1.2 Giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý GIS
1.2.6. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và ở ViệtNam
Việc ứng dụng GIS phục vụ theo dõi, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã được một số nước trên thế giới ứng dụng từ những năm 1970.
Tuy nhiên, ở Việt Nam do thiếu kinh phí, các trang thiết bị thu phát vệ tinh nên viễn thám và GIS chỉ mới được đưa vào ứng dụng trong thập kỷ vừa qua.
Tại Mỹ, GIS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường: trong đánh giá đất đai, trong quy hoạch không gian, quản lý đất đai khí tượng thủy văn, dự báo thời tiết, giám sát thay đổi môi trường [27]...
Tại Đức đã sử dụng dữ liệu độ cao của GIS kết hợp với dữ liệu vệ tinh để dự báo đặc tính vật lí của đất.
Tại Úc, Hệ thống Thông tin Tài nguyên Úc đã được thực hiện từ những năm 1970 nhằm hỗ trợ đưa ra những quyết định kiên quan đến các vấn đề về sử dụng đất, môitrường...
Ở BangLadesh, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp bắt đầu triển khai dự án GIS từnăm1996,với mục tiêu là thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nông nghiệp dựa
trên cơ sở GIS, sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý vùng sinh thái nông nghiệp (AEZ/GIS) để phát triển công nghệ và chuyển giao vào sản xuất nông nghiệp.
Từ khi giới thiệu GIS tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp, nhiều hoạt động đã được thực hiện sử dụng hệ thống cở sở dữ liệu AEZ/GIS. Hệ thống cơ sở dữ liệu AEZ là cở sở thông tin cơ bản phục vụ ta quyết định, nhiều cơ quan tổ chức quy hoạch quốc gia thể hiện đang sử dụng hệ thống AEZ/GIS cho mục đích quy hoạch vĩ mô và vi mô.
Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá đất đai, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở các lớp thông tin chuyên đề: khí hậu, đất, độ dốc, pH và các thông tin về vụ mùa đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của khoai tây để lập bản đồ thích hợp đất đai.
Ở Thái Lan, Đại học Yakohama – Nhật Bản và Viện Công nghệ Châu Á từ năm 1998 đã ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý nguồn tài nguyên. Đại học Khon ken cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng GIS trong tìm đất thích hợp cho cây lúa.
FAO cũng đã ứng dụng viễn thám và GIS trong nhiều lĩnh vực nghiên của đời sống, trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp để đánh giá đất đai thế giới ở tỷ lệ 1/5.000.000 [27].
1.2.6.2. Tình hình ứng dụng GIS ở ViệtNam
Ở Việt Nam, GIS đã có mặt ở rất nhiều các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau và đã có những kết quả đáng kể. GIS đã được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu trong các ứng dụng về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trong quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước và các quản lý hành chính khác. Các trường Đại học KHTN TP Hồ Chí Minh, trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức, Đại học Huế, Đại học KHTN Hà Nội, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Quy hoạch rừng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp,.... đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS, như tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất với công cụ GIS và viễn thám; xây dựng CSDL phục vụ thị trường bất động sản, ứng dụng GIS trong đánh giá đất; ứng dụng GIS tính toán các tham số
trong phương trình mất đất phổ dụng USLE để nghiên cứu về xói mòn đất [23]; ứng dụng GIS và ảnh viễn thám giám sát vùng đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long; ứng dụng mô hình thủy lực và mô hình độ cao số tính toán ngập lụt TP Hồ Chí Minh; GIS được ứng dụng để xây dựng bản đồ phân vùng nồng độ Arsen trong các giếng nước ngầm tỉnh An Giang[12]....
Trong ngành kiểm lâm Việt Nam, từ đầu năm 1997, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã lắp đặt và vận hành trạm thu ảnh viễn thám Modis tại Hà Nội với mục đích chính là phát hiện sớm các điểm cháy rừng và quản lý lửa rừng. Hệ thống trạm thu của TeraScan đã tự động thu nhận, xử lý và sao dữ liệu ảnh Modis hàng ngày từ hai vệ tinh TERRA và AQUA, tự động xử lý và tạo ra dữ liệu các điểm cháy rừng. Thông tin các điểm cháy, phát hiện, cảnh báo cháy rừng được truyền tải trên toàn quốc thông qua chương trình dự báo thời tiết hàng ngày.
Trong lĩnh vực y tế, viễn thám và GIS cũng từng bước đang được ứng dụng rộng rãi. Các ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực này có thể kể đến là: Sản phẩm hệ thống thông tin phòng chống thảm họa (giải thưởng Công nghệ thông tin quả cầu vàng năm 2001) của tác giả Nguyễn Hòa Bình; công trình ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong dự báo nguy cơ sốt rét tại tỉnh Bình Thuận năm 2002 của Nguyễn Ngọc Thạch trường Đại Học KHTN Hà Nội.
Trong những năm gần đây các ứng dụng viễn thám và GIS trong lĩnh vực y tế phát triển mạnh hơn. Dẫn theo Lê Công Thắng (2011) , các công trình tiêu biểu như: Hệ thống tính toán tồn lưu và lan tỏa chất độc da cam/dioxin của Văn phòng 33 (2009); ứng dụng GIS trong quản lý và dự báo sốt rét của Viện sốt rét (2009);
kiểm soát và dự báo dịch tả của Sở Y tế Bắc Ninh (2011); ứng dụng GIS trong quản lý và phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (2011); bản đồ phân bố và dự báo một số bệnh thường gặp tại Việt Nam (2003); hệ thống bản đồ phân bố cây độc, nấm độc tại các tỉnh biên giới phía Bắc và biện pháp xử lý, dự phòng (2007); bản đồ phân bố sốt rét và ký sinh trùng (2007); hệ thống bản đồ phân bố sinh vật và dược liệu ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa.
Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, với sự ra đời của trạm thu ảnh vệ tinh Spot (năm 2007) thuộc Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng loạt các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng viễn thám và GIS đã được hoàn thành như giám sát tài nguyên rừng; trong phân tích thông tin thị trường;
tích hợp ảnh vệ tinh, công nghệ GIS, GPS thành lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 và 1/5000; ứng dụng trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn, phòng chống lũ lụt; ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh Rada và quang học để thành lập một số lớp thông tin về lớp phủ mặt đất; thành lập bản đồ nhiệt độ bề mặt nước biển và hàm lượng Chlorophyll – A khu vực Biển Đông từ ảnh MODIS; ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý trong việc quản lý tổng hợp lưu vực sông; một số ứng dụng của ảnh vệ tinh Envisat Meris trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường[13]...