CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
3.1.1 Đặc điểm và tiềm năng sử dụng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
* Phân loại các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh Vùng I: (Vùng Đông Triều - Uông Bí - Quảng Yên)
Nằm trong lưu vực Đá Bạc, gồm các huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí có diện tích tự nhiên 96.595 ha trong đó có 63.031 ha đất nông nghiệp và 400.998 dân.
Đặc điểm vùng gồm các sông suối đổ ra sông Đá Bạc, ở phía tây Quảng Ninh. Địa hình dốc theo hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam, là vùng tập trung và phát triển cả nông - ngư nghiệp và công nghiệp.
Vùng này được chia thành 3 tiểu khu:
- Tiểu khu Đông Triều: gồm toàn bộ diện tích của huyện Đông Triều: 39.657 ha; có 2 sông trên 10km chảy qua là sông Đạm Thủy và sông Cầm đổ vào sông Đá Bạc. Khu này tập trung 22 hồ chứa lớn nhỏ trong đó phải kể đến là hồ Khe Chè có dung tích 10,5 triệu m3 cung cấp nước tưới cho 285 ha lúa, hồ Bến Châu có dung tích 8 triệu ha cung cấp nước cho 481 ha đất nông nghiệp, hồ Trại Lốc I có dung tích 4,7 triệu m3 cung cấp nước tưới cho 208 ha đất nông nghiệp.
- Tiểu khu Uông Bí: gồm toàn bộ diện tích của thành phố Uông Bí: 25.594 ha; có sông Vàng Danh chảy qua thành phố và đổ vào sông Đá Bạc.
- Tiểu khu Quảng Yên: bao gồm toàn bộ diện tích của thị xã Quảng Yên:
31.419,99 ha. Đây là khu vực đồng bằng có đặc điểm địa hình thấp, tập trung nhiều cửa sông đổ ra biển, thường bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Vùng II: (Vùng trung tâm)
Gồm lưu vực các sông Yên Lập, Mằn, Trới, Diễn Vọng, gồm các huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện Vân
Đồn có tổng diện tích tự nhiên theo thống kê là 175.877 ha, trong đó có 115.617 ha đất nông nghiệp và 484.715 dân.
Đặc điểm vùng gồm toàn bộ các sông suối đổ ra Cửa Lục và Cửa Ông, giới hạn bởi đường phân thủy của các sông Ba Chẽ ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Yên Lập ở phía Tây. Địa hình dốc từ phía Bắc và Đông Bắc về Nam và Tây Nam hướng các dòng sông đổ ra Cửa Lục. Phần phía Đông Bắc hướng về phía Đông đổ ra Cửa Ông. Đây là vùng kinh tế công nghiệp tập trung nhất, nhiều cảnh quan và dịch vụ du lịch phát triển nhất Quảng Ninh.
Vùng này được chia thành 4 tiểu khu:
- Tiểu khu Yên Lập: gồm 4 xã của huyện Hoành Bồ có diện tích 16.685 ha.
- Tiểu khu Tây Hạ Long - Hoành Bồ: gồm một phần diện tích huyện Hoành Bồ và Tây Hạ Long có diện tích 66.846 ha.
- Tiểu khu Đông Hạ Long - Cẩm Phả: gồm một phần huyện Hoành Bồ, phần phía Đông của thành phố Hạ Long và toàn bộ thành phố Cẩm Phả có diện tích 61.892 ha.
- Tiểu khu Vân Đồn: gồm một phần của huyện Vân Đồn có diện tích là 30.455 ha.
Vùng III: (Vùng Ba Chẽ - Tiên Yên)
Gồm lưu vực các sông Ba Chẽ, Tiên Yên thuộc các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, có diện tích tự nhiên 172.412 ha, trong đó có 87.199 ha đất nông nghiệp và 94.217 dân.
Vùng có đặc điểm địa hình dốc theo hướng chủ đạo là Bắc và Tây Bắc xuống Nam, là vùng kinh tế nông - lâm - thủy sản thuần túy.
Vùng này được chia thành các tiểu khu:
- Tiểu khu Bình Liêu: gồm diện tích lưu vực sông Tiên Yên tính đến nhập lưu với sông Phố Cũ, bao trùm toàn bộ huyện Bình Liêu và một phần huyện Tiên Yên có diện tích 55.003 ha.
- Tiểu khu Phố Cũ: gồm lưu vực sông Phố Cũ nằm trong địa phận của 3 xã của huyện Tiên Yên có diện tích 25.690 ha.
- Tiểu khu Ba Chẽ: gồm lưu vực Ba Chẽ nằm trọn trong địa phận huyện Ba Chẽ có diện tích 61.562 ha.
- Tiểu khu Tiên Yên: gồm các xã còn lại của huyện Tiên Yên, nằm ở hạ du của sông Tiên Yên có diện tích 31.156 ha.
Vùng IV: (Vùng Đầm Hà - Hải Hà - Móng Cái)
Gồm lưu vực các sông Đầm Hà, Hà Cối, Tín Coóng và Ka Long thuộc các huyện Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái, có diện tích tự nhiên khoảng 134.255 ha trong đó có 100.745 ha đất nông nghiệp và 177.411 dân.
Vùng có đặc điểm địa hình hướng Bắc Nam, gần như vuông góc với bờ biển.
Đây là vùng kinh tế nông - lâm - thủy sản và dịch vụ du lịch.
Vùng này được chia thành 3 tiểu khu:
- Tiểu khu Đầm Hà: gồm toàn bộ diện tích của huyện Đầm Hà, có sông Đầm Hà chảy qua và hồ chứa Đầm Hà Động là hồ chứa lớn cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện.
- Tiểu khu Hải Hà: gồm toàn bộ diện tích của huyện Hải Hà, có sông Hà Cối chảy qua, trên địa bàn huyện còn có hồ Trúc Bài Sơn là hồ chứa lớn cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các hộ dân của trong huyện.
- Tiểu khu Móng Cái: gồm toàn bộ diện tích thành phố Móng Cái, khu này có sông Tín Coóng (sông Vài Lài) và sông Ka Long chảy qua, ngoài ra còn có hồ Tràng Vinh có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế của thành phố và cả tỉnh.
Trữ lượng nước tại 4 vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
Bảng 1. Dòng chảy năm và tổng lượng dòng chảy năm sinh ra trên các tiểu lưu vực
S
TT Tên tiểu khu
Diện tích (km2)
Mo (l/s/km2)
Qo (m3/s)
Wo (106m3)
Dân số 2011 (người)
Wo trên đầu người (m3/người) I VÙNG I 966,0 26,2 8,4 799,1 398.700 2.004 1 Khu Đông Triều 396,6 27,4 10,9 343,0 158.473 2.164 2 Khu Uông Bí 255,9 31,9 8,2 257,5 108.202 2.380 3 Khu Quảng Yên 313,4 20,1 6,3 198,6 132.025 1.504 II VÙNG II 1.758,8 31,2 13,7 1728,8 479.846 3.603 1 Khu Yên Lập 166,8 26,9 4,5 141,7 7.704 18.398 2 Khu Tây Hạ Long -
Hoành Bồ 668,5 25,9 17,3 545,8 108.550 5.028 3 Khu Đông Hạ Long -
Cẩm Phả 618,9 38,3 23,7 747,8 330.738 2.261 4 Khu Vân Đồn 304,5 30,6 9,3 293,6 32.854 8.936 III VÙNG III 1.724,1 46,6 20,1 2531,2 92.607 27.333 1 Khu Ba Chẽ 605,6 45,6 27,6 871,3 19.323 45.090 2 Khu Bình Liêu 550,0 48,1 26,5 834,5 39.513 21.120 3 Khu Phố Cũ 256,9 44,7 11,5 362,3 6.705 54.043 4 Khu Tiên Yên 311,6 47,1 14,7 463,1 27.066 17.109 IV VÙNG IV 1.263,9 55,2 23,3 2201,9 172.409 12.771 1 Khu Đầm Hà 309,3 56,0 17,3 545,8 33.857 16.119 2 Khu Hải Hà 487,0 52,0 25,3 798,2 52.417 15.227 3 Khu Móng Cái 467,6 58,2 27,2 858,0 86.135 9.960
TỔNG 5.712,7 40,3 7.261,0 1.143.563 6.349 Tài nguyên nước mặt từ các con sông trên tỉnh vùng quy hoạch trung bình năm vào khoảng 7,26 tỷ m3, với dân số tỉnh tính đến năm 2011 đạt 1.143.563 người, tổng lượng dòng chảy trên đầu người trung bình của vùng quy hoạch đạt 6.349 m3/năm,
thấp nhất là 1.504 m3/năm tại khu Quảng Yên và lớn nhất là 54.043 m3/năm tại khu Phố Cũ. Như vậy có thể thấy TNN của vùng quy hoạch có nguy cơ nằm trong ngưỡng thiếu nước, thâm chí một số khu vực gần chạm ngưỡng hiếm nước như khu Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Diễn Vọng.
Trong khuôn khổ Luận văn, 4 lưu vực đất ngập nước nội địa được nghiên cứu là: hồ Bến Châu, hồ Yên Lập, hồ Đầm Hà Động, và hồ Tràng Vinh.
+ Hồ Yên Lập: Diện tích lưu vực 182,6 km2, dung tích toàn bộ 127,5 triệu m3 + Hồ Tràng Vinh: Diện tích lưu vực 70,8 km2, dung tích toàn bộ 75 triệu m3 + Hồ Bến Châu: Diện tích lưu vực 24 km2, dung tích toàn bộ 8 triệu m3
+ Hồ Đầm Hà Động: Diện tích lưu vực 68,5 km2, dung tích toàn bộ 12,3 triệu m3 Bảng 2. Dung tích nước của 4 hồ
TT Tên hồ chứa Địa điểm
Thông số kỹ thuật Diện tích tưới (ha)
Flv (km2)
W trữ (triệu
m3)
MNC (m)
MD BT (m)
MND GC
(m)
Thiết kế
Thực tế
1 Huyện Đông Triều 4.455 2.614
Hồ Bến Châu Xã Bình Khê 24,00 8 19,5 29,6 30,8 1.050 454
2 TX. Quảng Yên 5.815 5.515
Hồ Yên Lập P. Minh Thành 182,60 127,5 11,5 29,5 31,37 5.800 5.500
3 Huyện Đầm Hà 3.910 3.890
Hồ Đầm Hà Động Xã Quảng Lợi 68,500 12,3 47,5 60,7 62,69 3.850 3.850
4 TP. Móng Cái 3.740 1.257
Hồ Tràng Vinh Xã Hải Tiến 70,80 86 15 24,2 25,3 1.800 200 Chú thích: Diện tích lưu vực: Flv Mực nước dâng bình thường: MDBT Mực nước chết: MNC Mực nước dâng gia cường: MNDGC
Dung tích trữ: W trữ
Hiện trạng của các hồ chứa nước ảnh hưởng của địa chấn. Do địa hình núi kết hợp với đồng bằng duyên hải nên Quảng Ninh có đặc trưng nhiều sông suối, tuy nhiên các sông đều nhỏ, ngắn và độ dốc lớn. Do đó mực nước lên xuống chênh nhau rất nhiều. Do địa hình núi cao, sông ngắn, dốc, không có trung lưu nên phải xây dựng các hồ đập để trữ nước và điều tiết nước.
Địa hình của Quảng Ninh rất phức tạp, phân cắt mạnh, với hệ thống sông suối và hồ đầm khá dày đặc. Nhìn chung khả năng cấp nước của sông ngòi ở Quảng Ninh trong mùa cạn là kém, song về mùa mưa lũ, nguồn sinh thủy lại phong phú, đôi khi còn gây nguy hại đối với sản xuất và đời sống như lũ, ngập lụt. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ tầng phủ vùng thượng nguồn cùng với việc xây dựng các hồ chứa nước để tích nước trong mùa mưa, giảm khả năng tiềm tàng của nguồn nước trong mùa cạn.
Chế độ mưa
Quảng Ninh là một vùng có lượng mưa tương đối lớn, nhưng do địa hình của Quảng Ninh rất phức tạp, phân cắt mạnh, nằm trải dài qua 2 kinh tuyến nên có sự phân vùng khí hậu rõ rệt giữa hai miền Đông và Tây .
Bảng 3. Phân phối lượng mưa theo mùa Tên
trạm
Năm (mm)
Lượng mưa các tháng mùa mưa Lượng mưa các tháng mùa khô
V VI VII VIII IX Mùa
mưa X XI XII I II III IV Mùa khô Móng
Cái
X (mm) 2.469 247 456 566 456 262 1.987 131 59 27 48 45 68 105 482 Tỷ lệ (%) 100 10,0 18,5 22,9 18,5 10,6 80,5 5,3 2,4 1,1 1,9 1,8 2,8 4,2 19,5 Đầm
Hà
X (mm) 2.437 250 411 527 453 295 1.935 176 63 28 39 40 59 97 502 Tỷ lệ (%) 100 10,3 16,9 21,6 18,6 12,1 79,4 7,2 2,6 1,1 1,6 1,6 2,4 4,0 20,6 Đông
Triều
X (mm) 1.453 188 224 255 280 201 1.148 92 45 18 19 17 43 72 305 Tỷ lệ (%) 100 12,9 15,4 17,5 19,3 13,8 79,0 6,4 3,1 1,2 1,3 1,2 2,9 4,9 21,0 Yên
Lập
X (mm) 1.401 134 214 283 333 186 1.150 82 32 13 20 17 37 50 252 Tỷ lệ (%) 100 9,5 15,3 20,2 23,7 13,3 82,0 5,9 2,2 1,0 1,4 1,2 2,7 3,6 18,0
Bảng 4. Lượng mưa trung bình tháng, năm tại các trạm
STT Tên trạm Tháng (mm) Năm
(mm) I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 1 Móng Cái 47,6 44,6 68,1 104,8 246,6 455,7 566,1 456,2 262,1 131,4 59,2 26,8 2.469 2 Đầm Hà 39,5 39,8 58,5 96,7 249,9 410,9 526,7 453,1 295,0 175,9 63,3 28,0 2.437 3 Đông