CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc thiện chí thông qua một số tranh chấp
2.1.2 Phân tích “nguyên tắc thiện chí” trong vụ kiện số 2
Tên vụ kiện: Trường hợp măng tây đóng hộp (8 tháng 11 năm 2002) Người bán: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Bị đơn)
Người mua: Đức (Nguyên đơn)
46Source:http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-cases-07.html
Hàng hóa: Măng tây đóng hộp Nội dung:
Người mua là một công ty của Đức đã ký kết hai hợp đồng với một Người bán Trung Quốc để mua măng tây đóng hộp vào ngày ngày 3 tháng 4 năm 2001. Sau khi ký kết hợp đồng, người mua đã phát hành hai thư tín dụng L/C cho toàn bộ số tiền mua cho người bán. Sau khi ký hai Hợp đồng, tin tưởng vào sự khả thi của Hợp đồng, Người bán đã ký kết hợp đồng mua bán với Công ty Thực phẩm Sơn Tây để cung cấp hàng hóa giao cho người mua. Người bán đã chuẩn bị để cung cấp hàng hóa cho hai Hợp đồng với Người mua và đang chờ L/C do Người mua phát hành.
Tuy nhiên, sau khi nhận được L/C do Người mua phát hành vào ngày 26 tháng 4 năm 2001, Người bán đã phát hiện ra hàng hóa đang được tăng giá. Và, sau đó mặc dù Người mua có nhiều yêu cầu, người bán từ chối giao hàng và cho rằng giá của các sản phẩm đã tăng lên. Cuối cùng, người mua phải mua hàng hóa thay thế từ một nhà cung cấp khác. Ngày 6 tháng 11 năm 2001, Người mua đã gửi thư cho Người bán, yêu cầu họ bồi thường chênh lệch giá nêu trên. Người bán đã từ chối những yêu cầu từ người mua. Do sự từ chối giao hàng của người bán khiến Người mua phải chịu những tổn thất, nên sau đó đã nộp đơn kiện đến trọng tài.47
Quan điểm của Trọng Tài Trung Quốc
Do không có quy định về luật áp dụng trong hai hợp đồng, Tòa án Trọng tài cho rằng vì nơi hình thành và thực hiện hai hợp đồng là ở Trung Quốc và là nơi kinh doanh của người bán, Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng.
Luật pháp trong nước của Trung Quốc nên là luật áp dụng. Hơn nữa, địa điểm kinh doanh của người mua và người bán là ở các quốc gia CISG do đó, Công ước được áp dụng nếu có bất kỳ mâu thuẫn nào với luật pháp trong nước của Trung Quốc.
Dựa trên các tài liệu và các sự kiện của các bên cung cấp, Tòa Trọng tài có căn cứ để kết luận rằng các yêu cầu về tài liệu trong L/C không phải là lý do chính khiến Người bán từ chối giao hàng. Toà án Trọng tài cho rằng việc Người bán sử dụng
"các điều khoản mềm" trong hai Hợp đồng để cho rằng Bên mua đã vi phạm hợp đồng và từ chối giao hàng thiếu căn cứ pháp lý và thực tế, không thể được thiết lập.Tòa án Trọng tài cho rằng hành vi vi phạm hợp đồng của Bên bán đã thỏa mãn yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng. Do đó, yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng của bên mua là chấp nhận được. Dựa trên các dữ liệu chứng cứ phân tích và quy định pháp luật, Tòa án Trọng tài cho rằng vì tranh chấp Hợp đồng trong trường hợp này Người bán đã vi
47China 8 November 2002 CIETAC Arbitration proceeding (Canned asparagus case).
Source:http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/wais/db/cases2/021108c1.html
phạm nghĩa vụ giao hàng theo quy định trong Hợp đồng, đã tạo nên hành vi vi phạm.
Do đó, Người bán phải chịu trách nhiệm về các tổn thất của Người mua do vi phạm Hợp đồng.48
Qua việc phân tích vụ kiện trên, người viết đưa ra một số bình luận sau:
Trong trường hợp này Người mua hoàn toàn tỏ ra thiện chí trước Người bán, đó chính là hành động Người mua đã cố gắng khắc phục hậu quả xảy ra bằng cách giao kết với một Công ty khác để có đủ nguyên liệu, nhưng Người mua đã chịu tổn thất ngay cả sau khi cố gắng khắc phục. Hành động này của Người mua là một yếu tố quan trọng khi đưa vụ việc ra Trọng tài giải quyết.
Nếu không vì lý do bất khả kháng, người bán không nên tự động ngừng thực hiện hợp đồng bởi lẽ vi phạm của người bán sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng và người bán sẽ phải bồi thường những thiệt hại đối với người mua do việc vi phạm hợp đồng của người bán gây ra. Tại tình huống này, hai bên đã đồng ý thỏa thuận cả hai hợp đồng và cùng đi đến thực hiện hợp đồng, nhưng việc người bán quyết định không tiếp tục thực hiện theo hợp đồng là do giá cả hàng hóa cần giao dịch đang tăng lên, mặc dù trong kinh doanh lợi nhuận luôn đặc lên trên hết, nhưng rõ ràng có thể thấy hành vi này của người bán thể hiện sự thiếu tính thiện chí khi tham gia giao kết hợp đồng, và tiếp sau đó là những sự việc dẫn đến hợp đồng không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của Người bán, họ quá đặt cao lợi nhuận tức thời.
Tuy nhiên, hợp đồng này có thể đàm phán lại nếu Người bán có thái độ thiện chí, Người bán có thể bằng mọi cách để liên lạc trực tiếp với người mua để có thể đàm phán lại hợp đồng trước khi Người mua mở tín dụng, hoặc một cách khác hoàn toàn bên bán có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng và sau đó liên lạc với người mua về những hợp đồng sau này tăng giá lên để có thể bù cho khoảng lỗ lần này thì đó sẽ là hành vi đáng hoan ngênh để thiết lập cho nhau mối quan hệ kinh doanh dài lâu cũng là tiên đề để các bên có thể tiếp tục mối quan hệ làm ăn lâu dài. Qua sự việc trên thấy sự thiếu hợp tác của người bán và mâu thuẫn với nguyên tắc thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế. Đây sẽ là điểm bất lợi cho người bán trong quá trình khiếu nại, kiện tụng bởi không vụ án này được Tòa trọng tài Trung Quốc áp dụng CISG, mà nguyên tắc thiện chí trong Công ước này là một trong những nguyên tắc hàng đầu định hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
48China 8 November 2002 CIETAC Arbitration proceeding (Canned asparagus case).
Source:http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/wais/db/cases2/021108c1.html