CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG
2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Yên Sơn
2.3.5. Thực trạng công tác quản lý tổ chức thu NSNN tại huyện Yên Sơn
Năm 2014, bên cạnh những khó khăn những năm trước, cơ bản đã khắc phục được nhứng khó khăn do thiên tai, lũ lụt (những năm đầu nhà máy thủy điện Na Hang đi vào hoạt động) thời tiết khô hạn, sâu bệnh hại lúa chiêm xuân, tình hình lạm phát, giá cả đầu vào của sản xuất biến động...
Vì vậy thu NS những năm qua đạt được như sau:
Bảng 2.4. Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện (2014-2016)
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Sơn 2014-2016)
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán Quyết toán
tỷ lệ đạt
(%) Dự toán Quyết toán
tỷ lệ đạt
(%) Dự toán Quyết toán
tỷ lệ đạt (%) Tổng thu NSNN 580.377,0 862.201,1 148,6 602.681,0 760.869,9 126,2 651.664,3 728.429,5 111,8
Đơn vị tính: Triệu đồng
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dự toán Quyết toán
Biểu đồ 2.1 Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện (2014 – 2016)
Tổng thu NSNN vẫn đạt 862,2 tỷ đồng, bằng 148,6% so với năm 2013. Có sự biến động thu lớn như vậy là do, huyện đã có những chính sách khuyến khích thu thuế hợp lý, sự gia tăng thu ngân sách chủ yếu từ thuế ngoài quốc doanh, thu phí và lệ phí, thuế thu nhập các nhân. Mặt khác, cũng nhận thấy rằng đó là do sự biến động giá cả đầu vào của sản xuất. Do đó, thu ngân sách tăng không hẳn đã là đáng mừng vì tăng do tác động của những nhân tố không ổn định.
Năm 2015 và 2016, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước;
dịch bệnh xảy ra ở cây trồng, vật nuôi, thiên tai, lũ lụt xảy ra trên địa bàn, giá cả các mặt hàng luôn biến động…làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và công tác thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn được duy trì, tổng thu NSNN có giảm từ 760,8 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 728,4 tỷ đồng vào năm 2016, chủ yếu số thu trên địa bàn do cơ quan thuế thu giảm.
Nhìn chung những năm qua thu ngân sách trên địa bàn huyện có rất nhiều biến động do nhiều nguyên nhân. Có những năm thu ngân sách tăng rất cao, nhưng cũng có những năm rất thấp thậm chí còn giảm. năm 2014, tốc độ tăng thu rất cao do phát sinh nguồn thu mới (một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đi vào hoạt động và phát sinh doanh thu), thu thuế ngoài quốc doanh tăng do đẩy mạnh các biện pháp thu nợ động thuế, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc kê khai thuế, quản lý chặt chẽ các nguồn thu mới, chống thất thu. Ngược lại, năm 2015 và năm 2016 lại giảm.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu (2014-2016)
Đơn vị: %
2014 2015 2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,62 9,38 10,66
Tốc độ tăng thu
9,5 (11,8) (4,3)
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2016) Đơn vị: %
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng thu
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu ngân sách
Nguyên nhân sự biến động này ngoài yếu tố kinh tế, còn do trong những năm qua đã có khá nhiều thay đổi về cơ chế chính sách thu, nhằm hoàn thiện và đi vào ổn định. Chính vì vậy, nếu loại bỏ sự tác động của các cơ chế chính sách, thì thu ngân sách huyện những năm qua chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa, thực chất công tác thu ngân sách còn chưa đúng với tiềm năng, lợi thế của huyện.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn chia theo nguồn thu, bao gồm: thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (DNNN địa phương, DN ngoài Nhà nước); thu từ nhà và đất; thu từ phí, lệ phí và các khoản thu khác...
Bảng 2.6: Kết quả thu NS trên địa bàn huyện ( 2014-2016)
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nội dung thu Năm
2014 2015 2016
A TỔNG THU TRÊN ĐỊA BÀN 89.804,8 86.983,2 50.998,9 1 Cơ quan thuế thu 54.114,0 51.512,5 44.119,1 - Thu từ XNQD trung ương 1.222,1 2.310,7 - Thu từ XNQD địa phương 286,3 269,3 - Thu ngoài QD 21.637,1 24.148,0 23.006,3 - Thu thuế SD đất NN 448,7 240,2 214,9 - Thu thuế nhà đất 2,8 0,02 0,001 - Thu thuế sử dụng đất phi NN 276,1 351,8 382,7 - Thu tiền sử dụng đất 13.193,0 3.564,7 2.143,0 - Thu phí, lệ phí 3.682,1 5.027,0 3.001,6 - Thuế thu nhập cá nhân 2.323,4 1.077,3 2.162,9 - Lệ phí trước bạ 11.386,8 13.602,6 8.285,1 - Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 448,5 643,4 1.052,7 - Thu quyền khai thác KS 847,4 843,9 - Thu sử dụng 5% quỹ đất công ích 715,5 501,7 446,0 (Nguồn: Báo cáo công tác thu thuế của Chi cục thuế huyện 3 năm 2014 đến 2016)
Thu trên địa bàn huyện trong 3 năm qua đạt bình quân 75,9 tỷ đồng, với xu hướng giảm dần, chủ yếu các năm sau giảm hơn năm trước do ảnh hưởng từ nguồn thu do cơ quan thuế thu. Mỗi khoản thu có những đặc điểm, tính chất khác nhau, nên việc quản lý, thực hiện công tác thu đối với mỗi khoản cũng có những đặc trưng riêng. Trong các khoản thu đó, thu từ thuế NQD chiếm tỷ lệ cao nhất do quy mô phát triển và tiềm năng của nó gắn với sự phát triển kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
0 20000 40000 60000 80000 100000
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tổng thu trên địa bàn
Biểu đồ 2.3. Kết quả thu NS trên địa bàn huyện ( 2014 – 2016)
Bảng 2.7: Kết quả Thu NSNN trên địa bàn huyện theo sắc thuế chủ yếu 3 năm 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Các sắc thuế Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng thu 3 năm
Tỷ trọng (%)
Thuế GTGT 18,561 20,052 21,26 59,87 70,3
Thuế thu nhập DN 0,942 1,362 2,267 4,571 5,36
Thuế thu nhập các nhân 2,323 2,134 2,163 6,62 7,77
Thuế tài nguyên 0,747 0,795 0,857 9,02 10,58
Thuế môn bài 1,07 1,014 1,018 3,10 3,63
Các thuế khác 0,727 0,688 0,597 2,012 2,36
Tổng thu 24,37 26,045 28,162 85,19 100,00 (Nguồn: Báo cáo công tác thu ngân sách của Chi cục thuế giai đoạn 2014 - 2016)
+ Thuế GTGT chiếm bình quân 70,3% trong tổng số thu từ thuế và luôn có xu hướng tăng qua các năm do Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách để tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất Doanh nghiệp như: giảm tỷ lệ lãi suất vốn vay ngân hàng, giãn, hoãn nộp thuế cho các Doanh nghiệp. Qua đó đã kích thích sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực sơ chế, buôn bán các sản phẩm nông sản của
huyện đã phục hồi và phát triển (trong lĩnh vực này đóng góp tới hơn 70% số thuế GTGT phải nộp) dẫn đến tốc độ tăng trưởng chung cho cả giai đoạn vẫn đạt 20%/năm.
+ Thuế tài nguyên là những khoản thu phát sinh tương đối đều và và ổn định qua các năm, chiếm tỷ lệ bình quân 4,18% trong tổng thu NSNN Việc phân cấp nguồn thu còn một số hạn chế do hiện tại đang áp dụng tỷ lệ điều tiết 70% cho huyện 30% cho địa bàn phát sinh khoản thu, tuy nhiên có những khoản thu không xác định được địa bàn phát sinh, phát sinh tại địa phương khác ngoài huyện hoặc phát sinh tại huyên nhưng Doanh nghiệp lại đóng trên địa bàn khác. Trong những trường hợp này thường khó xác định trong việc phân cấp số thu. Nhìn chung, trong các loại thuế thì thuế GTGT vẫn là số thu chủ yếu, số thu từ thuế thu nhập của người có thu nhập cao và thuế TNDN còn chưa tương xứng tiềm năng. Trong giai đoạn tới, theo xu hướng tăng khai thác từ thuế trực thu, giảm các loại thuế gián thu như thuế GTGT thì các khoản thu từ thu nhập và tài sản rất cần được huyện quan tâm và tập trung quản lý.
+ Thu thuế thu nhập Doanh nghiệp chiếm bình quân 5,36% tổng thu, bình quân tăng rất cao, trong năm đầu của giai đoạn số thu thấp do đây là thời kỳ nền kinh tế trong nước đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Huyện Yên Sơn cũng trong dòng ảnh hưởng này, cũng trong thời kỳ này thiên tai, dịch bệnh, lạm phát xảy ra liên tục làm lương thực, hoa màu của nhân dân bị thiệt hại, mùa màng thất thu khiến cho các Doanh nghiệp kinh doanh nông sản bị ngừng trệ hoạt động, đối với các Doanh nghiệp xây dựng tiến độ thi công cho các công trình bị gián đoạn do không điều hòa được vốn.. đó là nguyên nhân dẫn đến thu từ thu nhập Doanh nghiệp nói riêng và các loại thuế khác nói chung bị suy giảm và đạt mức tăng trưởng thấp. Mặt khác, việc rà soát thuế TNDN còn chưa tốt. Mức tính thuế vẫn còn quá nhỏ so với số thực tế, chưa tương xứng tốc độ phát triển, quy mô kinh doanh.
+ Thuế môn bài chiếm tỷ lệ bình quân 3,63% tổng thu, đây là khoản thu ổn định, không biến động nhiều qua các năm. Trong những năm qua do thực hiện tốt công tác nắm bắt số hộ kinh doanh và thực hiện tốt ngày hội thuế môn bài đầu ngay từ đầu năm nên số thu ở khu vực này luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.
- Thu thuế thu nhập cá nhân: sắc thuế này chỉ bắt đầu phát sinh từ năm 2009.
Tuy nhiên, thực tế cơ chế chính sách thu cũng như cách thức quản lý thu nhập còn lạc hậu, nên còn thất thu lớn. Thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại huyện chủ yếu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu từ tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức. Việc kê khai chủ yếu do tổ chức, cá nhân và đơn vị tự kê khai, cơ quan thuế khó có thể kiểm soát được những khoản thu nhập khác ngoài lương và giá trị
chuyển nhượng thực tế của đất theo giá thị trường. Hơn nữa việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm chưa được cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ, mới chỉ mang tính hình thức, nhiều đối tượng đã lợi dụng quy định giảm trừ gia cảnh, thiếu minh bạch trong mua bán, chuyển nhượng đất để trốn thuế. Do đó, nếu có biện pháp quản lý chặt chẽ thì đầy cũng là nguồn thu tiềm năng của huyện.
- Thu khác ngân sách: Bao gồm thu phạt vi phạm giao thông, vi phạm hành chính....đây cũng là khoản thu không nhỏ trong thu NSNN. Tổng thu trong 3 năm đạt 2,021 tỷ đồng, có xu hướng giảm dần. Đây là biểu hiện tích cực khi các vi phạm của nhân dân đã giảm dần (vi phạm giao thông, vi phạm xây dựng nhà trái phép...).
Tuy nhiên, công tác thu trong lĩnh vực này còn nhiều tiêu cực, tệ nạn chạy tội, vẫn tồn tại gây thất thu NSNN.
Nhìn chung, các khoản thu trên đây đều có thể khai thác tốt hơn nếu huyện có những biện pháp quản lý thu hợp lý hơn, nâng cao được trách nhiệm của cán bộ, nhân viên các cơ quan chức năng.