Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.3.4. Về tổ chức định giá đất
Cần xem xét rút ngắn quy trình định giá đất ở các khâu sao cho hợp lý để rút ngắn thời gian định giá nhưng vẫn đảm bảo về hiệu quả công việc.
Tăng cường phân cấp trong định giá đất, đồng thời tách bạch rõ ràng hơn giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ công theo hướng đẩy mạnh xã hộihoá các hoạt động định giá đất.
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc định giá đất, tiến tới Chính phủ chỉ quy định các phương pháp xác định giá đất và quy trình định giá đất mà không quy định khung giá đất như hiện nay.
Việc quy định giá đất giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động, linh hoạt định giá đất theo thực tế thị trường của từng vùng, từng địa phương.
Định giá đất tách biệt với thẩm định giá đất: Đây là vấn đề liên quan thiết thực đến cả 3 chủ thể: người dân, nhà nước và doanh nghiệp, do vậy việc định giá đất phải tách biệt rõ ràng với việc thẩm định giá. Mặt khác, việc thẩm định giá nói chung và thẩm định giá đất nói riêng, trong hệ thống pháp luật hiện nay cũng chưa quy định thống nhất nên dẫn đến bất cập là điều không tránh khỏi.
Vấn đề định giá đất và thẩm định giá đất mang tính khách quan sẽ giúp cho việc ban hành bảng giá đất theo định kỳ không bị rơi vào khuôn phép cứng nhắc.Vì vậy, để khách quan về công tác định giá phải có cơ quan độc lập thẩm định. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng chính sách tài chính về đất đai khách quan hơn, hoạt động đền bù giải tỏa cũng không gặp phải vướng mắc.
Kiện toàn, đổi mới cơ quan thực hiện định giá đất: Như đã phân tích ở trên, việc định giá đất và thẩm định giá đất phải mang yếu tố độc lập, khách quan; có như vậy mới bảo vệ được quyền lợi của cả người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Muốn có được giá đất chính xác cần phải có các tổ chức chuyên nghiệp, có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng độc lập trong việc điều tra khảo sát và định ra giá đất theo những phương pháp khoa học.
Bên cạnh đó nên có sàn giao dịch bất động sản tại tỉnhđể có thể kiểm soát tốt hơn các giao dịch trên thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác định giá đất cụ thể cũng như công tác quản lý nhà nước về giá đất nói chung của tỉnh.
4.3.5. Về hoàn thiện công tác cán bộ
Quản lý nhà nước về giá đất là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm vì hoạt động này liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức cá nhân quản lý giá đất nói riêng và trong công tác quản lý nói chung. Quản lý giá đất nói riêng thì cán bộ là khâu quyết định. Hiệu lực của quản lý nhà nước chỉ được đảm bảo khi đội ngũ cán bộ, công chức nắm vững pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao, sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý giá đất cùng với một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có những hành vi trục lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh những tranh chấp, khiếu kiện về giá đất.
Vì vậy để xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước về giá đất vận hành đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả thì công tác tổ chức và cán bộ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Thái Nguyên.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý về giá đất trên địa bàn, tỉnh cần thường xuyên quan tâm xây dựng, hoàn thiện bộ máy cán bộ, công chức làm công tác về giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó cần tập trung vào các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ cụ thể:
Tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý về giá đất không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về trình độ tin học, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Rà soát chất lượng cán bộ, công chức làm công tác về giá đất, kiên quyết loại bỏ những cán bộ công chức, viên chức yếu kém về chuyên môn, thường xuyên vi phạm kỷ luật, thoái hóa, biến chất…
Có kế hoạch cụ thể đào tạo nhằm nâng cao trình độ những công chức làm công tác quản lý về giá đất từ thành phố đến xã, phường còn hạn chế về chuyên môn.
Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý về giá đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Công tác quản lý nhà nước về giá đất của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
Trong những năm qua, công tác quản lý giá đất tại tỉnh đã đạt những thành tích đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều những khó khăn, hạn chế nhất định. Mặc dù đã được các Bộ, ngành, Lãnh đạo tỉnh thường xuyên quan tâm tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong công tác xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất… những bất cập này có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển chung của tỉnh. Để khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi công tác quản lý về giá đất của tỉnh phải được thực hiện tốt, hiệu quả. Trước những yêu cầu đổi mới nền của nền kinh tế thì việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đất tại tỉnh là yêu cầu tất yếu khách quan.
Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, Làm rõ cơ sở lý luận về Quản lý giá đất tại tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai, Thông qua trình bày, phân tích thực trạng quản lý về giá đất tại tỉnh trong thời gian qua, trên cơ sở nhận thức thực tiễn, luận văn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý về giá đất tại tỉnh. Những tồn tại đó cần được sửa đổi, khắc phục cho phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và triển vọng tương lai phát triển của tỉnh.
Thứ ba, Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý về giá đất, luận văn đã trình bày một số giải pháp và điều kiện để tăng cường công tác quản lý về giá đất tại tỉnh Thái Nguyên.
Với một số giải pháp đề xuất sẽ giúp tăng cường quản lý về giá đất tại tỉnh, tạo thuận lợi trong việc phát triển kinh tế theo hướng bền vững trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
2. Kiến nghị
Qua phân tích nguyên nhân tôi xin đề xuất một số kiến nghị:
Về việc xây dựng và ban hành các quy định về giá đất:
Cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy vềgiá đất, gồm một số nội dung cụ thể về khung giá đất phù hợp với giá thị trường, về điều chỉnh bảng giá đất, trong điều kiện giá đất chưa thể đảm bảo sát với giá thị trường, trước mắt cần áp dụng 2 bảng giá đất. Thống nhất công tác định giá đất trong trường hợp xây dựng bảng giá đất hàng năm và định giá đất để phục vụ cho một số trường hợp cụ thể.
Về tổ chức, phương pháp xác định giá đất:
Tăng cường phân cấp, phân quyền trong định giá đất, đồng thời tách bạch rõ ràng hơn giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ công theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động định giá đất; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc định giá đất; định giá đất tách biệt với thẩm định giá đất.
Về quy hoạch sử dụng đất
Đề nghị các cấp, các ngành triển khai đồng bộ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Bộ máy làm công tác định giá:
Đối với cơ quan trực tiếp thực hiện công tác định giá cần kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác định giá và tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác định giá, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, chế độ chính sách liên quan giá đất và quản lý đất đai cho cán bộ quản lý và lãnh đạo xã phường nơi triển khai các dự án.
Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất ở địa phương.
Tăng cường quản lý nhà nước:
Cần chấn chỉnh công tác quản lý đất đai ở cơ sở, đổi mới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và tiến hành ngay việc rà soát, tập hợp văn bản pháp quy của thành phố.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai, thực hiện tốt và hoàn thành công tác quy hoạch đô thị gắn liền với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện tốt thủ tục hành chính, tăng cường hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật.
Về bảng giá đất
- Đối với đất nông nghiệp
+ Đề xuất điều chỉnh xây dựng giá đất nông nghiệp giai đoạn năm 2015 - 2019 theo từng đơn vị hành chính cấp xã thay cho việc quy định giá đất nông nghiệp theo vùng và đơn vị hành chính cấp huyện như năm 2014 và các năm trước đây. Lý do điều chỉnh vì Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Uỷ ban dân tộc quy định về phân vùng chỉ có hiệu lực trong giai đoạn 2012 - 2015.
+ Bổ sung quy định về thời hạn sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 112 và Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
+ Đối với đất nông nghiệp tại các phường của thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công do có lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, cơ sở hạ tầng thuận lợi về giao thông từ nơi sản xuất so với thị trường tiêu thụ tập trung và để phù hợp với giá chuyển nhượng th
ực tế trên thị trường đồng thời đảm bảo chất lượng của bảng giá đất sử dụng ổn định trong thời gian 5 năm (giai đoạn 2015 đến hết năm 2019) theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, giá đất nông nghiệp cần được điều chỉnh cho phù hợp.
- Đối với đất phi nông nghiệp Đối với đất ở:
Điều chỉnh thị trấn Chùa Hang từ huyện Đồng Hỷ sang thành phường Chùa Hang thuộc thành phố Thái Nguyên và điều chỉnh giá tương ứng với các phường thuộc thành phố Thái Nguyên.
Điều chỉnh xã Đồng Bẩm thuộc thành phố Thái Nguyên thành phường Đồng Bẩm và điều chỉnh giá tương ứng với các phường thuộc thành phố Thái Nguyên.
Điều chỉnh xã Sơn Cẩm từ huyện Phú Lương sang thuộc thành phố Thái Nguyên và điều chỉnh giá tương ứng với xã Quyết Thắng.
Điều chỉnh xã Linh Sơn, xã Huống Thượng từ huyện Đồng Hỷ sang thuộc thành phố Thái Nguyên và điều chỉnh giá tương ứng với các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức.
Điều chỉnh xã Đồng Liên từ huyện Phú Bình sang thuộc thành phố Thái Nguyên và điều chỉnh giá tương ứng với các xã: Cao Ngạn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh Đức.
Điều chỉnh xã Lương Sơn từ thành phố Thái Nguyên sang thành phường Lương Sơn thuộc thành phố Sông Công (giữ nguyên giá).
Điều chỉnh các thị trấn: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn và xã Đồng Tiến thuộc thị xã Phổ Yên thành các phường (giữ nguyên giá).
Điều chỉnh cụm từ “thị xã Sông Công” thành cụm từ “thành phố Sông Công”; điều chỉnh cụm từ “huyện Phổ Yên” thành cụm từ “thị xã Phổ Yên”;
điều chỉnh cụm từ “thị trấn Ba Hàng” thành cụm từ “phường Ba Hàng”; điều chỉnh cụm từ “thị trấn Bãi Bông” thành cụm từ “phường Bãi Bông”; điều chỉnh cụm từ “thị trấn Bắc Sơn” thành cụm từ “phường Bắc Sơn”.
Điều chỉnh giá một số tuyến đường có biến động lớn về giá và đề nghị bổ sung một số tuyến đường chưa có trong bảng giá đất tại Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.