CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
2.2. Đánh giá và đề xuất áp dụng “nguyên tắc thiện chí” cho các bên khi thực hiện hợp đồng
2.2.2. Kiến nghị việc áp dụng nguyên tắc thiện chí đối với các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chính vì Công ước Vienna chưa có sự hướng dẫn chi tiết để áp dụng nguyên tắc thiện chí nên khi Tòa án, Trọng tài còn“lúng túng”khi áp dụng và các bên cũng chưa thật sự xem nguyên tắc thiện chí là nền tảng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó dẫn đến việc áp dụng trên thực tế giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế còn khá nhiều hạn chế. Nguyên tắc thiện chí có ý nghĩa rất quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi đó là cơ sở để đảm bảo không những thực hiện đúng các nguyên tắc cũng nhưng các điều khoản được Công ước Vienna quy định mà còn thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên khi cùng nhau đàm phán giao kết hợp đồng.
2.2.2. Kiến nghị việc áp dụng nguyên tắc thiện chí đối với các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đối với pháp luật Việt Nam: hiện tại BLDS 2015 đã có nhiều điều khoản mới hơn so với BLDS 2005 chẳng hạn Điều 420 đã cho phép các bên có thể đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Mặc dù vậy nhưng theo quan điểm của người viết vẫn còn khá nhiều vấn đề cần phải bổ sung hoặc sửa đổi, như về điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng mẫu. Điều 405 BLDS 2015 bước đầu đã có sự gần gũi hơn với pháp luật quốc tế khi ghi nhận điều khoản miễn trừ trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng mẫu. Điều khoản này nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự do ý chí đồng thời bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng khi xác lập các hợp đồng mẫu với qui định: “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản
miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Tuy nhiên, qui định này chưa thật sự được soi sáng qua nguyên tắc thiện chí bởi lẽ khoản 3 Điều 405 BLDS 2015 mới chỉ dừng lại ở việc không thừa nhận điều khoản miễn trừ khi nó liên quan đến yếu tố “tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia” và yếu tố này lập tức bị loại bỏ nếu như trước đó các bên có thỏa thuận. Hay nói một cách rõ ràng hơn, ghi nhận
“trừ trường hợp có thoả thuận khác” đã tự vô hiệu hoá chính công cụ mà pháp luật đặt ra để bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng mẫu. Đối với quy định này nên sửa đổi theo hướng công nhận trực tiếp điều khoản miễn trừ trách nhiệm nhưng chỉ rõ những trường hợp không được phép loại trừ trách nhiệm để bảo đảm sự công bằng cho các bên tham gia thực hiện hợp đồng cũng như phát huy tối đa tiềm năng của nguyên tắc thiện chí thông qua việc buộc các bên phải xem xét, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau khi thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo sự cân bằng nguyên tắc thiện chí trong pháp luật hợp đồng Việt Nam.
Đối với các bên tham gia mua bán hàng hóa quốc tế: Công ước Vienna 1980 không có quy định và giải thích nguyên tắc thiện chí hay điều khoản cho phép hoặc bắt buộc phải đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh, trách nhiệm hạn chế tổn thất một cách rõ ràng nên dễ xảy ra những vẫn đề khúc mắc trong việc tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên và quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa, Trọng tài, bởi không có cơ sở để áp dụng luật giải quyết tranh chấp nhanh chóng, công bằng cho đôi bên. Do đó mọi giao dịch khi tham gia giao kết mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần phải hết sức cẩn thận và luôn đặc trung thực, thiện chí trước những hành vi của mình và đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thiện chí của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét, qua đó người viết muốn đưa ra một số đề xuất cụ thể rút ra từ các vụ kiện tại phần trên cho các bên như sau:
Thứ nhất, về chất lượng sản phẩm, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lợi nhuận được đặc lên hàng đầu nhưng có thể nói đây là yếu tố vật chất, là mục tiêu quan trọng để các bên tiến hành ký kết, tuy nhiên sự uy tín, lòng tín nhiệm dành cho nhau là yếu tố tinh thần quyết định sự gắn bó trong công việc kinh doanh lâu dài. Do đó người bán nên cung cấp đúng chất lượng sản phẩm một cách trung thực, nếu sản phẩm bên người bán chất lượng không đạt yêu với tiêu chuẩn chất lượng hiện tại thì nên chủ động thương lượng với bên người mua, để xác định được mục tiêu cơ bản mà hai bên muốn hướng đến, từ đó tiến hành giao kết hợp đồng
hướng đến mục tiêu của các bên mà không gây ra thiệt hại cho nhau, qua đó cũng đẩy mạnh uy tín và sự tín nhiệm của các bên dành cho nhau, giao dịch trên dẫn đến vô hiệu là lỗi hoàn toàn của người bán, đây là sự ví dụ cụ thể nhất cho việc thiếu thiện chí khi cung cấp sản phẩm không đạt chất lượng và là một bài học sâu sắc cho người bán.
Thứ hai, về giá cả của hàng hóa, cụ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán các bên đã thỏa thuận được mức giá của hàng hóa nhưng sau đó do biến động của thị trường có thể đẩy giá nguyên phụ liệu tăng cao, đối với trường hợp này bên cung cấp nên chủ động liên lạc với người mua để bàn bạc, thỏa thuận lại các điều khoản về giá cả trong hợp đồng, đồng thời bên người mua cũng phải tạo điều kiện hết sức có thể cho bên cung cấp, bởi chỉ có sự tận tâm và tinh thần thiện chí của các bên mới đưa ra được cách giải quyết thuận lợi nhất cho đôi bên, giảm thiểu thiệt hại nhất có thể. Đối với trường hợp bắt buộc phải giao hàng đúng hàng, người cung cấp nên giao hàng hóa nguyên phụ liệu đúng theo thời gian thỏa thuận ban đầu và tuân thủ theo hợp đồng một cách thiện chí để tránh ảnh hưởng đến lợi ích của người mua, và sau có thể tìm cách để thuyết phục người mua bù đấp lại cho những hợp đồng sau này, người viết tin rằng nếu bên cung cấp có hành vi thiện chí như trên, thì bên mua sẽ không thể từ chối với lời đề nghị này, và đồng thời chỉ có thiện chí mới phát triển mối quan hệ kinh doanh dài lâu giữa các bên.
Thứ ba, về thực hiện điều khoản của hợp đồng, lấy ví dụ vụ kiện thứ 3 tại phần trước, người mua cần mở thư tín dụng đúng với thời gian mà các bên đã thoản thuận trong hợp đồng, trong trường hợp xảy ra một số yếu tố khách quan khiến người mua không thể mở thư tín dụng đúng thời hạn thì người mua nên xin gia hạn hoặc người bán có thể cho phép người mua thực hiện nghĩa vụ trong một khoản thời gian hợp lý (theo khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 63 Công ước Vienna 1980) và các bên nên chủ động thương thuyết với nhau với tinh thần trung thực và uy tín nhằm tạo sự tin tưởng giữa các bên, để không dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhau.
Thứ tư, về vấn đề giải quyết tranh chấp, khi xảy ra tranh chấp chẳng hạn như vụ kiện thứ hai tại phần trên về giá cả hàng hóa có biến động bên bán đã quyết định không giao hàng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người mua, để có kết quả giải quyết tốt nhất cho các bên, người mua nên chủ động có biện pháp để khắc phục hậu quả, làm giảm thiểu thiệt hại hết mức có thể, sau đó có thể yêu cầu bồi thường phần bị thiệt hại do bên người bán đã vi phạm hợp đồng mà gây ra, nhằm thể hiện ý
chí thiện chí khi tham gia giao kết hợp đồng, làm cơ sở để Tòa, Trọng tài xem xét, giải quyết tranh chấp.
Cuối cùng cần phải tuân thủ triệt để theo các nguyên tắc của Công ước Vienna nói chung và đặc biệt là nguyên tắc thiện chí khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, không vì lý do gì mà loại bỏ hoặc quên lãng nhưng nguyên tắc ngày khi bước vào thị trường kinh doanh hàng hóa quốc tế, vì nếu cố tình thực hiện trái với nguyên tắc có thể gây ra hệ lụy sau này cho các bên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Nguyên tắc thiện chí là nguyên tắc được Công ước Vienna 1980 khuyến nghị sử dụng khi các bên tham gia vào giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là về mặt lý thuyết, tuy nhiên trên thực tế có thể thấy rằng vì lý do lợi nhuận hoặc bất kỳ lý do lợi ích riêng nào, mà các bên tự nguyện phá vỡ nguyên tắc này, nguyên nhân chính là công ước Vienna 1980 không có quy định và giải thích nguyên tắc thiện chí hay điều khoản cho phép hoặc bắt buộc phải đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh, trách nhiệm hạn chế tổn thất một cách rõ ràng nên dễ xảy ra những vẫn đề không mong muốn trong việc tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên và quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa, Trọng tài, bởi không có cơ sở để áp dụng luật giải quyết tranh chấp nhanh chóng, công bằng cho các bên hoặc chế tài nghiêm khắc đối với bên gây ra thiệt hại, bên thiếu thiện chí. Từ những vụ kiện trên có thể thấy điểm chung của các vi phạm về nguyên tắc thiện chí bắt nguồn từ lợi ích của các bên tuy nhiên khác nhau ở các giai đoạn.
Nguyên tắc thiện chí là một nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa định hướng khi các bên áp dụng vào thực tiễn, bởi vì với thiện chí mà các bên có, khả năng xác lập các giao dịch sẽ gia tăng và trong một nền kinh tế thị trường, các giao dịch phát sinh càng nhiều thì càng tạo ra được động lực phát triển chung. Các bên tham gia ký kết hợp đồng cần lưu ý cố gắng tối đa để thực hiện nghĩa vụ của mình một cách hợp lý và thiện chí. Việc thực hiện tốt nghĩa vụ hợp đồng không những đảm bảo tối đa cho quyền lợi của mình mà còn giúp tránh được những nguy cơ vi phạm ngược lại của bên kia.
Nguyên tắc thiện chí là nền tảng của mọi giao dịch, có tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên với tư cách chủ thể tham gia giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đồng thời là nền tảng để Tòa hoặc Trọng tài có căn cứ xem xét hành vi thiếu thiện chí của các bên khi xảy ra tranh chấp trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Giải thích các quy định về nguyên tắc thiện chí làm sáng tỏ những khúc mắc và bổ sung thêm các điều khoản cụ thể hơn trong Công ước là việc cần thiết khi số lượng thành viên của Công ước ngày một tăng lên cùng với mức độ được áp dụng phổ biến của Công ước, tuy nhiên các bên cũng cần phải chú ý mọi giao dịch khi tham gia giao kết mua bán hàng hóa quốc tế cần phải hết sức cẩn thận và luôn đặc
trung thực, thiện chí trước những hành vi của mình và đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thiện chí của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét. Yếu tố quan trọng để nguyên tắc thiện chí được áp dụng và mang lại hiệu quả trong kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế đó chính là chủ thể tham gia phải thật sự tuân thủ theo nguyên tắc này, bởi suy cho cùng quy định và áp dụng là hai vấn đề tuy gắn liền nhau nhưng khác nhau về bản chất thực hiện, cho nên cần phải có sự tự nguyện tuân thủ của các bên thì mới mang lại kết quả mà nhà làm luật mong muốn các bên đạt được.
KẾT LUẬN CHUNG
Với bối cảnh tòa cầu đang trên đà phát triển mạnh, việc giao thương hàng hóa quốc tế là điều diễn ra liên tục trong từng phút trên thế giới, do đó việc hiểu rõ các quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói chung hay Công ước Vienna nói riêng là việc làm không thể thiếu khi quyết định tham gia vào thị trường kinh doanh hàng hóa quốc tế.
Dựa trên các nguyên nhân trên, luận văn này nhằm góp một phần kiến thức nhỏ để các bên tham gia thị trường kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế hiểu cơ bản về việc thực hiện hiện hợp đồng tuân theo đúng các quy định về nghĩa vụ giao hàng; thời điểm chuyển rủi ro và trách nhiệm nhận hàng, từ đó giúp các bên thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh hàng hóa quốc tế. Đồng thời đưa ra các vấn đề có thể gặp khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua các bản án có sẵn trên thực tế và đúc kết kinh nghiệm nhiều năm của các Trọng tài thương mại hàng đầu trên thế giới để giải quyết tranh chấp phát sinh cùng với những nhận xét chi tiết của người viết mà cụ thể đó chính là về vấn việc áp dụng nguyên tắc thiện chí vào tham gia giao kết hợp đồng để giải quyết các vấn đề đã và đang xảy ra trên thực tế.
Các bên cần phải áp dụng nguyên tắc thiện chí một cách thường xuyên khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bởi vì, thứ nhất, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế; thứ hai, tạo niềm tin nhất định đối với các bên cùng tham gia giao kết hợp đồng, qua đó thông qua các đối tác giới thiệu về mức độ uy tín của mình tạo được nhiều sự tín nhiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
Tóm lại, do quy định mập mờ cho nên việc áp dụng nguyên tắc thiện chí thật sự chưa được rộng rãi và chưa có cái nhìn cụ thể bao quát về quy định này, người viết muốn thông qua đề tài để làm rõ nguyên tắc này, đây là nguyên tắc cần thiết trong bất kỳ giao dịch nào và đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế.
Nếu áp dụng nguyên tắc thiện chí được các bên tiếp thu và được xem như tinh thần của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì sẽ giải quyết khá nhiều vấn đề phát sinh, bởi đa số các tình huống phát sinh thường là xuất phát từ việc vì lợi ích của mình mà chèn áp lợi ích của người khác.
Như vậy, nguyên tắc thiện chí trong tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những nguyên tắc hàng đầu trên thế giới, được rất nhiều nước đưa vào luật pháp quốc gia để áp dụng cho những tình huống xảy ra
không lường trước được cũng như có căn cứ để Tòa án có thể giải quyết tranh chấp một cách công bằng, do vậy có thể thấy đây là một nguyên tắc rất quan trọng và hoàn toàn không thể thiếu khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay nói cách khác là một nguyên tắc tinh thần của Công ước Vienna 1980./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt:
1. Báo cáo nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Ủy Ban Đối Ngoại, Quốc Hội năm 2015;
2. Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương HN, NXB Đại học Hà Nội, 2012, Trang 224;
3. Nguyễn Xuân Trường, 101 Câu hỏi - đáp về Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam_VIAC, NXB Thanh Niên 2016.
4. Lê Nết, Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999;
5. Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980;
6. Nam Phương Nguyễn, Báo Pháp Luật Enternew ngày 27/11/2016; Th.S Nguyễn Minh Hằng – Trọng tài Vienna VIAC, Trưởng khoa Luật (Đại học Ngoại thương);
7. Võ Duy Mạnh, Luận văn Tiến sĩ vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam 2015.
Nguồn: (https://www.slideshare.net/garmentspace/lun-n-tin-s-lut-hc-vi-phm-c-bn- hp-ng-theo-quy-nh-ca-cng-c-vin-nm-1980-v-hp-ng-mua-bn-hng-ha-quc-t-v-nh-hng- hon-thin-cc-quy-nh-c-lin-quan-ca-php-lut-vit-nam)
8. Lê Minh Trường, Phân tích nguyên tắc thiện chí trung thực, bình đẳng tự nhiên trong luật dân sự, 27/10/2015 nguồn:
(https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/phan-tich-nguyen-tac-thien-chi-trung- thuc--binh-dang-tu-nhien-trong-luat-dan-su-.aspx);
9. Vũ Thị Ngọc Huyền (K14502C) & Trần Ngọc Phương Minh (K15502), trách nhiệm trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng dưới góc độ luật học so sánh BLDS 2015 và Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG Tp.HCM.
Nguồn:(https://lracuel.org/2018/03/08/cs-03-12-2017-trach-nhiem-trung-thuc-thien- chi-trong-giai-doan-tien-hop-dong-duoi-goc-do-luat-hoc-so-sanh-blds-2015-va- cisg/);
10. https://hothaoitl.blogspot.com/2016/04/nguyen-tac-trung-thuc-thien-chi-cua.html . 2. Tài Liệu nước ngoài
1. Editorial analysis of this article with cross-references to related subjects, Robert A.
Hillman [U.S.];