1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 là 13% và năm 2009 tăng 10,06%, trong đó nông - lâm - thủy sản tăng 3,6%, công nghiệp xây dựng tăng 11,1%, dịch vụ tăng 11%. GDP bình quân đầu người đạt 1.158 USD (năm 2009). Tỉnh đã tăng cường các hoạt động đối ngoại, hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
1.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh duy trì ở mức cao và ổn định. Giá trị sản phẩm năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2005 GDP đạt 12.633 tỷ đồng (6.573 tỷ đồng theo giá so sánh 1994) đến năm 2011 tăng lên 54.740 tỷ đồng
(14.743 tỷ đồng theo giá so sánh). Tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao và tương đối ổn đinh: GDP năm 2006 tăng 13,8%, năm 2007 tăng 13,7%, năm 2008 tăng 13,0%, 3 năm gần đây mặc dù có những biến động khó lường của tình hình kinh tế thế giới và trong nước GDP của tỉnh vẫn tăng 10,6% năm 2009, 12,3% năm 2010 và 10,7%
năm 2011.
Cơ cấu kinh tế trong vùng đã có nước chuyển biến tích cực, theo hướng tập trung phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh như công nghiệp, du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các ngành các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế. Năm 2011 khu vực nông nghiệp chiếm 6,2%; công nghiệp và xây dựng 56,9%; dịch vụ 36,9%.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả 3 lĩnh vực cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong nền kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, có tác động tới chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động, cơ cấu thành phần kinh tế được quan tâm một bước, các doanh nghiệp trong các thành phẩn kinh tế đã phát huy nội lực nhiều hơn, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ đã được hình thành theo quy hoạch phát triển và khai thác được các lợi thế của từng vùng... Tạo tiền đề cho tỉnh phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa xứng đáng là một trong 3 tỉnh trọng điểm của tam giác tầng trưởng kinh tế Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh.
1.3.2.3. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế 1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,7%/năm. Đã đảm bảo an ninh lương thực vùng nông thôn, chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính hàng hóa, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển việt nam đến năm 2020. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua được khó khăn và đạt mức tăng trưởng khá:
+ Trồng trọt: Diện tích gieo trồng đạt 98,6% so cùng kỳ, nhưng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 237.521 tấn, tăng 2% (ước tăng 4.731 tấn) so
với cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ.
+ Chăn nuôi: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài ngay từ đầu năm, nên số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm. Hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, trong đó có: 111 trang trại lợn; 36 trang trại gia cầm; 8 trang trại trâu bò. Toàn tỉnh có 3 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đang hoạt động.
+ Lâm nghiệp: Công tác trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt 11.121ha tăng 3% so với kế hoạch; công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện có đạt 100% kế hoạch giao. Độ che phủ của rừng ước đạt 51%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Công tác phòng, chống cháy rừng được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm, trong năm đã xảy ra 01 vụ, làm thiệt hại 3 ha rừng (giảm 1 vụ so với 2010 và giảm 27 vụ so với năm 2009). Lâm nghiệp phát triển mạnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để nhân dân miền núi làm giàu từ rừng, nâng độ che phủ rừng lên 50% năm 2010.
+ Thủy sản: Do giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh như điện, xăng dầu, thức ăn nuôi thủy sản, nên tổng sản lượng thủy sản ước thực hiện cả năm giảm hơn so với cùng kỳ, ước đạt 83.011 tấn, bằng 99,8% cùng kỳ. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ước đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ.
Làm tốt công tác chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.
Tuy nhiên nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng nhờ sự đổi mới về cơ chế chính sách, ngành lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống nhân dân vừng sâu, vùng xa, miền núi.
2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2011 ước đạt 30.087 tỷ đồng, bằng 94,4% kế hoạch và tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp Trung ương ước đạt 19.511 tỷ đồng (chiếm 64,8% giá trị toàn ngành), tăng 10,7%
(năm trước tăng 3,7%); công nghiệp địa phương 5.965 tỷ đồng (chiếm 19,8%), tăng
8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.609,9 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 7,1%.
Một số sản phẩm chủ lực đều tăng so với cùng kỳ, có sản phẩm tăng cao và vượt kế hoạch như: Điện sản xuất ước vượt 3,22 tỷ kwh, tăng 59,1% cùng kỳ; sản xuất than tuy có nhiều khó khăn, nhưng phát triển ổn định, sản lượng sản xuất năm 2011 tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Sản lượng than sạch ước đạt 44 triệu tấn, tăng 4,1%; than tiêu thụ ước đạt 44,4 triệu tấn, tăng 3,28% (trong đó xuất khẩu 16,5 triệu tấn, bằng 88,52% cùng kỳ); xi măng ước đạt 3,2 triệu tấn, bằng 95,7%; Bia các loại ước đạt 29,7 triệu lít, tăng 4,5% cùng kỳ; Gạch nung ước đạt 884 triệu viên, tăng 4,3% cùng kỳ; Dầu thực vật ước đạt 288.124 tấn, đạt 96% kế hoạch và tăng 8,9% so với cùng kỳ…
3. Khu vực kinh tế, dịch vụ:
- Các ngành dịch vụ: Do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế; sản lượng của các ngành sản xuất chính sụt giảm, kéo theo sự tác động ảnh hưởng có tính chất lan truyền từ thu nhập đến tiêu dùng và kích cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, thêm vào đó là lạm phát, giá cả tăng cao, các hoạt động kinh tế cửa khẩu không ổn định do chính sách biên mậu của nước bạn luôn thay đổi. Kết quả cụ thể như sau:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 31.632 tỷ đồng, bằng 95,3% kế hoạch và tăng 26,6% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2011 ước tăng khoảng trên 15% so với cùng kỳ.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 2.433 triệu USD, bằng 100% kế hoạch và tăng 10,1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.883 triệu USD, tăng 12,1% cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hoá kinh doanh theo loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan qua các cửa khẩu biên giới trên biển và đất liền của tỉnh đạt 4.200 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ (hàng xuất khẩu chủ yếu là than, cao su, Ferro Wolfram, quặng Apatit, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nông sản, hải sản và thực phẩm. Hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, máy móc, thiết bị vật tư công trình, dự án...).
+ Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng. Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6 triệu lượt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cùng kỳ.
+ Hoạt động ngân hàng tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng tốt. Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng dự kiến năm 2011 đạt 56.000 tỷ, tăng 16,3% so với 31/12/2010, trong đó: vốn huy động tại địa phương ước đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 17,7% cùng kỳ. Cơ cấu vốn huy động có sự chuyển dịch tích cực, nhất là việc huy động vốn dân cư đạt 29.500 tỷ, tăng 30% cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 73,8% nguồn vốn huy động. Cơ cấu vốn vay thay đổi tích cực, tổng doanh số cho vay ước đạt 80.800 tỷ đồng, tăng 29,5%. Trong đó, cho vay ngắn hạn 65.500 tỷ đồng, tăng 42,8% cùng kỳ; cho vay trung và dài hạn giảm 7,6%.
+ Dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoạt động ổn định; hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, vật phẩm được chuyển, phát phục vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mạnh nhờ việc hoàn thành nâng cấp tuyến đường huyết mạch đoạn Mông Dương - Móng Cái và nâng cấp một số bến cảng thủy nội địa (vận chuyển hành khách ước đạt: 32,923 triệu lượt người, tăng 22,5%
so cùng kỳ; vận chuyển hàng hóa: 24,567 triệu tấn, bằng 13,9% so cùng kỳ). Tổng doanh thu vận tải ước đạt 5.066 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2010.
- Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 ước thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,1%.
Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng và có mức tăng trưởng cao, bình quân 5 năm giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ đạt 18,2%/năm.
- Về thương mại: thương mại nội địa có bước phát triển về chất và mở rộng ở cả 3 khu vực thị trường: thành thị, nông thôn và miền núi, hải đảo trong đó 2 trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái hoạt động có hiệu quả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/năm.
- Về du lịch: ngành du lịch phát triển mạnh nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ.
Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh trong 5 năm đạt 21 triệu lượt khách, tăng 5 năm bình quân 15,3%/năm, bước đầu hình thành xu hướng toàn dân tham gia làm du lịch ở một số trung tâm du lịch lớn.
Công tác tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đạt kết quả.
- Hoạt động dịch vụ vận tải và cảng biển: kinh tế cảng biển, hoạt động cung ứng tàu biển, kho ngoại quan, trạm nhập tái xuất... phát triển mạnh. Số lượng, chất lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trên các phương tiện được nâng lên.
Sản lượng hàng hoá thông qua cảng thuỷ năm 2006 đạt 28,1 triệu tấn, năm 2010 ước đạt 39 triệu tấn.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển nhanh, theo hướng hiện đại, đến nay 100% số xã có thư báo đến trong ngày, tỷ lệ máy điện thoại cố định, di động trả sau đạt 40 thuê bao/100 dân, internet ước đạt 12,3 thuê bao/100 dân.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trưởng cao trên 2 lĩnh vực huy động và cho vay vốn, chất lượng tín dụng đảm bảo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, dư nợ vốn tín dụng tăng bình quân 37,5%/năm.
1.3.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh thì dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2010 có 1.162.000 người, trong đó nam 596.100 người, nữ 565.900 người. Dân số thành thị chiếm 50,33%, dân số khu vực nông thôn chiếm 49,67% dân số toàn tỉnh.
Ở Quảng Ninh gồm 11 dân tộc đang sinh sống, gồm:
Dân tộc Kinh chiếm tuyệt đại đa số các dân tộc trong tỉnh 85,23%;
Dân tộc Dao (Mán) chiếm 4,45%;
Dân tộc Tày chiếm 2,84%;
Dân tộc Sán dìu chiếm 1,85%
Dân tộc Sán Chay (còn gọi là dân tộc Cao Lan và Sán Chỉ) chiếm 1,1%;
Dân tộc Hoa chiếm 0,43%;
Còn lại là các dân tộc khác có số dân từ vài chục đến vài trăm người như:
Nùng, Mường, Thái, Thổ và Khơ Me.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình qua các năm từ 2005 đến năm 2010 là 1,11%, (tỷ lệ sinh 1,55, tỷ lệ chết 0,44%). Tuy nhiên xu thế di chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng.
Mật độ dân số trung bình năm 2010 là 190 người/km2 tăng 9 người/km2 so với năm 2005 (181 người/km2), thể hiện khả năng kiểm soát được tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên và sự di cư không có những biến động lớn.
Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính trong tỉnh không đều, các huyện, thị xã, thành phố tập trung số lượng dân cư đông như thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên (từ 388 đến 786 người/ km2).
Các huyện miền núi, hải đảo có số dân ít, thưa thớt, mật độ dân số thấp như:
Ba Chẽ, Bình Liêu, Vân Đồn, Tiên Yên, Cô Tô (Từ 53 đến 163 người/ km2).
Năm 2010 tổng số lao động của tỉnh đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân có 628000 người chiếm 54,04% dân số, trong đó:
- Lao động công nghiệp, xây dựng: 161.000 người.
- Lao động nông, lâm, thuỷ sản: 281.000 người.
- Lao động trong khu vực dịch vụ: 186.000 người.
Hàng năm toàn tỉnh có khoảng trên 20 ngàn người cần giải quyết việc làm.
Trong những năm qua Tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Riêng đào tạo nghề hàng năm đã tuyển sinh từ 34-36 ngàn người, trong đó đào tạo dài hạn chiếm từ 25-30%. Vì vậy tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng lên đáng kể so với trước.
Trong 5 năm, đã giải quyết việc làm cho 13,06 vạn lao động, bình quân mỗi năm 2,6 vạn lao động.
CHƯƠNG 2: PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi, nội dung nghiên cứu 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu
Bốn lưu vực đề tài nghiên cứu tuy chưa phải là những vùng đất ngập nước lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh nhưng đều có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân, phát triển kinh tế cũng như đối với môi trường sinh thái của khu vực.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực ở các vùng đất ngập ngập nước nội địa tại tỉnh Quảng Ninh bao gồm 4 lưu vực hồ lớn là:
Bến Châu – thuộc huyện Đông Triều
Yên Lập – thuộc Thị xã Quảng Yên
Đầm Hà Động – thuộc huyện Đầm Hà
Tràng Vinh – thuộc thành phố Móng Cái 2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng các vùng đất ngập nước nội địa của tỉnh Quảng Ninh, tập trung vào 4 vùng trên.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập bản đồ các vùng đất ngập nước nội địa.
Đề xuất một số biện pháp quản lý và sử dụng bền vững những vùng đất ngập nước nội địa tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận liên ngành trên cơ sở của sự phát triển bền vững, phân tích và đánh giá tổng hợp các vấn đề liên quan để tìm các giải pháp hợp lý nhất trong quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất ngập nước ở từng vùng cụ thể.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý các dữ liệu thứ cấp.
Điều tra thực địa tại cộng đồng
Phương pháp sử dụng kỹ thuật GIS trong xây dựng bản đồ
2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, được các nhà nghiên cứu sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu này, tài liệu thứ cấp được sử dụng bao gồm các tài liệu công khai và đảm bảo tính chính xác:
Các bộ sách giáo khoa, giáo trình về công nghệ GIS, cơ sở dữ liệu, nước nội địa, vv...
Các bài báo đăng tại các tạp chí uy tín đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu từ cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các trang báo đáng tin cậy về khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Là phương pháp điều tra thực địa tại cộng đồng và các cơ quan liên quan theo bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Sử dụng các phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và khung phân tích đánh giá DPSIR (Động lực-Áp lực-Trạng thái-Tác động-Phản hồi) trong điều tra thu thập thông tin trên thực địa và phân tích các số liệu nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp sử dụng kỹ thuật GIS trong xây dựng bản đồ
Theo phương pháp thông dụng hiện hành, ứng dụng công nghệ GIS và các phần mềm chuyên dụng (như phần mềm Mapinfo, Arcgis…) để xây dựng, chuẩn hóa và quản lý cơ sở dữ liệu.