CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
1.3. Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định Công ước
1.3.2. Vai trò của nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng
Như đã biết CISG là Công ước thống nhất luật cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giảm xung đột pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh tạo điều kiện thúc đấy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Đến nay CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi với 85 nước thành viên, điều chỉnh các giao dịch chiếm đến 80% thương mại hàng hóa thế giới. Không những vậy tính đến thời điểm hiện tại có ít nhất 3000 vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng quốc tế trong đó có Tòa án và Trọng tài đã áp dụng
40CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
41Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiển, Điều khoản HARSHIP trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn:https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/dieu-khoan-hardship-trong-hop-dong-mua-ban-hang-hoa- quoc-te-5789/
CISG để giải quyết, tại các quốc gia chưa phải là thành viên, Công ước vẫn được áp dụng, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chọn Công ước là nguồn luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các Tòa án, Trọng tài dẫn chiếu để giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nhân tại các quốc gia chưa phải là thành viên CISG đã tự nguyện áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại bởi họ nhìn nhận được lợi ích của CISG.
Với số lượng tham gia vào CISG ngày càng nhiều dẫn đến nhiều trường hợp phát sinh không thể lường trước hoặc không có điều khoản để điều chỉnh trên thực tế, tuy nhiên nguyên tắc thiện chí ra đời nhằm để giải quyết vấn đề này, có thể nói nguyên tắc thiện chí là một nguyên tắc cơ bản quan trọng bậc nhất trong Công ước nhằm nguyên tắc thiện chí đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các trường hợp một trong các bên lợi dụng bên kia trong quá trình đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc thiện chí được hiểu là một tiêu chuẩn mang tính đạo đức mà các nhà kinh doanh quốc tế phải tuân thủ.42Ngoài ra nguyên tắc thiện chí có thể được dựa vào để lấp đầy những khoảng trống không lường trước được, là một cách tiếp cận hợp lý hơn để giải quyết các vấn đề không lường trước được thay vì các bên phải cùng nhau liệt kê các trường hợp dự phòng, đồng thời cung cấp một cơ sở lý thuyết hợp lý để hợp nhất và củng cố các quyền và nghĩa vụ khác nhau cho các bên.43
Như vậy nếu các bên không muốn áp dụng nguyên tắc này liệu họ có loại bỏ nguyên tắc thiện chí ra khỏi Công ước Vienna có được hay không?
“Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải thúc đẩy việc áp dụng thống nhất Công ước và đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế”.
Một số luật gia trên thế giới cho rằng Khoản 1 Điều 7 trên chỉ áp dụng để bảo vệ Công ước chứ không nhằm vào mục đích bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên.
Tuy nhiên việc này trái ngược hoàn toàn với các quy định của UNIDROIT bởi UNIDROIT có quy định“mỗi bên phải hành động theo thiện chí và giao dịch công bằng trong thương mại quốc tế” hoặc “trong việc thực hiện các quyền của mình và thực hiện nghĩa vụ của mình, mỗi bên phải hành động phù hợp với nguyên tắc thiện
42Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam_VIAC,2016, 101 Câu hỏi - đáp về Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), tr 66,67.
43Disa Sim, 2001, The Scope and Application of Good Faith in the Vienna Convention on Contracts for the International Sale of Goods, B. The Role of Good Faith in the Convention.
chí và giao dịch công bằng.” Cả hai quy định trên ngụy ý rằng các bên không thể loại trừ hoặc giới hạn nghĩa vụ này.44
Tuy nhiên, Điều 6 của CISG“Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ Điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.” đã cho phép các bên ký kết quyền tự do bảo lưu hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào. Việc giải thích Điều 6 chỉ rõ rằng các bên ký kết có thể loại trừ việc áp dụng Công ước này hoặc làm mất uy tín hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào. Một số học giả tin rằng việc cho phép các bên ký kết loại trừ tiêu chuẩn thiện chí có thể không phù hợp với các yêu cầu diễn giải các điều khoản khác trong CISG. Phần trên đã chứng minh rằng thiện chí là một yếu tố thiết yếu trong việc giải thích một số điều khoản dựa trên việc áp dụng đức tính. Do đó, nếu các bên tham gia hợp đồng từ chối áp dụng nguyên tắc thiện chí, thì, việc giải thích các điều khoản khác hết sức khó khăn. Mặc dù là như vậy, nhưng đối với những quy định linh hoạt của CISG, quyền tự do hợp đồng, mà Điều 6 bao gồm rõ ràng, không thể bị cản trở vì nguyên tắc thiện chí. Do đó, nếu các bên tham gia hợp đồng loại trừ việc áp dụng thiện chí khỏi hợp đồng của họ, thì tòa án phải tuân theo thỏa thuận của họ và loại trừ việc sử dụng khái niệm này khỏi bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng, mặc dù khó khăn rất lớn mà tòa án có thể gặp phải trong việc giải thích hợp đồng của họ do khái niệm này bị loại trừ.45
44 John Felemegas [Australia], February 2001, The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation.
45Obaid Khalfan Almutawa, 2015, The Role of Good Faith in the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG), Thesis submitted for the degree of Master of Philosophy at the University of Leicester, Page 153.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Mặc dù trên thế giới chưa có một khái niệm chung nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên khi nói đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải nhắc đến tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngoài của quan hệ chính là điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Căn cứ tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định dựa trên các yếu tố: (i) chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng là các bên có quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở ở các quốc gia khác nhau, (ii) khách thể của hợp đồng (hàng hóa) ở nước ngoài, (iii) căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người mua và một điều không thể thiếu đó là có địa điểm kinh doanh đặt ở các nước khác nhau.Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hàng hóa được là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán. Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền tự do lựa chọn hình thức thể hiện ý chí thích hợp, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản (telex, fax, mail, …), tuy nhiên nên thiết lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, vì như vậy các bên sẽ tránh được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi, những rủi ro và tranh chấp không đáng có cũng như các thiệt hại có thể xảy ra. Thứ tư, về luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia khác nhau, bên cạnh đó hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế, hoặc và các đạo luật mẫu về hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh ở đây là mỗi quan hệ thì chỉ có thể áp dụng một hệ thống pháp luật để điều chỉnh.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo Công ước Vienna 1980 phải nói đến đó là nghĩa vụ bên bán và nghĩa vụ bên mua. Thứ nhất, nghĩa vụ người bán bao gồm:
nghĩa vụ giao hàng, hàng phải đúng số lượng chất lượng, giao hàng đúng địa điểm, đúng thời hạn; Nghĩa vụ chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền
sở hữu hàng hóa. Thứ hai, nghĩa vụ của người mua bao gồm: nghĩa vụ thanh toán, thanh toán đúng địa điểm quy định, đúng thời hạn; Nghĩa vụ nhận hàng; Kiểm tra chất lượng hàng hóa; Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa; Từ chối nhận hàng.
Nguyên tắc thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, nhằm tạo sự thuận lợi hơn khi giao kết hợp đồng.
Công ước Vienna 1980 là một Công ước quốc tế có tính áp dụng quốc tế cao, nên có những chuẩn mực nhất định mà các bên phải tuân thủ, chấp hành sao cho các bên đạt được lợi ích cao nhất, dù vậy trên thực tế không phải lúc nào cũng là tinh thần hợp tác, có rất nhiều trường hợp vì lợi ích của mình mà sẵn sàng vi phạm sự thỏa thuận.Chính vì vậy mà CISG đã đưa yếu tố thiện chí cho việc giải thích Công ước.
Khái niệm của nguyên tắc thiện chí không thể định nghĩa một cách cụ thể mà do tùy hình huống xảy ra trong từng trường hợp mà có cách hiểu khác nhau, nhưng tóm lại hành vi thiện chí là một hành vi đưa vào Công ước nhằm khuyến khích để các bên có thể tiếp hành hợp đồng một cách thuận lợi và cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc thiện chí ra đời nhằm để giải quyết vấn đề nhiều trường hợp phát sinh không thể lường trước hoặc không có điều khoản để điều chỉnh trên thực tế, có thể nói nguyên tắc thiện chí là một nguyên tắc cơ bản quan trọng bậc nhất trong Công ước, nguyên tắc thiện chí đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các trường hợp một trong các bên lợi dụng bên kia trong quá trình đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc thiện chí được hiểu là một tiêu chuẩn mang tính đạo đức mà các nhà kinh doanh quốc tế phải tuân thủ. Ngoài ra nguyên tắc thiện chí có thể được dựa vào để lấp đầy những khoảng trống không lường trước được, là một cách tiếp cận hợp lý hơn để giải quyết các vấn đề không lường trước được thay vì các bên phải cùng nhau liệt kê các trường hợp dự phòng, đồng thời cung cấp một cơ sở lý thuyết hợp lý để hợp nhất và củng cố các quyền và nghĩa vụ khác nhau cho các bên.