CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN
1.5. Kinh nghiệm trong công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm
1.5.1. Công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước ở một số địa phương
* Quản lý công tác thu NSNN tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Huyện Văn Chấn là huyện miền núi với tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Công tác thu NSNN tại huyện trong những năm qua luôn được chú trọng, triển khai thực hiện. Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được phê duyệt, Chi cục Thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục Thuế. Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 5 năm đã từng bước nâng tính chủ động và trách nhiệm của chính
quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Về công tác đôn đốc quản lý, thu hồi nợ đọng thuế được triển khai đồng bộ các giải pháp như phối hợp với KBNN huyện tăng cường công tác quản lý thu ngân sách; tập trung vào thực hiện khấu trừ tại nguồn đối với số tiền nợ thuế của các đơn vị xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước trước khi thanh toán cho các chủ đầu tư; truy thu, xử lý nghiêm những trường hợp có số nợ thuế lớn; khẩn trương rà soát lại các khoản thuế, nợ đọng trên địa bàn để triển khai thu thuế theo quy định.
* Quản lý công tác thu NSNN tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là một huyện miền núi thuộc vùng Tây Bắc với diện tích tự nhiên 121.322 km² gồm 12 xã và 01 thị trấn. Là huyện có tiềm năng, lợi thế về kinh doanh nông sản và du lịch. Nguồn thu chủ yếu của huyện là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, huyện đã thực hiện đề án ủy nhiệm thu đối với một số nguồn thu (thu từ hộ kinh doanh cá thể, thuế nhà đất, phí …) cho UBND xã thực hiện. Việc này đã mang lại hiệu quả đáng kể, tăng cường được sự quan tâm chỉ đạo của UBND các xã trong công tác thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu, tập trung số thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách, hạn chế nợ đọng, thất thu và sót hộ. Trong quá trình thực hiện thu NSNN, các cấp chính quyền luôn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu nợ thuế nhằm huy động kịp thời đầy đủ các khoản thu phát sinh nộp vào NS. Thực hiện phạt nộp chậm đối với các sắc thuế, từng bước công khai các Doanh nghiệp vi phạm, nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Hàm Yên là một huyê ̣n miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang thuô ̣c vùng miền núi Bắc Bô ̣; Nền kinh tế huyê ̣n Hàm Yên cũng mang những nét đặc trưng như nhiều huyê ̣n miền núi phía Bắc khác, đó là: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sản xuất nông lâm nghiê ̣p là chủ yếu; các ngành công nghiê ̣p xây dựng, thương mại, dịch vu ̣ còn nhỏ lẻ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được hết các yêu cầu phát triển.
Trong những năm 2014 - 2016, công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện huyê ̣n Hàm Yên đã đạt được những kết quả đáng kể. Số thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyê ̣n có sự tăng trưởng qua các năm, các nguồn thu chủ yếu đều đạt và vượt dự toán giao.
Đạt được kết quả trên mô ̣t phần là nhờ xu hướng phân cấp quản lý NSNN trong những năm qua không ngừng hoàn thiê ̣n, giúp hiê ̣u quả quản lý
NSNN nói chung và quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyê ̣n nói riêng ngày càng được nâng cao. Điều đó được thể hiê ̣n rõ nét trong viê ̣c phân cấp nguồn thu nhiều hơn cho chính quyền địa phương và coi tro ̣ng quyền tự quyết của NS cấp dưới. Đặc biê ̣t, chính quyền cấp tỉnh được giao quyền tự chủ khá lớn trong quản lý NSĐP nên chính quyền cấp huyê ̣n cũng phát huy được tính năng đô ̣ng, sáng tạo trong khai thác các nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn; NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hô ̣i nhập.
Bảng 1.1. Thu NSNN trên địa bàn huyện Hàm Yên
Đơn vị tính: triê ̣u đồng
TT
Năm
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán TH
TỔNG THU 243.580,0 421.191,7 304.176,0 579.406,8 406.022,0 537.818,7
I
Thu NSNN trên địa bàn được hưởng
40.650,0 47.768,8 41.176,0 56.475,3 50.751,0 70.768,2
1
Thu NS cấp huyện
hưởng 100% 36.150,0 43.079,3 40.927,0 51.295,5 46.291,0 64.630,4
2
Thu NS cấp huyện
hưởng theo tỷ lệ % 4.500,0 4.689,5 249,0 5.179,8 4.460,0 6.137,8 II Thu kết dư NS
năm trước
0,0 3.358,2 0,0 5.350,6 0,0 18.844,1
III Thu chuyển nguồn 0,0 40.864,2 0,0 55.256,4 0,0 28.581,5 IV Thu bổ sung từ
NS cấp tỉnh
202.930,0 329.200,5 263.000,0 462.324,5 355.271,0 419.624,9
Nguồn: Số liệu Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên
Từ Bảng 1.1 có thể thấy: tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyê ̣n năm 2014 đạt 173% dự toán; năm 2015 đạt 190,5% dự toán; năm 2016 đạt 132,5% dự toán.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu NSNN cho huyện Yên Sơn Qua nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước ở 02 địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường, thị trấn trong công tác thu ngân sách.
- Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí tới các cấp, các ngành, người nộp thuế, phí, lệ phí đã được các cấp chính quyền từ huyện đến xã quan tâm thực hiện. Qua đó đã góp phần cho các đối tượng nộp thuế hiểu được quyền và nghĩa vụ với Nhà nước.
- Trong quá trình thu NSNN, công tác kiểm tra, đôn đốc đã được các cấp chính quyền thực hiện, qua đó góp phần hạn chế phát sinh nợ mới, nợ xấu, giảm nợ thông thường.
Trên đây là toàn bộ nội dung của Chương 1, bao gồm các khái niệm liên quan lĩnh vực quản lý thu ngân sách. Đó là những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn làm cơ sở để Luận văn tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách của huyện những năm qua tại Chương 2 kế tiếp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn trình bày một số vấn đề cơ bản về NSNN: khái niệm về NSNN, nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN...; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý NSNN của một số huyện trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, áp dụng vào công tác quản lý thu ngân sách huyện Yên Sơn.
Từ những nội dung đó, chương 1 của luận văn đã làm rõ được hiệu quả quản lý thu NSNN là việc thực hiện đồng bộ, đúng trình tự trong các khâu lập, chấp hành, quyết toán, và công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN. Đây cùng là tư tưởng xuyên suốt của luận văn, phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN của huyện trong các nội dung tiếp theo của luận văn.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc thực hiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nhằm từng bước hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước của huyện trong thời gian qua.
Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích các giải pháp đã và đang thực hiện cũng như căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để đưa ra một số đề xuất về giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách địa phương huyện Yên Sơn là việc làm rất cần thiết và quan trọng.
CHƯƠNG 2