Phân tích “nguyên tắc thiện chí” trong vụ kiện số 3

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định của công ước vienna 1980 (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thiện chí thông qua một số tranh chấp

2.1.3. Phân tích “nguyên tắc thiện chí” trong vụ kiện số 3

Tên vụ kiện: Phân phối sản phẩm thời trang giữa Công ty tại Hoa Kỳ và nhà sản xuất là Công ty Ý

Người bán: Hoa kỳ (Nguyên đơn) Nhà sản xuất: Ý (Bị đơn)

Hàng hóa: Phân phối sản phẩm thời trang Nội dung:

Một nhà sản xuất sản phẩm thời trang của Ý (bị đơn) ký kết một hợp đồng độc quyền phân phối với một nhà phân phối của Hoa Kỳ (nguyên đơn). Theo hợp đồng, việc phân phối sẽ phải được thực hiện một hoặc nhiều đợt và thanh toán theo phương thức tín dụng thư (“L/C”) trong vòng mười lăm kể từ ngày chấp nhận đề nghị. Tranh chấp phát sinh khi người bán yêu cầu mức giá cao hơn đến 10% -15%

so với mức giá cũ đã thỏa thuận và người mua từ chối mở L/C. Trong một thư thông báo ngày 02 tháng 8 bên bán yêu cầu bên mua mở L/C trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được thư, nếu không thỏa thuận sẽ bị hủy bỏ. Sau đó có sự trao đổi bằng phương tiện thông tin giữa các bên (nhờ đó, không kể những việc khác, bên mua đã có được nhưng thông tin cần thiết để mở L/C) và vào ngày 12 tháng 9 bên mua đã mở L/C. Tuy nhiên, ngày 19 tháng 9 bên bán đã hủy hợp đồng. Do đó, bên mua đã tiến hàng thủ tục tố tụng tại trọng tài Trung tâm thương mại quốc tế (ICC) yêu cầu bồi thường các tổn thất trực tiếp, lợi nhuận bị mất mát và những tổn hại đến uy tín của mình. Ngược lại, bên bán yêu cầu được bồi thường vì bị thanh toán trễ hạn.

Quan điểm của Tòa

Mặc dù thực tế hợp đồng giữa các bên là hợp đồng phân phối hàng hóa dài hạn, và như vậy theo nguyên tắc thì CISG sẽ không điều chỉnh hợp đồng này nhưng Tòa trọng tài đã căn cứ vào điều khoản đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng là

Trọng tài viên sẽ áp dụng CISG 1980 để điều chỉnh những gì không được quy định trong hợp đồng”.Theo diễn biến của vụ việc, Tòa trọng tài thấy bên mua đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán vì đã không thực hiện việc mở L/C cho dù bên bán đã gia hạn thêm thời hạn mới theo Điều 63.1 CISG. Và do đó, bên bán có quyền chấm dứt hợp đồng theo Điều 64.1.b CISG. Theo nghiên cứu về kết luận này của Tòa trọng tài cho thấy việc bên bán gia hạn thêm một thời hạn 20 ngày là hợp lý để bên mua mở một L/C vì để mở một L/C thì chỉ mất khoảng vài giờ.

Bên mua lập luận rằng vì trước đó bên bán đã chấp nhận thanh toán bằng cách chuyển điện tín thông thường, các bên đã đồng ý sửa đổi điều khoản thanh toán bằng L/C. Tòa trọng tài đã bác bỏ và cho rằng hợp đồng đã quy định nếu có bất kỳ sự đổi đổi, bổ sung nào khác phải được lập thành văn bản. Cho dù thực tế bên bán có chấp nhận phương thức thanh toán bằng chuyển điện tín thì đây cũng không phải là lý do hợp lý để bên mua tự động hủy bỏ việc mở L/C, hơn nữa trong suốt thời gian đàm phán, bị đơn đã khẳng định điều quan trọng là việc mở L/C, và theo Điều 8.3 CISG sự cân nhắc thích đáng này nên được đưa ra trong thời hạn đàm phán hợp đồng khi đưa ra những hậu quả pháp lý từ việc thực hiện hợp đồng của một bên.

Nguyên đơn cũng lập luận thêm rằng việc từ chối mở L/C còn xuất phát từ việc bị đơn đưa ra mức giá tăng đến 10% - 15% so với mức giá ban đầu mà hai bên đã thỏa thuận, nhưng tòa án cũng bác bỏ lập luận này và cho rằng nguyên đơn hoàn toàn có thể mở một L/C với giá đã thương lượng cùng khi đó sẽ từ chối việc mở L/C cho mức giá vượt quá kia. Thêm nữa, việc không đồng ý với mức giá hàng hóa có thể không phải là lý do chính đáng của nguyên đơn theo Điều 71 CISG (vì việc không đồng ý liên quan đến nghĩa vụ thanh toán giá hàng hóa của nguyên đơn chứ không phải là nghĩa vụ của bị đơn) và nguyên đơn đã không thông báo cho bị đơn ngay lập tức về việc trì hoãn thanh toán theo Điều 71.3 CISG. Một lần nữa, nguyên đơn đã không chứng minh được việc không phát hành L/C xuất phát từ lỗi của bị đơn theo Điều 80 CISG.

Tuy nhiên, bất kể những điều đã được đưa ra, cuối cùng Tòa trọng tài lại quyết định việc bên bán chấm dứt hợp đồng là hoàn toàn sai. Quả thật, khi bị đơn thông báo về ý định chấm dứt hợp đồng thì theo Điều 64.2.a bị đơn không còn quyền để chấm dứt nữa vì vào thời điểm đó nguyên đơn đang được có thêm thời gian để thực hiện nghĩa vụ mở L/C; Theo tòa trọng tài vì việc hủy hợp đồng sai của bị đơn, nên nguyên đơn có quyền yêu cầu bồi thường lợi nhuận bị tổn thất theo Điều 74 CISG.49 Qua việc phân tích vụ kiện trên, người viết đưa ra một số bình luận sau:

Thực chất trong kinh doanh có rất nhiều vấn đề xảy ra, tuy nhiên các bên đồng ý ngồi lại đàm phán khi có mâu thuẫn xảy ra là vấn đề hết sức cần thiết để có thể thực hiện hợp đồng hiệu quả nhất, đối với tình huống này hai bên đã thỏa thuận và đồng ý các điều khoản của nhau, nhưng sau cùng hàng hóa đã tăng giá khiến cho bên bán đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Mặc dù là vậy nhưng bên mua cũng có lỗi trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp đồng đã thỏa thuận sẽ mở L/C trong vòng 15 ngày khi hợp đồng được ký kết nhưng bên mua đã không tuân theo,

49Source:http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-cases-07.html

có thể thấy cả người mua và người bán ban đầu đã cố tình không thực hiện đúng theo điều khoản hợp đồng. Sau đó, bên bán cũng đã hết sức thiện chí để giao kết, bằng hành động gia hạn thêm cho bên mua, bằng cách yêu cầu bên mua mở L/C sau 20 ngày kể từ ngày nhận được thư, tuy nhiên bên mua đã mở L/C sau thời hạn 20 ngày(tức là ngày 2/8 đến 22/8 là 20 ngày nhưng bên mua đã mở vào ngày 12/9) hành động trên của bên mua hoàn toàn không thiện chí bởi đã vượt quá số ngày mà bên bán yêu cầu, cho nên bên bán đã tiến hành hủy hợp đồng sau đó (tức ngày 19/9).

Người viết đồng ý với quan điểm của Tòa trọng tài bởi người mua đã 2 lần vi phạm nghĩa vụ mở L/C của mình (lần một, 15 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng; lần hai, 20 ngày kể từ ngày bên mua cho phép gia hạn) có thể thấy rằng sự không thiện chí của bên mua, tuy nhiên bên bán hủy hợp đồng cũng không phải là hành vi hoàn toàn đúng, bởi theo Điều 64.2.b CISG có quy định nếu người mua đã thực hiện trả tiền thì người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng. Nhìn lại vấn đề trên, người mua đã mở L/C vào ngày 12 tháng 9 và vào ngày 19 tháng 9 người bán đã tuyên bố hủy, hành động của người bán hủy hợp đồng là hoàn toàn sai với quy định của CISG, nếu thực hiện hủy, người bán chỉ được phép hủy trong gia đoạn trước ngày 12 tháng 9 và sau ngày 22 tháng 8 thì hành vi đó mới được xem là hợp lệ, người viết cũng đồng ý với phán quyết của tòa án là người bán sẽ thực hiện bồi thường những khoản mất mát do hủy hợp đồng gây thiệt hại cho người mua, bởi nhưng quan điểm của Tòa không phải không hợp lý, chúng ta có thể xem xét lại những liên lạc giữa các bên suốt giai đoạn trước, thấy rằng nhiều dấu hiệu bên bán đã không thực hiện hợp đồng một cách thiện chí và sự thật là bên bán đang cố tình hủy hợp đồng để thương lượng lại các điều khoản có lợi hơn, do đó đã vi phạm nguyên tắc về thiện chí trung thực bên cạnh đó Tòa án có thể viện dẫn Điều 7 CISG để ngăn cản các bên thu lợi nhuận bất hợp pháp từ việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên kia là hoàn toàn hợp lý và đúng theo nguyên tắc của CISG.

Kết luận về việc áp dụng nguyên tắc thiện chí trong thực tế qua các bản án:

Qua ba vụ kiện trên có thể phần nào làm rõ hơn về nguyên tắc thiện chí được nêu trong lý thuyết và thực tế áp dụng, về mặc lý thuyết có thể thấy đây là nguyên tắc khá đơn giản để thực hiện, tuy nhiên về thực tiễn vì lý do lợi nhuận hoặc bất kỳ lý do nào khác trong kinh doanh các bên hoàn toàn phá vỡ nguyên tắc thiện chí trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên dù là vô tình hay cố ý thì họ không những đã đánh mất niềm tin, uy tín của nhau trong kinh doanh mà còn đi sai lệch với bản chất của hợp đồng kinh doanh hàng hóa quốc tế mà cụ thể là thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước Vienna 1980. Đa phần những vụ kiện

trên điều thiếu thiện chí vì lý do lợi nhuận nhưng ở nhiều gian đoạn khác nhau khi thực hiện hợp đồng, mặc dù các vi phạm là khác nhau nhưng chung quy lại lỗi xuất phát là do tính chất thiện chí của các bên.

Đây là một nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa định hướng, xác định những vấn đề lý luận cơ bản và có ý nghĩa to lớn khi áp dụng vào thực tiễn. Khi đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, các bên được tiếp nhận những thông tin chính xác, qua đó đảm bảo về ý chí tham gia giao dịch sẽ thực sự được "tự do". Với thiện chí mà các bên có, khả năng xác lập các giao dịch sẽ gia tăng. Trong một nền kinh tế thị trường, các giao dịch phát sinh càng nhiều thì càng tạo ra được động lực phát triển chung.

Sự thiện chí, trung thực trong việc thực hiện hợp đồng là một nguyên tắc quan trọng để diễn giải hợp đồng và xử lý tranh chấp, được quy định ở hầu hết các nguồn luật khác nhau, CISG không phải ngoại lệ. Vì thế các bên khi ký kết hợp đồng cần lưu ý cố gắng tối đa để thực hiện nghĩa vụ của mình một cách hợp lý và thiện chí.

Việc thực hiện tốt nghĩa vụ hợp đồng không những đảm bảo tối đa cho quyền lợi của mình mà còn giúp tránh được những nguy cơ vi phạm ngược lại của bên kia.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng theo quy định của công ước vienna 1980 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)