1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với toạ độ địa lý:
- Từ 20° 40’ đến 21° 40’ vĩ độ Bắc.
- Từ 106° 25’ đến 108° 25’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tĩnh Quảng Tây nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang.
Phía Đông và Nam giáp vịnh Bắc Bộ và thành phố Hải Phòng.
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh có chiều đài 167 km, chiều rộng 84 km, đường biên giới Việt Trung dài 132,8 km với 3 cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền Nam nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh Quảng Ninh còn có bờ biển Vịnh Bắc Bộ dài 250km, với hàng ngàn đảo lớn nhỏ có diện tích khoảng 98.000ha.
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có diện tích lớn của Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.102,4 km2 (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2010).
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 184 phường xã, thị trấn, gồm 10 đơn vị tỉnh, 3 thị xã, 1 thành phố và 2 tỉnh đảo. Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh nằm cách Hà Nội 170 km về phía tây theo quốc lộ 18A và cách thành phố cảng Hải Phòng 70 km về phía Nam theo quốc lộ 10.
Xét về vị trí địa lý cho thấy tỉnh Quảng Ninh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá và du lịch. Quảng Ninh có lợi thế nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) phía Đông Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa khẩu quốc tế quan trọng, có thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và đường bộ, lại vừa tiếp giáp với khu kinh tế nãng động phía Đông Nam Trung Quốc.
Hình 3: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
1.3.1.2. Địa hình, địa chất
Quảng Ninh là tỉnh có địa hình trung du miền núi ven biển. Phía bắc là vùng đồi thấp, tiếp đó là dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều- Móng Cái, phía Nam cánh cung này là vùng đổng bằng ven biển, cuối cùng là hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Bắc Bộ. Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt mạnh và nghiêng dần theo hướng Đông Bắc Tây Nam tạo ra hai vùng khác biệt: Miền Tây và miền Đông. Nhìn chung có thể chia thành các loại địa hình sau:
(1) Đia hình quần đảo ven biển
Bao gồm hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hai hàng nốiđuôi nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai tạo thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều. Trong số này có những đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo Cái Bàn... Độ cao phổ biến của các đảo khoảng trên dưới 100m. Hiếm thấy những đỉnh cao > 200m. Đỉnh cao nhất là Núi Nàng trên đảo Cái Bàn:
445m, Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu: 399m và một vài đỉnh có độ cao xấp xỉ 300m trên các đảo khác.
Xét về hình dạng và sự phân bố, các đảo từ Tiên Yên đến Móng Cái thường là những núi, đảo đài, chủ yếu được cấu tạo bởi đá sét, như đảo Vĩnh Thực, đảo Cái Chiên, đảo Vạn Vược... chạy song song với cánh cung Đông Triều ở phía trong.
Phần lớn các đảo này đều trơ trụi và hình thái địa hình của chúng tương tự các đải đồi trong đất liền. Điều đó cho thấy nguổn gốc của các đảo ngoài khơi chính là sự tiếp nối các đải đồi núi trong đất liền và tách khỏi đất liền sau khi nước biển dâng lên cao làm chìm ngập các thung lũng phân cách chúng.
Đảo Cái Bầu có hình tam giác cân mà đáy là một đường thẳng, chính là sự tiếp tục của đường đứt gãy lớn từ Đình Lập đến Tiên Yên (được đánh dấu bằng sông Phố Cũ). Đây là đảo lớn nhất trong các đảo ven bờ biển Đông Bắc cùng với đảo Cát Bà.Bờ biển khu vực này thuộc dạng bờ xâm thực bị ngập nước. Chúng bị chia cất phức tạp và chắn bởi các hòn đảo có đường phương cấu trúc địa chất song song với đường bờ như các đảo Vĩnh Thực, Cái Bầu...
Bắt đầu từ đảo Cái Bầu trở về phía Tây Nam (đến giáp Hải Phòng) là haivòng cung gồm hơn một nghìn đảo nhỏ trải dài trên 95 km, phần lớn được cấu tạo bởi đá vôi và đá sét, bao bọc lấy vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Những hồn đảo này khi thì tụ tập thành dãy có những vách đựng đứng đổ thằng xuống eo biển hẹp.
Nhưng cũng có những hòn cô độc như các đảo sót. Toàn thể vùng đảo này đều mang đầy đủ đặc tính của một miền núi đá vôi cổ tuổi Cacbon-Pecmi dạng khối, đôi khi dạng tấm.
Màu sắc đa dạng, từ xám đến xám tro, xám trắng. Nằm xen kẽ với đá vôi có đá vôi silic và các trầm tích lục nguyên (đá cát, đá sét...). Các đảo đá vôi này mang đầy đủ những dạng địa hình của một miền castơ sót bị ngập nước biển.
Chúng được hình thành và phát triển trên đất liền, sau đó bị nước biển dâng lên làm chìm ngập. Điều đó thấy rõ thông qua các bổn nước tròn bao bọc xung quanh các vách đá vôi: đó là các thung castơ cũ. Các hang động rất phát triển và đều nằm ở một độ cao nhất định, chính là mực cơ sò xâm thực trước đây cao hơn hiện tại.
Bờ biển khu vực này thuộc dạng bờ xâm thực castơ hoặc bờ mài mòn hóa học. Với hàng nghìn hòn đảo cấu tạo bởi trầm tích cacbonat (đá vôi) nên quá trình mài mòn vừa có tác động cốa sống, vừa cổ tác dụng hoà tan do các phản ứng hoá học giữa nước biển và các đá này. Dạng địa hình đặc trưng cho đạng bờ này là các hốc mài mòn và các ngấn nước biển in trên các đảo đá.
Ngoài ra đá vôi còn xuất hiện ở các đảo lớn, như trung tâm đảo Cái Bàn và phần Đông Nam đảo Lim. Đá vôi có tuổi Đềvôn trung, hạt thô đôi khi tái kết tinh, màu đen hay xám sẫm và có phân lớp.
Các đảo đá cát, đá phiến sét tập trung hầu hết ở phía Đông. Những đảo lớn có dạng đồi thoải, mấp mổ, giống với địa hình đổi thoải trong đất liền ở khu vực cẩm Phả-Tiên Yên. Các đảo này được cấu tạo bỏi nhiều loại đá khác nhau. Vùng quần đảo Cái Bầu, Quan Lạn được cấu tạo bởi các đá cát phân lớp xiên chéo màu xám sáng tuổi Đềvôn trung. Phía Đông Nam đảo Cái Bàn chủ yếu có cuội kết hạt trung, sỏi kết và đá cát có độ hạt khác nhau và chứa một số thấu kính mỏng than đá
tuổi Triat. Các đá màu đỏ tím tuổi Jura hạ chủ yếu là đá cát, cuội kết xen các lớp kẹp đá sét phân bố ở Tây Bắc đảo Cái Bầu và một chuỗi đảo nhỏ đọc theo vịnh Hà Cối. Cuối cùng là trầm tích á lục địa (đá cát hạt thô) tuổi Neogen lộ ra ở quần đảo Cô Tô.
(2) Địa hình đồng bằng duyên hải:
Bao gồm đồng bằng phù sa và đồng bằng xen đồi thuộc phía Đông các huyện, thị: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và phía Nam huyện, thị: Đông Triều, Uông Bí và Yên Hưng.
So với các vùng đồng bằng duyên hải khác, thì đây là một dải đồng bằng hẹp nhất. Chỗ rộng nhất chỉ khoảng 15 km, về hình thái vùng đồng bằng bao gồm:
- Dải đồng bằng phù sa: kéo dài từ Tiên Yên đến Móng Cái không hẳn liên tục, mà thường bị các đồi thấp có độ cao sàn sàn bằng nhau khoảng 25-50m ần sát ra biển cắt ngang. Rõ ràng đây là những bề mặt san bằng lý tưởng và tính chất bằng phẳng đó còn được thể hiện rõ ràng hơn nữa do lớp phủ thực vật rừng trên bề mật gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn và thay thế vào đó là ràng ràng và sim mua. Nhưng ngay cả ràng ràng và sim mua cũng không có thời gian để lớn lên thành cây bụi. Nguyên nhân chính do nhân dân chặt phá để giải quyết tình trạng thiếu củi làm chất đốt, ngay cả khi còn non.
Nguổn gốc của các dải đồi này chính là những bậc thểm biển. Điểu đó cho thấy, trước đây dải đất này bị ngập khi nước biển dâng cao và toàn bộ bề mặt của chúng đã bị san phẳng như ngày nay bởi tác động mài mòn của sóng biển. Thực tế hiện nay tác động mài mòn còn xuất hiện ở những mực thấp hơn: Bộ phận đổng bằng ven biển ở thịxã Móng Cái trẽn đường ra Mũi Ngọc hầu như mới thoát khỏi tác dụng của sóng biển, đặc tính phân bố của cuội đã nói lên điều đó.
- Dải đồng bằng ven biển: nhỏ hẹp chạy ven theo cánh cung Đông Triều, từ phía Nam huyện Đông Triều qua thị xã Uông Bí đến Yên Hưng. Trong đó khu vực huyện Đông Triều và Yên Hưng có diện tích lớn hơn so với thị xã Uông Bí bởi nó được một phần phù sa của sông Đá Vách, Cồn Khoai, sông Chanh tham gia tạo nên dải đồng bằng này.
Khi mực nước biển từng đợt rút xuống, các sông suối nhỏ mới cắt qua chúng mà tiến ra phía bờ biển hiện đại. Do sông suối đều ngắn và đổ từ một độ đốc tương đối lớn (do đồi núi nằm rất sát biển), không loại trừ khả năng chúng tạo nên một số vạt lũ tích hoặc bậc thềm sông, nhưng sự phân bố của chúng chỉ giới hạn dọc theo sông và cửa suối mà thôi.
Các đồng bằng hẹp duyên hải nằm gần như ngang với mực nước biển và là sản phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông. Chúng còn được tiếp tục lấn ra ngoài khơi bởi những bãi phù sa biển rất rộng lớn, dặc biệt là ven bờ biển Móng Cái. Vật liệu của các bãi phù sa biển gồm có cát thô ở bên dưới, cát mịn và bùn nhão giàu chất hữu cơ ở phía trên. Do chế độ nhật triều, chúng bị ngập nước triều mỗi ngày một lần.
Nước triều ban đầu tiến vào các bãi phù sa biển theo các lạch triều. Các lạch này rộng từ 0,50m đến l-2m và sâu từ 0,30- 2m, càng vào phía trong đất liền càng toả ra làm nhiều nhánh, trông như những thân cây toả ra nhiêu cành, chỉ có điều chúng bị uốn khúc rất mạnh. Từ các lạch triều, nước dần dần lan ra trên toàn bộ diện tích các bãi phù sa biển, dâng lên từ từ và đạt đến chiều cao l-2m, làm ngập các bãi ô rồ mọc ven cửa sông và chỉ còn nổi lên trên mặt nước những tán lá đày của sú vẹt.
Khi triều xuống, nước rút đần lộ ra lưới rễ cây choãi rộng của sú vẹt. Khi đó các bãi phù sa biển được phơi ra trên toàn bộ chiều rộng của bãi, bề mặt phẳng lỳ cùng các trũng nông đọng nước.
Các bãi phù sa biển dần dần sẽ lấp đầy các chỗ lồi lõm của bờ biển, trừ những cửa sông. Hiện tại cũng như trong tương lai gần con người sẽ sử dụng một phần các bãi phù sa biển này vào mục đích nuôi trồng thùy sản và nông nghiệp.
- Dải đồng, bằng xen đồi: chạy song song với dải đồng bằng Tiên Yên-Móng Cái. Độ cao phổ biến của các đổi dao động từ 50-100m. Dải đổi có độ dốc thoải nhất là ở thung lũng sông Vai Lai, có nhiều đổi thấp khoảng trên dưới 50m, đỉnh bằng, sườn rất thoải.Về cấu tạo địa chất và thạch học, thì giới hạn phía Bắc của đồng bằng duyên hải là hệ tầng Tấn Mài có tuổi giả thiết là Cambri thượng -
Ocđovic. Bao gồm đá cát mica, đá phiến mica, philit... màu xám, xám phớt lục. Phủ lên nó, đồng thời cũng lộ ra thành một dải dài theo đường quốc lộ 18 từ Tiên Yên đến Móng Cái, là hệ tầng màu tím đỏ Jura hạ gồm đá cát, cuội kết, bột kết và đá sét... có thể nằm thoải và thường tạo nén dạng địa hình krêta (sườn một mái) nhỏ đặc trưng cho vùng này.
(3) Địa hình núi thấp:
Bao gồm 2 dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu là phức tạp và có độ cao đáng kể nhất của tỉnh Quảng Ninh. Hai dải núi này được ngăn cách với nhau bởi thung lũng sông Ba Chẽ, Phố Cũ và Tiên Yên.
Đây là cánh cung cuối cùng của vùng Đồng Bắc và thưòng được gọi là cánh cung Đông Triểu. Ban đầu dải cánh này chạy theo hướng Tây-Đồng sát bờ vịnh Bắc Bộ ở khu vực Đông Triều-Hòn Gai, sau đó càng lên phía Bắc càng lùi dần vào phía trong đất liền. Trong đó, phía Đông Bắc có độ cao 500-1.000m chiếm ưu thế. Tại đây có một số đỉnh cao >1.000m cấu tạo bởi đá phun trào ryolit, như Cao Xiêm (1.330m), Châu Lãnh (1.507m). Phía Tây Nam núi thấp hơn, độ cao ưu thế 200- 500m, những đỉnh cao 1000 m rất hiếm, đạt tới mức này có Yên Tử (1.063m), Am Váp (1.094m). Còn lại trong vùng là những núi thấp, phổ biến ở độ cao 400-600m.
Khu vực giữa 2 dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu tạo nên cánh cung Đông Triều là một vùng đồi - núi thấp cao 200-300m đôi khi lên đến 500m, với những bồn địa giữa núi rộng lớn.
Địa hình trên hai dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu vẫn mang những đường nét kiến tạo rõ rệt vói đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn dốc, mức độ chia cắt sâu mạnh. Mức độ chênh lệch về độ cao lớn, trung bình khoảng 500m có nơi đạt 700- 800m. Sông suối có độ dốc lớn, đào lòng mạnh.
Nhìn trên bản đồ, khu vực Lương Mông - Ba Chẽ hầu như là một mặt bằng dịu thoải, nhưng trên thựctế lại bị chia cắt hơn nhiều. Một số núi có những vairộng, nhiều khỉ xếp thành hai tầng tạo thành những mặt bằng rõ rệt - nếu ta nối liền chúng lại bằng tưởng tượng; một số khác có dạng vòm, bằng chứng cho một vận động nâng lên yếu trên một quy mô lãnh thổ rộng lớn. Các sông chính cùa vùng như Ba
Chẽ, Phố Cũ và một phần sông Tiên Yên chảy qua vùng đồi-núi thấp này theo hướng Tây - Đông ra biển đều có thung lũng rộng thoáng, nhưng lòng sông cũng lắm ghềnh đá rắn.
Các loại đá phổ biến trên đạng địa hình này là các trầm tích Triat. Ở phía Bắc của vùng chủ yếu là các đá của hệ tầng Mẫu Sơn gồm đá cát màu xám, đá sét và bột kết màu phớt đỏ, tím, đôi khi lốm đốm. Phía Nam vùng ven biển, chạy suốt từ Đông Triều đến Cẩm Phả, Mông Dương là điệp chứa than Hòn Gai. Bao gồm các đá cuội kết, sỏi kết, đá cát, bột kết, bột kết chứa than, đá sét và các vỉa than dày hàng chục mét. Ngoài ra còn xuất hiện đá vôi Pecmi ẩn tinh, màu xám và xám tro có chứa ít sét. Ở thung lũng sông Ba Chẽ và sồng Phố Cũ có các đá sét thành hệ màu đỏ Jura-Kreta.
1.3.1.3. Khí hậu 1. Nhiệt độ:
Nhìn chung Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhệt độ bình quân hàng năm từ 22°C - 23°C, tổng tích ôn trung bình năm từ 7500°C - 8500°C. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng biến động theo độ cao: Vùng núi cao nhiệt độ trung bình năm là 19°C, vùng núi thấp nhiệt độ trung bình 19°C - 21°C, vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình > 21°C. Số liệu thống kê đại điện cho tỉnh:
Uông Bí, Hòn Gai, Tiên Yên, Móng Cái, Cô Tô... cho thấy có đặc điểm chung:
+ 4 tháng có nhiệt độ không khí bình quân nhỏ hơn 20°C: tháng 12 đến tháng 3.
+ 3 tháng có nhiệt độ không khí từ 20 đến 25°C: Tháng 4 và 10, 11.
+ 5 tháng có nhiệt độ không khí lớn 25°C: tháng 5 đến tháng 9
Nhiệt độ mặt đất trung bình thường cao hơn nhiệt độ không khí 3- 4°c. Số giờ nắng trung bình hàng năm ở các trạm dao động từ 1.200 - 1.500 giờ.
2. Lượng mưa:
Quảng Ninh có lượng mưa phân bố không đồng đều, giảm dần từ Móng Cái vào Đông Triều. Lượng mưa bình quân năm từ 2000- 2500mm, năm cao nhất có thể lên tới 3000-3500mm, năm thấp nhất không dưới 1500mm, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10. Khoảng 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng mưa thông thường nhiều ờ miền Đông tỉnh, được chia ra:
- Vùng có lượng mưa > 2500mm/năm Từ Ba Chẽ - Tiên Yên ra Móng Cái.
Mựa mưa từ thỏng 4-ằ 10: Lượng mưa >100mm/thỏng. Thỏng 8 thường mưa lớn nhất. Bốc hơi < Mưa phần lớn các tháng trong năm, ít bị khô hạn, nhiều mưa phùn, sương mù.
- Vùng có lượng mưa ± 2000mm/năm: Từ Hoành Bổ - Hòn Gai đến cẩm Phả: Mùa mưa tháng 5 đến tháng Ỉ0. 4 tháng thiếu ẩm từ tháng 12 đến tháng 3; bốc hơi > mưa. Số ngày mưa phùn ±25, sương mù ±20.
- Vùng có lượng mưa khoảng 1600 - 1800mm: Yên Hưng, Ưông Bí, Đông Triều và Bình Liêu: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trên 100 mm/tháng; lượng bốc hơi khoảng 1000 mm/năm. Các tháng từ 11-12 đến tháng 3 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, bị khô hạn. Số ngày mưa phùn ±10 ngày trong năm, ít sương mù.
3. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm từ 85 - 87%. Do mưa lớn và tập trung nôn thường xảy ra úng lụt vào tháng 6 và tháng 7. Tháng 4 và tháng 10 thường xảy ra hạn hán
4. Gió bão
Quảng Ninh là một tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của gió bão vùng vịnh, nhất là các huyện phía Tây của tỉnh. Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9, bão thường kéo theo mưa lớn và úng lụt. Quảng Ninh có 2 loại gió chính và thổi theo mùa:
- Gió mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió đông bắc tốc độ 2-4m/s và thường thổi theo đợt, mỏi đợt 3-5 ngày, tốc độ gió trong những ngày đầu có khi đạt tới cấp 5 cấp 6, ngoài khơi đạt tới cấp 7 cấp 8.
- Gió mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 10 thổi theo hướng đông nam, tốc độ 2- 4m/s, mùa này thường có bão.
Nhìn chung đặc điểm quan trọng của khí hậu Quảng Ninh là bị chi phối bởi địa hình phức tạp, biến động theo cao trình tương đối lớn nên một số yếu tố thời tiết