1.1. Giới thiệu về cây cacao
1.1.6. Dịch hại trên cây cacao
Theo Phạm Hồng Đức Phước (2013)
Tương tự như bất kì loại cây trồng nào khác, cacao cũng có thể bị rất nhiều bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh làm giảm sản lượng và chất lượng trái cacao, nghiêm trọng hơn là gây thất thu cho người trồng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của quá trình trồng trọt và có 2 dạng chủ yếu là côn trùng và nấm bệnh.
1.1.6.1. Côn trùng gây hại chính
Bọ xít muỗi (Helopeltis)
Triệu chứng và tác hại: bọ xít muỗi chích hút nhựa trái, chồi non, vết chích thâm đen, làm cháy khô chồi non, tạo thành vết thâm đen, trái đang lớn phát triển dị dạng, ít hạt và dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
Bọ cánh cứng hại lá (Adoretus compressus. và Apogonia spp.)
Triệu chứng và tác hại: gây hại chủ yếu vào chạng vạng tối đến đêm, ban ngày chúng trú ngụ nơi tối hay dưới đất. Bọ ăn lá non làm lá thủng lổ chổ, mất khả năng quang hợp, ảnh hưởng sinh trưởng đối với cây con trong vườn ươm, cây mới trồng 1 – 2 năm đầu. Trên ca cao trưởng thành tác hại của bọ cánh cứng không đáng kể.
Rầy mềm (Toxoptera citricida)
Triệu chứng gây hại: rầy mềm sống tập trung và chích hút nhựa cây trên chồi non, lá non, chùm hoa, trái non làm cây chậm phát triển, chùm hoa khô rụng, héo trái.
Do rầy mềm tiết ra dịch đường nên thu hút nhiều kiến, nếu là kiến sống trong đất bò lên thì dễ lan truyền mầm bệnh Phythophthora có trong đất làm khô bông, khô trái non và làm phát sinh nấm bò hóng ảnh hưởng sinh trưởng cây.
Rệp sáp (Cataenococcus hispidus = Planococcus hispidus).
Triệu chứng và tác hại: rệp sáp sống bám ở ngọn thân cành non, chùm hoa, trái để hút nhựa cây làm thân cành còi cọc, dị dạng, trái chậm lớn. Mùa khô rệp sáp còn phát triển mạnh vùng cổ rễ làm cây chậm lớn, còi cọc.
Sâu đục vỏ trái (Cryptophlebia encarpa)
Triệu chứng và tác hại: sâu đục luồn quanh vỏ trái tạo thành các đường rảnh, làm rụng trái non, trái chậm lớn giảm năng suất.
- 10 - 1.1.6.2. Bệnh hại chính trên cacao.
Bệnh thối trái, loét thân, cháy lá (Phythophthora palmivora)
Triệu chứng và tác hại: Đây là bệnh hại chính trên ca cao. Bệnh xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, từ vườn ươm cho đến khi thu họach, bệnh tấn công khắp bộ phận trên cây (trên thân, lá, hoa, trái non, trái già), bệnh có mặt hầu hết các vùng trồng ca cao và đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa, ẩm độ cao. Ngoài ca cao Phytophthora còn có nhiều ký chủ khác như: sầu riêng, cao su, bơ, đu đủ, cây có múi, …
Bệnh phát tán mạnh từ 2 nguồn chính là từ đất và từ trái bệnh:
Từ đất: Nước mưa làm bắn đất có mang mầm bệnh lên cây, lá, trái. Kiến, mối di chuyển từ đất lên cây mang theo mầm bệnh.
Từ trái bệnh: bào tử phát tán do gió, mưa, các loại côn trùng (bọ cánh cứng Scolytid và Nitidulid).
Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)
Triệu chứng và tác hại Bệnh thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa, ở những vườn ca cao quá ẩm và rợp do tán lá dày và mật độ cây trồng cao. Nấm tấn công ở những cành đã hóa nâu. Nấm bệnh lúc đầu có màu mốc trắng nhưng dần chuyển sang màu trắng hồng, hoặc vàng. Tên bệnh được đặt theo màu của nấm trong giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn nấm phóng thích bào tử và phát tán mầm bệnh. Nấm mọc sâu vào phần gỗ cành. Lá phần trên của cành nhiễm bệnh sẽ vàng và khô nhưng vẫn lưu trên cành một cành một thời gian. Cành khô nâu sẽ chết, lớp vỏ thân cành bị tách ra từng mảng.
Nếu điều kiện nắng khô trở lại, bệnh phát triển chậm lại và cây có thể phục hồi nhưng dễ tái phát nếu mưa trở lại mà không có biện pháp cải thiện như vệ sinh đồng ruộng hoặc xử lý thuốc.
Bệnh hại rễ (Rigidoporus lignosus, Ganoderma pseudoferum, Phellinus noxius,
Rosellinia bunodes)
Triệu chứng và tác hại: Rễ ca cao có thể bị trắng, bị hoá nâu, hoá đen hoặc nứt cổ rễ gây ra bởi nhiều loại nấm khác nhau.
Bệnh khô thân (Algal rust)
- 11 -
Triệu chứng và tác hại: Thân, cành bị nắng chiếu trực tiếp làm tổn thương các mô dưới biểu bì. Sự tổn thương càng trầm trọng khi đang nắng gắt cây gặp nước (do mưa hoặc tưới). Mô tổn thương bị tạp nhiễm các loại nấm như Collectotrichum, Fusarium,…và tảo. Tảo không làm hại cây nhưng các loại nấm hại phát triển và làm khô chết cành. Lớp tế bào dưới biểu bì thân/cành có màu sậm như hiện tượng cháy nắng, sau thời gian bào tử màu vàng cam xuất hiện từ vùng nhiễm bệnh. Lá nhỏ, kém phát triển có màu nhạt. Cây ít hoặc không có lá non.
Bệnh thường xảy ra cả mùa khô lẫn mùa mưa, đặc biệt là đối với những cây ca cao thiếu bóng che hoặc bị tỉa quá nặng để ánh sáng chiếu trực tiếp vào thân cành trong thời gian dài. Bệnh phát triển mạnh trong khoảng giao mùa nắng mưa. Ca cao ở miền Đông và Tây Nguyên rất hay bị bệnh này.
Bảng 1. 3: Một số dịch hại chính trên cacao.
STT DỊCH HẠI TIẾNG ANH TÊN KHOA HỌC GHI CHÚ 1 Bệnh chổi rồng Witches´
Broom
Nấm Moniliophthora perniciosa
Chồi non, hoa và trái 2 Phình chồi đọt Swollen Shoot
Virus Virus Chồi non
3 Thối eo giữa
trái Frosty Pod Rot Nấm Moniliophthora
roreri Trái non 4 Nấm Hồng Pink disease Pellicularia
salmonicolor Cành, thân 5 Thối trái Monilia pod rot Monilia sp. Trái 6 Thối vòng trên
trái Cherelle rot Colletotrichum gloeosporioides
7 Thối khô đen Charcoal pod rot
Botryodiplodia
theobromae Trái 8 Chết cây con Vascular-streak
dieback (VSD)
Oncobasidium theobroma
Lá, đỉnh chồi, cành và thân.
- 12 - 9
Bệnh
Phytophthora Phytophthora
P. palmivora, P.
megakarya and P.
capsici.
Tất cả các giai đoạn: rễ, thân, lá, hoa và trái.
10 Bọ xít muỗi Mirids Helopeltis spp. Thân, cành và trái 11 Sâu đục trái Cocoa Pod
Borer
Conopomorpha cramerella
Trái non lẫn trái già 12 Sâu đục vỏ
thân
Ring Bark Borers
Phassus hosei and P.
sericeus
Cây con và cây già
13 Bọ trĩ Thrips Selenothrips
rubrocinctus
14 Xén tóc đục
thân, cành Cocoa Beetle Steirastoma breve Thân, cành
15 Mối Termite
M. barneyi, O.yunnanensis, O.
hainanensis, O.
formosanus and M. pakistanicus
Gốc, thân
16 Chuột Proof rat or
Black rat Rattuus rattus Trái
17 Sóc Squirel Sciurus carolinensis Trái
13 Bọ trĩ Thrips Selenothrips
rubrocinctus