Thực trạng quản lý RRTK của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 71 - 89)

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO

3.2. Đánh giá công tác quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

3.2.2. Thực trạng quản lý RRTK của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu phân tích

3.2.2.1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của NH. Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của NH.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với cac loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành NH các nước luôn xác định rõ và giám sát các NH phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Giai đoạn 2012 - 2017, hệ số an toàn vốn tối thiểu theo của Thông tư số 3/2010/TT-NHNN là 9%. Nếu nhìn vào mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%, tuy vậy bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp.

Bảng 3.1: Hệ số CAR của các hệ thống NH tính đến 30/9/2017 Các loại hình TCTD Hệ số CAR (%)

NHTMNN 9,28

NHTMCP 13,31

NH liên doanh, nước ngoài 34,17

Toàn hệ thống 13,32

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)

Nếu xét theo tiêu chí hệ số CAR 9%, tính đến cuối năm 2010 hầu hết các NHTM đã đạt được (Bảng 3.2); nhưng cần lưu ý là: cùng với việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% thì hệ số rủi ro của một số tài sản “Có”

cũng được nâng lên, mức cao nhất là 250%. Do vậy, để đáp ứng quy định hệ số CAR 9%, các NH phải duy trì mức vốn cao hơn khá nhiều so với trước đây. Số liệu ở bảng 2 cho thấy, giai đoạn 2012-2017, hệ số CAR trung bình

của hệ thống NHTM Việt Nam và các NHTMCP niêm yết đều đảm bảo quy định, lớn hơn 9%. Đồng thời, hệ số CAR của các NHTM có xu hướng tăng lên. Hệ số CAR tại của các NHTM Việt Nam có sự phân hóa rõ nét tại các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Các NHTM lớn có hệ số CAR thấp hơn, các NHTM nhỏ có hệ số CAR cao hơn, có một số trường hợp cá biệt có giá trị CAR quá cao như: NCB và EIB có hệ số CAR gần 20%; Dong A Bank, Oceanbank và Saigonbank…có hệ số CAR trên 20%. Trong khi đó, các NHTM lớn như BIDV, CTG có hệ số CAR chỉ quanh mức yêu cầu 9%.

Bảng 3.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH giai đoạn 2012-2017 Đơn vị tính: % Năm

Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 9.3 9.21 9.34 9.45 9.53 9.6 Đầu tư & PT (BIDV) 9.65 10,23 9.27 9.81 9.5 9.72 Công thương (CTG) 10.33 13.2 10.4 10.6 10.4 10.55 Ngoại thương (VCB) 14.63 13.13 11.61 11.04 13 12.64 Sài Gòn Thương tín (STB ) 9.53 10.22 10.4 10.96 9.61 9.32 Sacombank (SCB) 10.35 9.95 9.39 10.1 9.67 9.54 Quân đội (MB) 11.15 12.91 12.11 12.85 12.5 12.33 Á Châu (ACB) 16.78 17.35 17.87 15.3 14.56 14.1 Kỹ thương (TCB) 12.6 14.03 15.65 15.94 16.01 16.86 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 14.18 12.38 11.33 11.4 13 13.5 Xuất nhập khẩu (EIB) 16.38 14.47 13.62 16.52 17.12 17.23 VN thịnh vượng (VPB) 15.42 14.74 13.38 12.2 12.93 14.11 Đại Dương (OCB) 22.6 19.1 18.43 17.9 17.34 16.74

Hàng hải (MSB) 19.4 18 17.45 17.02 18 16.95

Quốc tế (VIB) 14.36 15.23 16.32 18 16.27 15.87 Đông Á (DongABank ) 10.85 10.42 11.2 11.85 10.96 10.1 Quốc dân (NCB) 19.09 16.03 10.83 11.08 11.3 11.67

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả)

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn), vì thế nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25-30%. Do vậy, để đảm bảo được CAR, các ngân hàng buộc phải nâng vốn tự có, hoặc là vốn cấp 1 (nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ) hoặc vốn cấp 2 (vốn bổ sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng khoán được định giá lại, các công cụ nợ khác có thời hạn dài…), trong đó vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc quản lý tài sản.

Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính NH toàn thế giới, Ủy ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Theo NH thanh toán quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 thành viên hội đồng Basel đã thông qua các quy định về vốn dựa trên Basel 3 bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Đặc khu kinh tế Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Mê-hi-cô, Ả Rập Saudi, Singapore, Nam Phi và Thụy Sỹ. 13 quốc gia thành viên còn lại, dù đã trễ thời hạn ngày 1/1/2013, vẫn đang tiếp tục ban hành cấc quy định theo chuẩn Basel 3. Các nước này gồm có 9 nước thành viên Liên minh châu Âu, Indonesia, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Hiệp ước Basel 3 đưa ra nhiều điểm mới so với Basel 2 với việc giới thiệu lần đầu cac yêu cầu về thanh khoản, nâng mức vốn yêu cầu tối thiểu và những cải tiến ở các cột trụ còn lại. Như vậy nếu so với Thông tư 13/TT- NHNN thì các NH ở nước ta chỉ phải điều chỉnh từ 2017 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính. Điều này sẽ thực hiện được khi các ngân hàng có những định hướng cụ thể cho những chi nhánh trên cả nước để đáp ứng được quy định trên.

Bảng 3.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel 3

Đơn vị tính: % Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

tối thiểu 3,5 4 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5

Vốn đệm dự phòng 0,625 1,25 1,875 2,5 Vốn chủ sở hữu tối

thiểu cộng vốn đệm dự phòng

3,5 4 4,5 5,125 5,75 6,375 7 Loại trừ khỏi vốn

chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn

20 40 60 80 100 100

Tỷ lệ vốn cấp 1 tối

thiểu 4,5 5,5 6 6 6 6 6

Tỷ lệ tổng vốn tối

thiểu 8 8 8 8 8 8 8

Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc

8 8 8 8,625 9,25 9,875 10,5

Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình

10 năm bắt đầu từ năm

2013

Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu ki

Tùy theo điều kiện của

quốc gia:

mức từ 0%- 2,5%

3.2.2.2. Chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ ra khả năng thanh khoản tức thời của NH trong bất cứ thời điểm nào khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt. Nhu cầu này của khách hàng hiện nay không còn như trước kia, khi NH làm việc chỉ theo giờ hành chính và mọi giao dịch kết thúc trước 15 giờ 30 hàng ngày, với yêu cầu hiện đại hóa NH và sự đa dạng trong các gói sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các nhu cầu rút tiền của khách hàng có thể được đáp ứng ngay lập tức thông qua dịch vụ ATM, internet banking, mobile banking...Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 117 máy rút tiền tự động ATM và 276 máy POS được kết nối liên thông với nhau của các ngân hàng. Điều này đòi hỏi NH cần xác định được nhu cầu sử dụng tiền mặt bình quân của khách hàng, đồng thời kết hợp với những biến động mang tính thời vụ, chu kỳ hay xu hướng của khách hàng để đưa ra tỉ lệ tồn quỹ cho hợp lí mà không ảnh hưởng tới yếu tố sinh lời của tài sản. Tỉ lệ tiền mặt trên tổng tài sản co biết nếu tỉ lệ này càng cao thi khả năng thanh khoản của NH là càng tốt. Trong giai đoạn 2008 -2012 là thời kỳ chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM, dẫn đến các chi nhánh NH tại Thái Nguyên cũng đưa ra mức lãi suất rất cao nhằm thu hút lượng tiền càng nhiều càng tốt trên. Mục tiêu cuối cùng của các NH không có gì khác là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm. Giai đoạn từ 2012 - 2017, với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ liên quan đến kìm chế lạm phát và thúc đẩy sản xuất kinh doanh nên lãi suất giảm, nhu cầu thanh khoản của NH giảm xuống, tính đến tháng 12 năm 2017 lãi suất huy động bình quân của ngân hàng dao động trong khoảng 5%. Do đó, chỉ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng hầu hết đều giảm sút.

Bảng 3.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các chi nhánh

Đơn vị tính: % Năm

Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 3.05 3.28 3.30 3.32 3.41 3.46 Đầu tư & PT (BIDV) 6.18 6.77 6.29 6.34 6.41 6.53 Công thương (CTG) 4.75 10.77 10.86 10.06 9.78 9.55 Ngoại thương (VCB) 15.98 19.15 16.83 16.11 15.75 15.06 Sài Gòn Thương tín (STB ) 8.53 5.85 4.39 4.41 4.52 4.8 Sacombank (SCB) 3.27 5.75 4.94 5.11 5.23 5.29 Quân đội (MB) 10.95 4.26 5.96 6.21 6.47 7.01

Á Châu (ACB) 15.96 4.76 3.51 3.59 3.75 3.87

Kỹ thương (TCB) 14.43 9.00 6.99 6.75 7.01 7.12 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 18.32 12.68 14.90 14.67 15.04 15.33 Xuất nhập khẩu (EIB) 29.11 18.71 21.64 21.89 21.07 20.85 VN thịnh vượng (VPB) 17.50 4.01 1.84 2.56 3.75 3.86 Quốc dân (NCB) 1.14 15.51 11.89 11.54 11.96 12.02 Oceanbank (OCB) 21.84 8.83 9.01 8.66 9.1 9.23 An Bình (ABB) 14.49 4.54 4.93 5.12 5.23 5.64 Quốc tế (VIB) 10.64 9.55 4.62 4.95 5.11 5.32 Bắc Á (BacABank) 2.77 1.94 1.77 1.89 2.13 2.84 Đông Á (DongABank ) 9.23 6.47 8.06 8.45 8.67 8.79 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)

Một điều dễ nhận thấy các chi nhánh NHTM nhà nước thường được người dân yên tâm khi gửi tiền mặc dù lãi suất luôn thấp hơn các chi nhánh khác nhưng vì uy tín nên vẫn luôn có lượng tiền mặt cao. Vậy lý do gì hệ số này luôn thấp hơn các chi nhánh NHTM cổ phần? Đó là vì, huy động tốt thì tín dụng cũng phát triển tốt, doanh nghiệp vay vốn tại các chi nhánh luôn cao hơn, lượng tiền vay lớn hơn nên thông thường khoản tiền mặt tại chi nhánh luôn thấp.

3.2.2.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản

Hiện nay các ngân hàng đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ số này được tổng hợp tại Hội sở chính đồng nghĩa tại các chi nhánh không phản ánh giá trị Chỉ số chứng khoán thanh khoản. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của NH càng tốt hay hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh trên cả nước thuận lợi.

Bảng 3.5. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng

Đơn vị tính: % Năm

Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 8.69 9.24 12.61 12.97 13.34 14.18 Đầu tư & PT (BIDV) 9.72 10.51 12.54 13.01 13.96 14.56 Công thương (CTG) 13.94 13.88 13.56 13.97 14.1 14.35 Ngoại thương (VCB) 17.80 12.53 8.10 9.21 9.97 10.34 Sài Gòn Thương tín (STB ) 13.90 13.93 14.83 14.54 15.01 15.48 Sacombank (SCB) 2.94 4.02 10.88 8.46 9.37 9.84 Quân đội (MB) 21.61 25.10 27.33 27.97 26.86 25.56 Á Châu (ACB) 2.59 4.68 13.73 12.56 13.41 14.01 Kỹ thương (TCB) 25.01 29.80 29.00 28.68 28.02 27.23 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 7.13 5.66 3.43 4.12 4.85 5.07 Xuất nhập khẩu (EIB) 0.59 0.59 2.25 2.85 3.14 3.45 VN thịnh vượng (VPB) 23.75 31.54 30.27 29.71 29.05 28.46 Quốc dân (NCB) 3.75 5.66 10.01 10.75 10.24 11.02 Oceanbank (OCB) 21.44 22.44 22.01 21.45 22.78 23.04 An Bình (ABB) 3.52 9.08 16.12 16.75 15.94 16.48 Quốc tế (VIB) 21.86 28.35 31.99 31.03 30.74 29.68 Bắc Á (BacABank) 6.19 26.33 24.27 23.85 23.05 22.95 Đông Á (DongABank ) 6.08 7.14 10.99 11.35 11.86 12.07

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả) Kết quả tính toán ở bảng 3.5 cho thấy, hầu hết các NH đều nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ thấp. Đặc biệt, có NH dự trữ loại tài sản này cho nhu cầu thanh khoản rất thấp như NH Sài Gòn Hà Nội, NH An Bình, NH Eximbank…Điều này chứng tỏ các NH không quan tâm lắm đến dự trữ thứ

cấp, chỉ đầu tư một tỷ trọng rất ít cho dự trữ này, còn lại chủ yếu tập trung vào dự trữ sơ cấp, điều này đã khiến cho hoạt động quản lý thanh khoản của NH kém hiệu quả. Vì chúng ta đã biết thị trường chứng khoán Việt Nam 3 năm qua hoạt động sôi nổi, nếu NH chú trọng nâng cao giá trị chứng khoán của mình lượng tiền thu được sẽ rất lớn, tăng khả năng thanh khoản của NH.

3.2.2.4. Chỉ số năng lực cho vay

Chỉ số năng lực cho vay (Dư nợ/Tổng tài sản “Có”) phản ánh năng lực cho vay của NH. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà NH nắm giữ.

Bảng 3.6. Chỉ số năng lực cho vay của các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Đơn vị tính: % Năm

Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 76.42 75.13 69.69 70.45 72.96 74.01 Đầu tư & PT (BIDV) 69.61 71.05 68.46 69.75 70.11 70.5 Công thương (CTG) 65.97 65.05 66.38 66.96 67.56 68.45 Ngoại thương (VCB) 57.88 68.53 47.31 49.02 50.65 51.85 Sài Gòn Thương tín (STB ) 62.19 67.33 66.03 65.78 66.81 67.05 Sacombank (SCB) 59.08 49.17 55.32 54.54 55.98 56.45 Quân đội (MB) 42.87 49.36 50.69 51.12 51.75 52.23 Á Châu (ACB) 58.12 63.84 64.12 64.97 65.34 66.01 Kỹ thương (TCB) 38.36 44.70 46.14 46.89 47.23 48.11 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 49.05 53.48 61.70 61.45 62.11 63.01 Xuất nhập khẩu (EIB) 44.02 49.05 54.07 53.56 54.36 55.1 VN thịnh vượng (VPB) 37.39 45.70 47.22 48.56 49.04 49.98 Quốc dân (NCB) 59.70 46.35 45.17 45.76 46.23 47.21 Oceanbank (OCB) 40.71 42.46 42.13 43.34 43.87 44.56 An Bình (ABB) 40.63 40.92 38.65 39.01 39.68 40.23 Quốc tế (VIB) 54.08 48.89 48.13 49.02 49.56 50.11 Bắc Á (BacABank) 64.98 58.49 63.58 63.23 64.12 64.65 Đông Á (DongABank ) 73.18 70.90 59.61 59.12 60.23 60.75

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)

Qua bảng 3.6 ta có thể thấy hoạt động chủ yếu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố vẫn là hoạt động tín dụng, chỉ số năng lực cho vay luôn trên 50% (Ngoại trừ MB và Oceanbank). Như vậy, rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các NH buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của NH giảm đi. Chưa kể việc một số NH sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Hai rủi ro này sẽ tạo áp lực thanh khoản lên các NHTM.

3.2.2.5. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Trước hết, có thể khẳng định một cách chắc chắn với độ tin cậy 100%

rằng tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở các quốc gia, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan-to-deposit ratio - LDR). Tỉ lệ LDR, đúng như tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi - biểu hiện % các khoản cho vay của NH được tài trợ thông qua tiền gửi. Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của NH. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của NH giảm đi một cách tương ứng.

Trong bối cảnh NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu của RRTK trên hệ thống NH. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên NH liên tục tăng nhanh cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số NH cho vay vượt qua khả năng huy động tiền gửi cho thấy những NH này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên NH. Điều này có thể nhận thấy khá rõ ràng trong giai đoạn 2008 - 2012 có thời điểm lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên NH lên mức “kỷ lục”: 40%/năm. 5 năm trở lại đây, nhờ có chính sách vĩ mô của

Chính phủ nhằm kìm chế lạm phát nên độ “nóng” đã có xu hướng hạ nhiệt.

Trên đại bàn thành phố hiện nay, một số ngân hàng có lượng huy động vốn lớn như: BIDV, Viettinbank, Vietcombank, MB nên các NH này chủ động hơn trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tuy vậy, vì là những NH có uy tín nên hoạt động tín dụng cũng phát triển, điều này lại gây ra áp lực trong việc thanh khoản.

Bảng 3.7. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại các chi nhánh Đơn vị tính: % Năm

Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT

(Agribank) 90.40 89.45 83.90 84.76 85.12 84.23 Đầu tư & PT (BIDV) 101.68 104.28 96.15 95.12 93.45 91.65 Công thương (CTG) 104.29 98.35 102.03 100.54 98.35 96.23 Ngoại thương (VCB) 83.51 95.78 64.12 67.45 70.34 71.67 Sài Gòn Thương tín (STB ) 81.91 81.75 76.65 75.12 73.97 72.34 Sacombank (SCB) 96.72 60.51 67.51 65.12 68.01 70.21 Quân đội (MB) 61.45 63.65 59.18 61.04 62.34 63.1 Á Châu (ACB) 70.14 74.95 72.77 73.56 72.23 74.01 Kỹ thương (TCB) 56.42 56.13 58.63 57.96 59.02 60.11 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 69.31 70.97 81.95 80.34 81.56 82.23 Xuất nhập khẩu (EIB) 90.93 95.53 83.41 85.67 87.34 86.15 VN thịnh vượng (VPB) 59.10 58.85 63.18 64.45 65.87 66.05 Quốc dân (NCB) 75.45 65.72 68.07 69.87 68.12 70.34 Oceanbank (OCB) 60.68 54.85 53.12 55.43 55.97 56.09 An Bình (ABB) 55.88 57.96 57.20 58.12 59.23 60.11 Quốc tế (VIB) 84.42 81.95 77.15 78.34 76.69 75.12 Bắc Á (BacABank) 75.54 69.34 77.62 75.12 76.23 77.45 Đông Á (DongABank ) 91.67 81.31 66.82 70.45 69.12 70.78

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả) Trong giai đoạn 2012 - 2017, Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại chi nhánh của các ngân hàng lớn mặc dù đã giảm hơn so với thời

gian trước những vẫn ở mức cao luôn trên 80%. Mà theo Thông tư 13/2010/TT NHNN đã ban hành quy định tỷ lệ cho vay trên huy động ở mức tối đa 80% cho các NH và 85% cho các TCTD khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các NHTM lớn như Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank, Eximbank…vẫn không đảm bảo được tỉ lệ cho vay trên huy động theo như quy định của NHNN. Kết hợp với việc phân tích chỉ số năng lực cho vay ở trên ta có thể thấy tài sản

“Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có”

của các NH, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, toàn bộ tiền gửi của khách hàng đều được sử dụng vào mục đích cho vay, Trong trường hợp này tỷ lệ cao như vậy, các NH buộc phải vay tổ chức tín dụng (TCTD) khác để đảm bảo dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng thanh khoản. Một cách các chi nhánh thường thực hiện đó là đi vay trên thị trường 2 để cho vay thị trường 1, điều này dẫn đến vấn đề rủi ro trong thanh khoản tăng.

3.2.2.6. Vị thế ròng của các NH trên thị trường 2

Những nhận định khi phân tích 2 chỉ số năng lực cho vay và LDR sẽ được minh chứng thêm khi xét vị thế ròng của các NH trên thị trường 2. Phân tích vị thế ròng của các NHTM trên thị trường 2 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn khả năng quản lý thanh khoản của các NH. Thị trường 2 là thị trường giao dịch với NHNN và các TCTD khác, thông thường các giao dịch này thường xuyên, đều đặn chỉ là các giao dịch tiền gửi tại NHNN nhằm mục đích dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán và giao dịch tiền gửi tại cac TCTD khác nhằm phục vụ mục tiêu thanh toán vốn lẫn nhau. Ngoài ra số dư trên thị trường này còn bao gồm những giao dịch từ vay và cho vay lẫn nhau nhằm mục đích bù đắp thanh khoản. Do vậy, phân tích chỉ tiêu này cũng phần nào cho thấy khả năng quản lý RRTK của các NHTM như thế nào.

Vị thế ròng = Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)