá lãi suất: Gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn để tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ tư, SMBC thực hiện chiến lược quản lý phối hợp giữa tài sản có và tài sản nợ một cách thống nhất, nhịp nhàng. Với chiến lược quản lý tài sản có, SMBC đã luôn chủ động trong công tác phòng chống RRTK ví dụ như luôn dự trữ một lượng thanh khoản dự phòng hợp lý, ký kết thực hiện các điều khoản với tổ chức bảo hiểm nhằm tài trợ cho RRTK. Bên cạnh đó, SMBC còn thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán rủi ro, mở rộng chi nhánh khắp Châu Á, tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, xâm nhập thị trường mới và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động từ dân cư trong và ngoài nước, từ thành thị đến địa phương… IIF (2007)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)