Hiện trạng khai thác tài nguyên nước tại các vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc lập bản đồ các vùng đất ngập nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 59)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh

3.1.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên nước tại các vùng

* Khai thác sử dụng nước cho sinh hoạt

Bảng 5. Hiện trạng khai thác nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

STT Tên trạm

cấp nước Khu vực

Nguồn nước/Số giếng Công suất khai thác

m3/ngày Nước mặt NDĐ

1 Vàng

Danh TP. Uông Bí Suối Vàng Danh 3.000 - 5000

2 Đồng Mây Hồ Yên Lập 3.000

3 Đông

Triều TT. Đông Triều 2 1.680

4 Quảng

Yên TX. Quảng Yên Hồ Yên Lập 2.000

5 Đầm Hà TT. Đầm Hà Sông Đầm Hà 2.000

6 Móng Cái TP. Móng Cái - Trà Cổ Sông Ka Long 5.000

Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, 2011.

- Khu vực Uông Bí, Mạo Khê và Đông Triều

+ TP. Uông Bí được cấp nước bởi 2 nhà máy nước là nhà máy nước Vàng Danh (Lán Tháp) và nhà máy nước Đồng Mây. Nhà máy nước Vàng Danh lấy nước từ suối Vàng Danh với công suất 3.000 m3/ngđ, có lúc lên đến 5.000 m3/ngđ. Nhà máy nước Đồng Mây lấy nước từ hồ Yên Lập thông qua kênh N2 có công suất khai thác là 3.000 m3/ngđ.

+ Khu vực TX. Quảng Yên đã được xây dựng hệ thống cấp nước từ lâu, ban đầu sử dụng nguồn nước ngầm nhờ một trạm bơm giếng có công suất 800m3/ngđ

nước được cấp cho khu vực nội thị. Tuy nhiên giếng khoan đã dừng hoạt động do xuống cấp mà không được bảo dưỡng. Do vậy từ năm 1994 nhà máy nước thị trấn Quảng Yên được lấy nước từ hồ Yên Lập với công suất là 2.000m3/ngđ.

- Các đô thị miền Đông: Trị trấn Đầm Hà sử dụng chủ yếu nguồn nước mặt lấy từ sông Đầm Hà với công suất khai thác là 2.000m3/ngày đêm.

Các nguồn nước cấp sinh hoạt, một số nơi có biểu hiện ô nhiễm mặc dù không liên tục. Số liệu quan trắc thu thập được cũng phản ánh một phần nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước cấp sinh hoạt:

- Hồ Yên Lập hiện tại bị tác động bởi hoạt động khai thác than hầm lò, chất lượng nước hiện tại đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ thể hiện ở thông số BOD5 đã vượt QCVN 08:2008/BTNMT hạng A2 từ 1,1 đến 1,4 lần. Hồ Yên Lập là nguồn nước cấp cho hoạt động thủy lợi của toàn bộ TX. Quảng Yên và hiện nay đang tham gia cấp nước sinh hoạt cho TP. Uông Bí và TX. Quảng Yên, trong quy hoạch cấp nước cho phía Tây thành phố Hạ Long nhưng nước hồ đang bị tác động bởi hoạt động khai thác than hầm lò, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước như BOD5 chỉ đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước nông nghiệp.

- Sông Đầm Hà và sông Hà Cối tiếp nhận nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp khu vực. Nước sông có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ và dầu mỡ.

Hàm lượng BOD và COD trong nước sông có xu hướng tăng dần. Huyện Đầm Hà có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, tuy nhiên các sông nhỏ ven biển phần lớn bị nhiễm mặn nên khả năng khai thác rất thấp. Phần lớn nhu cầu nước trên địa bàn huyện phụ thuộc vào nguồn nước sông Đầm Hà và hồ chứa Đầm Hà Động.

Nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt có xu hướng bị ô nhiễm do các hoạt động khai thác than, chặt phá rừng, phát triển công nghiệp,... như suối Vàng Danh, nước sông Trới tại đập Đồng Ho, hồ Yên Lập, đập Yên Hàn, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, chỉ còn một số nguồn nước đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt QCVN 08:2008/BTNMT.

0 5 10 15 20 25 30

Quý III - 2011 Quý IV - 2011

(mg/l)

Suối Vàng Danh - đập Lán Tháp Suối 12 khe

Đập Đồng Ho Hồ Yên Lập

Hồ Cao Vân Đập Yên Hàn

Sông Ba Chẽ - cầu Ba Chẽ 1 Sông Tiên Yên - hợp lưu sông Phố Cũ

QCVN 08/2008 - A1 QCVN 08/2008 - A2

Hình 4. Giá trị COD các nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN

(quý III, IV - 2011)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Quý III - 2011 Quý IV - 2011

(mg/l)

Suối Vàng Danh - đập Lán Tháp Suối 12 khe

Đập Đồng Ho Hồ Yên Lập

Hồ Cao Vân Đập Yên Hàn

Sông Ba Chẽ - cầu Ba Chẽ 1 Sông Tiên Yên - hợp lưu sông Phố Cũ

QCVN 08/2008 - A1 QCVN 08/2008 - A2

Hình 5. Giá trị BOD5 các nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN

(quý III, IV - 2011)

0 5 10 15 20 25 30 35

Quý III - 2011 Quý IV - 2011

(mg/l)

Suối Vàng Danh - đập Lán Tháp Suối 12 khe

Đập Đồng Ho Hồ Yên Lập

Hồ Cao Vân Đập Yên Hàn

Sông Ba Chẽ - cầu Ba Chẽ 1 Sông Tiên Yên - hợp lưu s ông Phố Cũ

QCVN 08/2008 - A1 QCVN 08/2008 - A2

Hình 6. Giá trị TSS các nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN (quý III, IV- 2011)

Như vậy có thể thấy ô nhiễm nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn giảm nguồn nước có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động dân sinh kinh tế của tỉnh.

Công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được quan tâm rất đầy đủ, hiện nay, hầu hết khu đô thị đã có trạm cấp nước tập trung, theo thống kê của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tỉ lệ dân số được sử dụng nguồn nước đã đạt 95%. Tuy nhiên, khu vực dân cư nông thôn chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch được xử lý như những khu đô thị mà hầu hết người dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt với các hình thức công trình cấp nước đơn giản, chủ yếu là giếng khoan, giếng đào, lu bể, hệ thống tự chảy, mó nước hoặc trực tiếp từ sông, suối, hồ ao... và đều không được xử lý.

* Phục vụ tưới tiêu, thủy lợi:

Kết quả quan trắc các thủy vực nước mặt phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợi trên địa bản tỉnh cho thấy:

- Các sông khu vực Hoành Mô, Bình Liêu, các hồ khu vực Móng Cái có kết quả phân tích mẫu nước tốt, đảm bảo cho tưới tiêu thủy lợi và có thể dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.

0 5 10 15 20 25 30 35

Quý III - 2011 Quý IV - 2011

(mg/l)

Sông Cầm Hồ Yên Trung

Sông Chanh Suối Hoành Mô

Suối chảy qua thị trấn Bình Liêu Hồ Tràng Vinh

Hồ Quất Động Sông Trới

Sông Đầm Hà - cầu Sông Hà Cối - cầu Hà Cối

Sông Ka Long - cảng Sông Ka Long - cầu Ka Long

Sông Bắc Luân - cầu Ngã 3 sông Ka Long - Bắc Luân

QCVN 08/2008 - A2 QCVN 08/2008 - B1

Hình 7. Giá trị COD các nguồn nước dùng cho mục đích nông nghiệp Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN (quý III, IV - 2011)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Quý III - 2011 Quý IV - 2011

(mg/l)

Sông Cầm Hồ Yên Trung

Sông Chanh Suối Hoành Mô

Suối chảy qua thị trấn Bình Liêu Hồ Tràng Vinh

Hồ Quất Động Sông Trới

Sông Đầm Hà - cầu Sông Hà Cối - cầu Hà Cối

Sông Ka Long - cảng Sông Ka Long - cầu Ka Long

Sông Bắc Luân - cầu Ngã 3 sông Ka Long - Bắc Luân

QCVN 08/2008 - A2 QCVN 08/2008 - B1

Hình 8. Giá trị BOD5 các nguồn nước dùng cho mục đích nông nghiệp Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN (quý III, IV - 2011)

0 10 20 30 40 50 60

Quý III - 2011 Quý IV - 2011

(mg/l)

Sông Cầm Hồ Yên Trung

Sông Chanh Suối Hoành Mô

Suối chảy qua thị trấn Bình Liêu Hồ Tràng Vinh

Hồ Quất Động Sông Trới

Sông Đầm Hà - cầu Sông Hà Cối - cầu Hà Cối

Sông Ka Long - cảng Sông Ka Long - cầu Ka Long

Sông Bắc Luân - cầu Ngã 3 sông Ka Long - Bắc Luân

QCVN 08/2008 - A2 QCVN 08/2008 - B1

Hình 9. Giá trị TSS các nguồn nước dùng cho mục đích nông nghiệp Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh QN (quý III, IV - 2011

Chất lượng nước tại các hồ khu vực phía đông Quảng Ninh như hồ Quất Đông, Tràng Vinh cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô khi mực nước cạn kiệt, gió mạnh, nước hồ bị xáo trộn khiến gia tăng hàm lượng TSS vượt quá giới hạn A của QCVN 08:2008/BTNMT cho phép.

Hồ Yên Lập là nguồn nước cấp cho hoạt động thủy lợi của toàn bộ TX.

Quảng Yên và hiện nay đang tham gia cấp nước sinh hoạt cho TP. Uông Bí và TX.

Quảng Yên, trong quy hoạch cấp nước cho phía Tây thành phố Hạ Long nhưng nước hồ đang bị tác động bởi hoạt động khai thác than hầm lò, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước như BOD5 chỉ đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước nông nghiệp.

Ngoài hồ chứa Yên Lập là công trình thủy lợi lợi dụng tổng hợp, có chức năng cấp nước tưới, sinh hoạt cho vùng Uông Bí, Quảng Yên và TP. Hạ Long, các công trình khai thác nước khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay đang khai thác TNN một cách riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi ngành mà chưa có sự phối hợp với nhau nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 70% CTTL là các công trình đã được kiên cố hóa tuy nhiên số lượng công trình hỏng hóc cần được sửa chữa chiếm

tỉ lệ cao, còn lại 27% CTTL là công trình tạm, mang tính chất thời vụ, do đó hiệu quả khai thác nước không cao. Hiện nay vùng quy hoạch có 631 công trình thuỷ lợi, trong đó có 124 công trình hồ chứa. Bảo đảm tưới ổn định khoảng trên 50 - 85%

diện tích gieo cấy (khoảng 35.000 ha lúa và rau màu các loại). Song số diện tích tưới bằng công trình kiên cố mới bảo đảm: Vụ mùa 85 đến 80%; Vụ xuân 55 đến 60% so với diện tích gieo trồng và đảm bảo 74,3% diện tích thiết kế, vì vậy những năm mưa ít thời tiết thất thường sản xuất gặp nhiều khó khăn, hạn vẫn còn diễn ra trên diện rộng (vụ xuân 2000 hạn khoảng trên 3500 ha; vụ xuân 2011 khoảng trên 3000 ha).

Nhiều công trình được xây dựng từ những năm 1960, 1970 qua mấy chục năm khai thác sử dụng đến nay nhiều công trình chưa được đầu tư nâng cấp đã bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng; rừng đầu nguồn ngày càng thu hẹp dẫn đến độ che phủ thấp, gây cạn kiệt nguồn nước.

* Hiện trạng môi trường nước thải:

- Nước thải sinh hoạt các khu dân cư trong tỉnh hiện nay hầu hết không qua xử lý, thoát trực tiếp ra các cống và mương thoát nước mặt trong khu vực và đổ vào các vực nước sông hay vực nước biển ven bờ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có trạm xử lý nước thải Vườn Đào, Cái Dăm - Bãi Cháy và nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh.

Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng, khu vực ao cá phát sinh mùi từ các ao chứa nước của khu vực.

- Nước thải công nghiệp: phần lớn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khai trường khai thác than, cảng biển... đều không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng đọng rồi chảy trực tiếp vào dòng chảy. Một số nguồn thải công nghiệp lớn ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt hiện nay như: nước thải mỏ Hà Tu, Tân Lập đổ ra suối Lộ Phong, mỏ than Đèo Nai, Cọc sáu đổ ra sông Mông Dương, các mỏ của Công ty than Vàng Danh đổ ra suối Vàng Danh, các mỏ của Công ty than Uông Bí đổ ra hồ Nội Hoàng, nhà máy nhiệt điện Uông Bí thải ra sông Sinh.

Nước thải của cụm công nghiệp Kim Sen hàm lượng TSS vượt giới hạn loại A gần 2 lần. Nước thải mỏ than Vàng Danh đổ trực tiếp vào lưu vực đầu nguồn

sông Vàng Danh qua hệ thống cống ngầm, nước thải đục và có màu đen vàng, pH, TSS vượt giới hạn cho phép của TCVN 6980-2001: 14,33 lần. Nước thải nhà máy nhiệt điện Uông Bí có nhiệt độ cao, TSS mùa mưa vượt giới hạn cho phép của TCVN 6984-2001.

Thị trấn Mạo Khê: do hệ thống thoát nước của thị trấn chưa hoàn chỉnh chủ yếu kết hợp với hệ thống kênh, mương tiêu thuỷ loại nên chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải đổ trực tiếp vào kênh N10 Bến Châu, suối Sâu, suối Cầu Lim và sông Đá Vách.

Các hoạt động khai thác than phía thượng lưu các hồ chứa không quan tâm thu dọn công trường khai thác tạo ra một lượng lượng chất thải rắn như cát, bụi, khi mưa xuống, nước mưa cuốn theo các vật chất này xuống lòng hồ làm giảm dung tích trữ nước và mất khả năng điều hòa nguồn nước. Có những khu vực, hoạt động khai thác than còn chặn các dòng sinh thủy vào hồ chứa. Các hồ chứa đang chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động khai thác than như hồ Nội Hoàng, Cầu Cuốn, Cổ Lễ, Khe Ươn 1, 2, Rộc Chày, Yên Dưỡng, Tân Yên, Bến Châu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc lập bản đồ các vùng đất ngập nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)