CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
1.3. Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định Công ước
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng
Thiện chí được hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là một ý định tốt khi muốn thực hiện một hành vi nào đó, theo từ điển Cambridge25định nghĩa một hành động là có thiện chí nếu nó được thực hiện một cách chân thành và trung thực.
Phần lớn các văn bản pháp lý và lập pháp liên kết khái niệm trung thực với thiện chí. Theo luật Canon,26 thiện chí được xác định một cách chủ quan bởi mỗi người. Mối quan hệ giữa thiện chí và sự trung thực trước tiên có thể được xác định trong từ điển pháp lý. Trong từ điển luật hợp đồng, giao ước ngụ ý về sự trung thực và giao dịch công bằng là một giả định chung cho rằng các bên tham gia hợp đồng, sẽ đối xử với nhau một cách trung thực, công bằng và thiện chí, để không phá hủy
23Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại quốc tế, sđd, tr 253.
24Công ước Vienna 1980, Điều 39, 50, 51, 60, 65.
25Từ điển Cambridge, nguồn:https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/good-faith
26Hiện nay trên thế giới có ba hệ thống pháp luật phổ biến nhất đó là các hệ thống dân luật, thông luật và luật tôn giáo. Luật Canon là một trong các loại luật chính của Luật tôn giáo (Luật tôn giáo bao gồm 3 loại chính:
Sharia ở Hồi Giáo, Halakha ở Do thái giáo, và luật Canon ở một số quốc gia theo Công giáo)
quyền của bên kia hoặc các bên khác để nhận được lợi ích từ hợp đồng. Tuy nhiên, đáng chú ý là các từ điển đều xác nhận rằng yếu tố chính của khái niệm thiện chí là sự trung thực, có nghĩa là sự trung thực hoặc có thể tin cậy và không có khả năng ăn lừa đảo, lừa gạt hoặc không giữ lời hứa.
Ý nghĩa của từ thiện chí dường như cho thấy rằng thiện chí và trung thực được phải được liên kết với nhau, mà theo đó, hành động trong thiện chí sẽ yêu cầu hành động trung thực. Tương tự như vậy, người trung thực là người hành động có thiện ý.
Ngoài ra, cả hai khái niệm này đều là khái niệm đạo đức trong bản chất của chúng, điều này đã tạo ra khó khăn khi cố gắng xác định ý nghĩa hoặc chức năng của chúng.
Nó đã được giải thích rằng: Cố gắng xác định phạm vi của “trung thực”, có thể gặp phải những vấn đề tương tự như xác định thuật ngữ “thiện chí”; bởi nó chỉ thay thế một thuật ngữ này bằng một thuật ngữ khác.27
Pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế chiếm vị trí rất quan trọng trên hệ thống pháp luật thế giới bởi hầu hết các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế điều liên quan đến pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế, như đã biết hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ của các bên, vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của nhau. Vì vậy thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, nhằm tạo sự thuận lợi hơn khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên việc ghi nhận nguyên tắc này chưa có sự thống nhất trong các hệ thống pháp luật khác nhau, chẳng hạn:
Theo hệ thống Common Law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại. Do đó, họ được hưởng quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi thương lượng mà không phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại. Một ngoại lệ của sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel. Lý thuyết này bảo vệ bên đàm phán có niềm tin hợp lý về việc các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng.
Trái với hệ thống Common Law, khái niệm trách nhiệm tiền hợp đồng được áp dụng tại nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt là các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa. Theo hệ thống Civil Law, culpa in contrahendo – một hình thức của trách nhiệm tiền hợp đồng – là một phần quan trọng trong luật hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trách nhiệm tiền hợp đồng yêu cầu các bên hành xử trên
27Obaid Khalfan Almutawa, 2015, The Role of Good Faith in the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG), Thesis submitted for the degree of Master of Philosophy at the University of Leicester, trang 31,32.
cơ sở nguyên tắc trung thực, thiện chí trong quá trình đàm phán hợp đồng. Như vậy, nguyên tắc trung thực, thiện chí không chỉ đặt ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng mà còn trong cả giai đoạn đàm phán hợp đồng đối với hệ thống Civil Law.
Về khái niệm nguyên tắc thiện chí trong pháp luật các nước. Thứ nhất, khái niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Anh, các thương nhân ở thời trước, qua nhiều thời kỳ sử dụng và tích lũy luật tập quán được đưa ra bởi các thương gia và đồng thời các thương nhân này xét xử khi có tranh chấp và đã hình thành nên nguyên tắc thiện chí. Các thương nhân này được gọi là Tòa án thương gia, Tòa án thương gia sẽ đi khắp châu Âu đến các hội chợ quốc tế và họ sẽ giải quyết bất kỳ tranh chấp thương mại nào. Khoảng thời gian này, Luật tập quán tồn tại ở một mức độ tương đối thống nhất, mặc dù chưa được sửa đổi, dựa trên tập quán và thông lệ thương mại hoàn toàn tách biệt với luật thông thường do tòa án của nhà vua quản lý và một trong những tập quán này là nguyên tắc thiện chí. Dần về sao quyền tài phán của các thương gia đã được đưa vào các tòa án hoàng gia, và các nguyên tắc của luật được các tòa án thương mại áp dụng trong nhiều thế kỷ đã được đưa vào luật chung. Vì luật chung của Anh không có Bộ luật dân sự hoặc Luật thương mại, khi các tòa án luật chung chiếm quyền tài phán của các tòa án thương gia cũ, nguyên tắc thiện chí biến mất trong một thời gian. Tất nhiên, điều này không đại diện cho luật Anh hiện đại, nhưng nó đưa ra một dấu hiệu cho thấy luật Anh từng có một vị trí khá cực đoan trong nhiệm vụ của các bên để cẩn thận hơn trong lĩnh vực kinh doanh.28 Chính vì thế khi bắt đầu của bất kỳ cuộc thảo luận nào về khái niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Anh, Anh luôn cho rằng không có học thuyết chung về nguyên tắc thiện chí trong luật hợp đồng Anh. Như đã được giải thích rõ hơn ở luật khác, điều này không phải vì luật pháp Anh bác bỏ đạo đức thiện chí;
thay vào đó, luật pháp Anh đưa ra các giải pháp cho các vấn đề hợp đồng ở mức độ chi tiết hơn của các quy tắc pháp lý, mặc dù loại bỏ nguyên tắc thiện chí trong luật hợp đồng, nhưng nguyên tắc thiện chí trong quá trình đàm phán được nâng cao bởi nghĩa gián tiếp trong luật pháp Anh. Pháp luật Anh không đưa ra khái niệm chung về nguyên tắc thiện chí bởi vì nó sẽ làm mất đi sự chắc chắn của các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bằng cách đưa ra các điều kiện mới và trừu tượng mà không có trong thỏa thuận khách quan. Trọng tâm của luật hợp đồng Anh là giải thích khách quan lời nói và hành vi của một bên, thay vì trạng thái chủ quan, ý định hay động cơ chủ quan.Tuy nhiên, hiện nay luật pháp Anh có một khái niệm về thiện chí, Ví dụ, luật pháp Anh đối xử với một người với hành động thiện chí nếu người
28John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.
đó có hành động trung thực, ngay cả khi người đó cẩu thả hoặc thậm chí không hợp lý. Như vậy phần 61 (3) của Đạo luật Bán hàng hóa năm 1979 quy định: "Một điều được coi là được thực hiện với mục đích tốt theo nghĩa của Đạo luật này khi nó thực sự được thực hiện một cách trung thực, cho dù nó được thực hiện một cách cẩu thả hay không." Tuy nhiên, luật pháp Anh không có bất cứ điều gì tương đương với khái niệm chung về thiện chí được tìm thấy trong luật dân sự; những gì được yêu cầu là thiện chí trong các tình huống cụ thể.29
Tóm lại, từ thời kỳ trước các thương nhân qua quá trình mua bán hàng hóa dần hình thành nên các tập quán pháp và thông lệ nên cơ bản có sự thiện chí với nhau trong việc mua bán và kinh doanh hàng hóa, tuy nhiên về sau thì các luật tập quán và thông lệ này được hợp nhất với luật chung và từ đó không bất kỳ định nghĩa thế nào về nguyên tắc thiện chí, nhưng những gì được xem là thiện chí sẽ được thể hiện trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ hai, khái niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Hoa Kỳ: về nguyên tắc thiện chí trong hệ thống pháp luật Mỹ có một số khác biệt với Anh. Trong luật chung của Mỹ đã có một khái niệm chung được chấp nhận về nguyên tắc thiện chí trong nhiều thập kỷ, Mỹ không chỉ có Bộ luật thương mại thống nhất được sử dụng rộng rãi, mà còn có đạo luật Retatement of contracts,30cả Bộ luật thương mại thống nhất và Retatement of contracts đều áp đặt cho các bên tham gia hợp đồng một nghĩa vụ thiện chí.Ví dụ tại Mục 1-203 của Bộ luật thương mại quy định rằng31:
"Mọi hợp đồng hoặc nghĩa vụ trong Đạo luật này đều áp đặt một nghĩa vụ của thiện chí trong việc thực hiện hoặc thực thi." và Mục 205 của Retatement of contracts(phần 2), được soạn thảo muộn hơn Bộ luật thương mại và được lấy cảm hứng từ Bộ luật này, tuyên bố rằng"Mọi hợp đồng đều áp đặt cho mỗi bên một nghĩa vụ thiện chí và đối xử công bằng trong việc thực hiện và thực thi.". Hầu hết các hệ thống pháp luật thông thường, các luật gia Mỹ không công nhận nghĩa vụ của thiện chí trước thỏa thuận. Tuy nhiên, luật gia Mỹ, không giống như luật gia người Anh, bởi vì họ có những định nghĩa về thiện chí. Ngay cả Bộ luật thương mại thống nhất cũng không chỉ có một mà có cả hai định nghĩa về sự trung thực áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo định nghĩa chung trong Mục 1-201 (19)(261 262)." Thiện chí có nghĩa là sự trung thực trong thực tế trong hành vi hoặc giao dịch liên quan.". Đây là định nghĩa theo truyền thống được sử dụng để
29 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.
30Retatement of contracts: tổng cộng có 4 phần, trong đó có phần 2 quy định về hợp đồng.
31 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.
giải thích về thiện chí. Theo định nghĩa đặc biệt trong Mục 2-103 áp dụng cho thương nhân trong giao dịch bán hàng: “Thiện chí”...có nghĩa là sự trung thực trong thực tế và việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại hợp lý của giao dịch công bằng trong thương mại.”
Tóm lại, nếu như nói rằng pháp luật Anh không có bất kỳ quy định hoặc định nghĩa nào về nguyên tắc thiện chí, thì ngược lại pháp luật Hoa Kỳ có phần cụ thể hóa về các quy định hơn, ở chỗ không những quy định về nguyên tắc thiện chí khi giao kết hợp đồng mà còn định nghĩa thế nào là thiện chí.
Thứ ba, khái niệm nguyên tắc thiện chí trong luật pháp Đức, trong Bộ luật Dân sự Đức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, thì việc tuân thủ "Treu und Glauben mit Rcksicht auf die Verkehrssitte" ("thiện chí và giao dịch công bằng") - được thể hiện qua các điều khoản chung như 157, 242, và nguyên tắc này thường xuyên xuất hiện trong các bối cảnh cụ thể hơn và sau đó dần đã trở thành một nguyên tắc pháp lý có ảnh hưởng rộng trong luật dân sự Đức, có thể nói Điều 242 của Bộ luật Dân sự Đức đang thiết lập nghĩa vụ chung để thực hiện các hợp đồng một cách thiện chí. Tuy nhiên, Luật gia Đức đưa ra một số lưu ý, tùy vào sự đa dạng của các vụ án, lý thuyết mà sử dụng quy tắc chính và quy tắc phụ của Điều 242 BLDS Đức một cách hợp lý, bởi vì các quyết định của tòa án và lý thuyết học thuật hiện nay đã áp dụng nguyên tắc Treu und Glauben theo luật Đức cho hầu hết mọi tình huống được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự, đó là sự lạm dụng vào nguyên tắc này, ngoại trừ việc dùng nguyên tắc trên để giải thích các hợp đồng cụ thể dưới Điều 157. Do vậy, Các nhà hành pháp thường xuyên không quan tâm đến các văn bản và ý nghĩa của các điều khoản đặc biệt khác. Vì thế nhiều chuyên gia người Đức, cố gắng xác định ý nghĩa và chức năng của Điều 242 rõ ràng hơn, phân biệt giữa các chức năng và các giá trị của từng điều khoản. Nhìn chung, pháp luật Đức không những có quy định về nguyên tắc thiện chí mà còn được sử dụng hiển nhiên, ngoài ra nguyên tắc thiện chí được xem là tinh thần của Bộ luật dân sự Đức, được sử dụng một cách lạm dụng và được nhiều chuyên gia trong nước lên tiếng cảnh báo về thực trạng này đối với những nhà hành pháp.32
Thứ tư, nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, trung thực thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, nguyên tắc này được đề cập rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ không ghi nhận
32 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.
nguyên tắc này trong pháp luật về hợp đồng. Giữa hành vi vi phạm hợp đồng với nguyên tắc thiện chí tồn tại một mối quan hệ tương hỗ, vì vậy vi phạm hợp đồng cố ý có thể là biểu hiện của sự không trung thực thiện chí.
Lý thuyết về hợp đồng mà pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu có chỉ ra rằng, lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng. Trong khi đó pháp luật trong các nước thuộc hệ thống thông luật như Anh- Mỹ lại không coi lỗi là một trong các yếu tố để xác định trách nhiệm hợp đồng, sự khác biệt này có thể là do truyền thống pháp luật, bởi truyền thống được xuất phát từ các nguồn gốc khác nhau. Do đó Công ước Vienna 1980 ra đời có thể để hài hòa giữa hai hệ thống pháp luật, thay vì xác định bên vi phạm có lỗi hay không thì Công ước này đã xác định hành vi vi phạm hợp đồng có phải là hậu quả của tình huống bất khả kháng hay không.
Pháp luật Việt Nam và các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu có sự phân biệt hai hình thức lỗi vô ý và cố ý, sự phân biệt này không phải là không có mục đích. Trong pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, nguyên tắc thiện chí trung thực là một trong những nguyên tắc cơ bản nền tảng cho việc xây dựng nhiều quy định của pháp luật hợp đồng. Như đã trình bày nguyên trung thực thiện chí có mối quan hệ mật thiết với các hình thức lỗi trong trường hợp có vi phạm hợp đồng, bởi lẽ sự thiện chí phản ánh ý thức thái độ của các bên đối với nhau trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng và đối với việc xử lý những tình huống có thể ảnh hưởng đến số phận của giao dịch và lợi ích của các bên. Trong khi đó hành vi vi phạm hợp đồng là những biểu hiện khách quan dưới dạng hành động hoặc không hành đồng trái với các thỏa thuận giữa các bên trước đó trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi sự vi phạm được gắn liền với yếu tố lỗi thì biểu hiện khách quan đã được lồng ghép với dấu hiệu chủ quan, bởi lỗi phản ánh trạng thái nhận thức của người vi phạm khi có hành vi trái với thỏa thuận. Vì thế trong pháp luật Việt Nam khi sử dụng nguyên tắc thiện chí để suy ra các biểu hiện của hành vi vi phạm hợp đồng chúng ta có thể kết luận sau: (i) hành vi vi phạm hợp đồng với lỗi vô ý thì người vi phạm có thể không trung thực hoặc có thể trung thực, (ii) khi các bên đã cố ý vi phạm hợp đồng thì hành vi đấy chắc chắn là hành vi thiếu trung thực thiện chí.
Đương nhiên khi một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng bị xâm phạm với những mức độ khác nhau thì tất yếu việc xử lý các trường hợp vi phạm cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ta không nên xem xét các vấn đề về nguyên tắc thiện chí và lỗi một cách riêng biệt mà cần phải xem xét chúng trong một tổng thể. Bởi lẽ chỉ có