Quản lý nhà nước về giá đất ở một số tỉnh và kinh nghiệm cho tỉnh Thái nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT

1.6. Quản lý nhà nước về giá đất ở một số tỉnh và kinh nghiệm cho tỉnh Thái nguyên

1.6.1. Quản lý nhà nước về giá đất ở một số tỉnh

Nhìn chung việc ban hành và áp dụng xây dựng bảng giá đất, trình tự xác định giá đất tại các tỉnh về cơ bản là giống nhau về nội dung do đều áp dụng theo các quy định và khung giá do Chính phủ ban hành. Tuy nhiên có sự khác nhau về việc quy định giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (gồm

đất dùng vào mục đích thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh) giữa các tỉnh điển hình như:

Tại Hà Nội:

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm quyền lực và là đầu não của cả nước. Dân số tại thủ đô đứng vào hàng bậc nhất của cả nước. Do vậy nhu cầu về đất tại đây là rất cao kéo theo giá đất tại đây có giá cao và luôn biến động xếp vào hàng bậc nhất của Việt Nam. Việc quy định giá đất phi nông nghiệp tại đây rất chặt chẽ và chi tiết cho từng loại đất, từngkhu đất, từng vị trí. Trong bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 theo Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội luôn quy định giá cụ thể đối với từng vị trí, tuyến đường đối với đất phi nông nghiệp là đất thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh. Sự quy định chi tiết và cụ thể đó càng phản ánh sát hơn giá trị của đất phi nông nghiệp nơi đây.

Tại Bắc Ninh:

Bắc Ninh, xưa là xứ Kinh Bắc, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Với vị trí thuận lợi, Bắc Ninh ngày nay chính là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Bắc Ninh còn là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - thương mại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Mặc dù là tỉnh có diện tích đất nhỏ nhất trong 63 tỉnh thành tuynhiên việc quy định giá đất tại đây khá chi tiết cho các loại đất, ngoài việc quy định chi tiết cụ thể giá đất ở cho từng vị trí tuyến đường thì giá đất sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ tại đây cũng được quy định cụ thể theo Quyết định 552/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh gồm:

Giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị có thời hạn sử dụng 70 năm. Giá đất được tính bằng 80% giá đất ở tại vị trí đó.

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy định cụ thể về mức giá trong bảng giá đối với các khu vực thành phố, thị xã, huyện…

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. giá đất được tính bằng 70% giá đất ở tại vị trí đó.

1.6.2.Kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên trong công tác xây dựng giá đất Tại Thái Nguyên việc quy định giá đất thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh được quy định theo Quyết định 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên cụ thể:

Đối với đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, tại đô thị có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính bằng 60% giá đất ở tại vị trí đó.

Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn, tại đô thị có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính bằng 60% giá đất ở tại vị trí đó.

Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh và đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính bằng 60% giá đất ở tại vị trí đó.

Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa có thời hạn sử dụng lâu dài: Giá đất được tính bằng 60% giá đất ở tại vị trí đó.

Đối với đất phi nông nghiệp khác có thời hạn sử dụng 70 năm: Giá đất được tính bằng 60% giá đất ở tại vị trí đó.

Nhìn chung giá đất thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh tại tỉnh được tính bằng 60% giá đất ở cùng vị trí trong bảng giá. Đây là một bất cập trong việc xây dựng bảng giá của tỉnh. Chúng ta nên học tập các tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nội để quy định cụ thể hơn về giá đất thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh đối với từng vị trí, tuyến đường nhằm mục đính:

Một là: Nhằm phản ảnh đúng giá trị của đất tại vị trí cần xác định giá, tránh tình trạng quy đồng đều bằng 60% giá đất ở.

Hai là: Để tránh thất thoát nguồn lực tài chính thu từ đất đai như tiềnthuế sử dụng đất, phí và lệ phí về đất, xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai…

Ba là tạo hành lang pháp lý đối với việc định giá đất phù hợp thị trường trong những trường hợp không áp dụng giá đất do Nhà nước quy định.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)