- Phân hủy aflatoxin bằng không khí nóng: dùng không khí nóng thổi qua nguyên liệu có chứa aflatoxin để làm giảm thiểu lượng aflatoxin đã được nhiều tác giả nghiên cứu, phương pháp này đã đem lại nhiều kết quả đáng kể. Nếu nhiệt độ không khí nóng đưa vào là 100 - 1450C ở ngô hạt thì lượng aflatoxin B1 có thể giảm từ 877 ppb còn 452 ppb, từ 378 ppb còn 213 ppb.
- Nếu tăng nhiệt độ lên tới 1650C có thể làm cho lượng aflatoxin B1 giảm từ 66 – 67
% (Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003).
- Phân hủy aflatoxin bằng hấp ướt ở áp suất cao: phương pháp hấp ướt ở nhiệt độ cao dưới áp lực hơi nước đem lại kết quả khả quan hơn. Quá trình này phá hủy nhanh chóng vòng lacton trong cấu trúc phân tử của aflatoxin. Theo Rehana (1979) nhận thấy nếu gạo nhiễm aflatoxin từ 40 - 4000 ppb được hấp ướt trong 5 phút ở 1200C (thêm nước vào gạo tỷ lệ là 1:4) có thể làm giảm hàm lượng aflatoxin đến 68%.Ở đậu phộng có độ ẩm 10%, chứa 7000 ppb aflatoxin B1 được hấp ướt ở 1200C trong 4 giờ giảm còn 370 ppb. Ở hàm lượng aflatoxin thấp (760ppb) được hấp ở 1,5 atm trong vòng một giờ đã phân hủy hoàn toàn aflatoxin. (Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003).
38
- Làm giảm aflatoxin bằng các chất hấp phụ hoặc kết dính độc tố: các chất hấp phụ thường là các chất vô cơ hoặc hữu cơ (tự nhiên hoặc nhân tạo) có hoạt tính bề mặt cao. Các chất có khả năng hấp phụ aflatoxin gồm: than hoạt tính, một số polymer hữu vô cơ có bản chất aluminosilicat như bentonite, HSCAS (Hydrated sodium calcium alumino-silicate), một số chất sét đặc biệt (kaolin, sepiolite, clinoptilolite, zeolite), một số polymer hữu cơ tự nhiên (alfalfa) hoặc nhân tạo (nhựa trao đổi ion, polyvinyl polypyrrolidone) .Những chất này không được hấp phụ qua ruột mà được bài thải ra ngoài. (Charmley, 1994; trích dẫn bởi Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003).
- Tách aflatoxin bằng dung môi hữu cơ: đây là phương pháp có thể áp dụng đối với thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, do ít có khả năng tạo sản phẩm khác có hoạt tính từ aflatoxin và có thể thu hồi được dung môi mà không ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
- Những kết quả có nhiều hứa hẹn nhất đã thu được bằng việc dùng hệ thống chiết suất bao gồm hỗn hợp hexan – methanol, hexan – ethanol, hexan – ethanol - nước, và hexan –aceton - nước. Hệ thống bao gồm 54% aceton, 44% hexan và 2% nước (tính theo trọng lượng) là hệ thống thành công nhất được tìm thấy có thể đồng thời loại trừ dầu từ các bánh ép khô của lạc gồm 12% - 15% dầu và dư lượng lipid gần bằng 1%
và mức aflatoxin thấp hơn 40 μg/kg.
- Phân hủy aflatoxin bằng các tia bức xạ: aflatoxin rất mẫn cảm với tia cực tím. Ở bước sóng 365 nm, khả năng hấp phụ của aflatoxin đạt cực đại. Okonkwo (1978) nhận thấy, lượng aflatoxin ở bắp (150 ppb và 250 ppb) có thể giảm tới 30% và 16%
trong 10 giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. (Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003).
1.4.2. Phương pháp hóa học
- Phương pháp sử dụng các chất oxi hóa - khử: các chất oxy hóa - khử như natrihypochlorit (NaOCl), oxy già (H2O2) được sử dụng để làm mất độc tính của aflatoxin. Tuy nhiên sử dụng NaOCl để xử lý hạt nhiễm aflatoxin có thể làm mất màu sắc của hạt và biến chất các acid amin. Khí ozon (O3) cũng được thử nghiệm về khả
39
năng phân hủy aflatoxin trong mẫu và đạt được hiệu quả tốt, song có bằng chứng là chất lượng các thành phần của thức ăn bị giảm đặc biệt là protein, vitamin.
- Phương pháp sử dụng các chất kiềm: hydroxit amoni (NH4OH) và hyroxit natri (NaOH) là 2 chất kiềm được sử dụng làm vô hoạt aflatoxin. Các chất này đều có hoạt tính mạnh, có thể phá vỡ vòng lacton trong cấu trúc phân tử của aflatoxin.
- Phương pháp sử dụng khí NH3: nhiều thí nghiệm đã chứng minh hiệu quả của việc
dùng khí NH3 làm vô hoạt aflatoxin. Xử lý ngô bằng khí NH3 được đặc biệt quan tâm ứng dụng hơn cả. Người ta nhận thấy, nếu hàm lượng NH3 là 0,5 - 1,5% và nhiệt
độ bên ngoài là 250C, trong 14 ngày tiếp xúc, lượng aflatoxin từ 200ppb có thể giảm xuống còn 10 ppb (theo Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)
1.4.3. Phương pháp sinh học:
- Mặc dù các biện pháp phòng chống nấm mốc sinh độc tố đã được khuyến cáo áp dụng, nhưng sự nhiễm aflatoxin trên ngô, lạc ở mức độ cao quá giới hạn là không thể tránh được trong những điều kiện bảo quản bất lợi. Vấn đề khử nhiễm aflatoxin bằng con đường sinh học nhằm thay thế cho biện pháp khử nhiễm aflatoxin bằng các hóa chất có giá thành cao và làm biến đổi phẩm chất lượng lương thực nên khó áp dụng vào thực tiễn bảo quản được chứng minh là các phương pháp hứa hẹn nhất. Khử nhiễm độc tố aflatoxin bằng phương pháp sinh học có thể được định nghĩa như sự phân giải bằng enzyme hay chuyển hóa sinh học của các độc tố nấm mốc trực tiếp nhờ vi sinh vật.
Bảng 1.10: Các phương pháp khử nhiễm aflatoxin bằng con đường sinh học Tên vi khuẩn Đối tượng Cơ chế khử nhiễm Tác giả
.
Bacillus pumilus
Aspergillus parasiticus
Sử dụng các sản phẩm trao đổi chất ngoại bào, sinh ra trong quá trình nuôi cấy B. pumilus, ức chếsự phát triển và quá trình tổng hợp độc
C. Munimbazi và LB.Bullerman,
1997
40
chất aflatoxin của nấm Asp.
parasiticus Streptomyces
sp.
Aspergillus parasiticus
Streptomyces sp. tổng hợp được aflastatin A, là hợp chất có bản chất
là protein, ức chế 1 số enzyme esterase tham gia quá trình tổng
hợp độc chất aflatoxin của nấm Asp. parasiticus
M. Ono và ctv ,1996.
T. Kondo và ctv, 2001.
Achromobacter xylosoxidans
Aspergillus parasiticus
A. xylosoxidan tổng hợp Cyclo(L- leucyl-L-prolyl), là 1
cyclodipeptide, ức chế sự phát triển và sự tổng hợp aflatoxin của nấm
Asp. parasiticus.
PS. Yan và ctv, 2004.
Lactobacillus casei
Aspergillus flavus
Sử dụng các sản phẩm trao đổi chất ngoại bào, sinh ra trong quá trình
nuôi cấy L. casei, ức chế sự phát triển và quá trình tổnghợp độc chất
aflatoxin của nấm Asp. flavus.
I. Chang và JD. Kim,
2007.
Bacillus subtilis
Aspergillus flavus
B. subtilis tổng hợp các enzyme ngoại bào như protease, chitinase, β-1,3-glucanase làm ức chế sự phát
triển của nấm Asp. flavus.
R. Thakaew và ctv, 2013.
Nghiên cứu phương pháp sinh học mới được quan tâm gần đây. Ở Việt Nam có công trình của nhóm Đại học Nông lâm TP nghiên cứu, tuy nhiên mới là bước đầu. Đó là lý do tại sao nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
41