3.1.1. Kết quả phân lập nấm Phytophthora palmivora.
Từ các mẫu trái cacao nhiễm bệnh thối trái sinh viên chỉ phân lập được 1 chủng nấm trên môi trường CMA với tần suất xuất hiện là 75% (Bảng 3.1) và ký hiệu chủng nấm này là Phy.1.
Bảng 3. 1: Tần xuất xuất hiện chủng nấm Phy.1 Chủng nấm Tần suất xuất hiện qua 3 đợt phân lập (%)
Trung bình
1 2 3
Phy.1 67 75 83 75%
3.1.2. Đặc điểm hình thái của chủng nấm bệnh.
Đại thể: Trên môi trường CMA, sợi nấm mảnh, màu trắng, dạng bông, đan xen nhau dày đặc hướng dạng tia từ tâm ra ngoài mép đĩa. Sau 7 ngày nuôi cấy, đường kính tản nấm đạt 80 mm và không làm đổi màu môi trường CMA.
Mặt trước Mặt sau
Hình 3. 1: Hình thái đại thể chủng nấm Phy.1 trên môi trường CMA sau 7 ngày nuôi cấy.
- 48 -
Vi thể: Sợi nấm không có vách ngăn. Cành bào tử ít phân nhánh, trên môi trường agar hình thành túi bào tử hình trứng, trong môi trường nước cất vô trùng các động bào tử nảy mầm từ các túi bào tử hình thành các hình dạng riêng biệt, và di chuyển nhanh theo nhiều hướng.
Hình 3
Đặc điểm hình thái đại thể và vi thể của chủng nấm thu nhận được trùng khớp với nấm Phytophthota palmivora được mô tả bời Drenth và Sendall (2001). Vì vậy có thể khẳng định chủng nấm sinh viên phân lập từ trái cacao bị bệnh là nấm Phytophthora palmivora.
A B
C
Động bào tử
Hình 3. 2: Hình ảnh vi thể Phy.1 dưới kính hiển vi quang học 100X (A): Tơ nấm và túi bào tử (Sporangia).
(B): Túi bào tử chuẩn bị nảy mầm.
(C): Động bào tử
- 49 -
3.1.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch ở điều kiện in vitro
Để khẳng định chủng nấm Phytophthota palmivora phân lập được chính là tác nhân gây bệnh thối quả cacao. Sinh viên tiến hành tái nhiễm và phân lập lại theo quy trình Koch, kết quả được trình bày như sau:
Thí nghiệm
Đối chứng
Bệnh ban đầu
Hình 3. 3: Kết quả thí nghiệm tái nhiễm chủng nấm Phy.1 trên trái cacao sạch bệnh theo quy tắc Koch
- 50 - 3.1.3.1. Tỷ lệ xuất hiện bệnh
Bảng 3. 2: Tỷ lệ trái cacao bị nhiễm bệnh sau khi lây bệnh nhân tạo
Trái cacao Tỷ lệ nhiễm bệnh (%)
Nhiễm nấm Phy.1 100%
Không nhiễm (Đối chứng) 0
Kết quả nhiễm lại cho thấy toàn bộ quả cacao nhiễm nấm đều thể hiện bệnh.
Số liệu cũng cho thấy mức tấn công của nấm Phytophthora palmivora trên quả cacao rất lớn.
3.1.3.2. Biểu hiện sau khi lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch
Trái cacao sau khi lây nhiễm 5 ngày đã bắt đầu biểu hiện bệnh và cho đến 10 – 15 ngày đã xuất hiện tơ nấm. Triệu chứng này rất giống với triệu chứng quả cacao dùng để phân lập ban đầu.
3.1.3.3. Kết quả tái phân lập sau khi lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch.
Sau 15 ngày theo dõi các trái cacao bị nhiễm bệnh nhân tạo, tiến hành tái phân lập tác nhân gây thối trái. Kết quả tái phân lập được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3. 3 : Kết quả tái phân lập lại tác nhân gây bệnh sau khi tái nhiễm trên trái cacao sạch bệnh theo quy tắc Koch.
Nấm lây bệnh
Đặc điểm hình thái sau 7 ngày nuôi cấy
Nấm phân lập lại sau lây bệnh Nấm phân lập ban đầu
Phy.1
Trên môi trường CMA, sợi tơ nấm mảnh, màu trắng, dạng bông. Có khả năng tạo bào tử trứng trên môi trường thạch và động bào tử trong nước cất.
Trên môi trường CMA, sợi tơ nấm mảnh, màu trắng, dạng bông. Có khả năng tạo bào tử trứng trên môi trường thạch và động bào tử trong nước cất..
- 51 -
Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy đặc điểm đặc trưng về hình thái tản nấm, sợi nấm, khả năng sinh bào tử trứng trên môi trường agar và động bào tử trong nước cất của chủng nấm phân lập lại được sau lây bệnh nhân tạo hoàn toàn tương đồng với đặc điểm hình thái của chủng nấm Phy.1 phân lập ban đầu. Mặt khác, tác giả Đào Thị Lan Hoa (2012) củng cho biết, bệnh thối trái cacao ở Việt Nam là do nấm Phytopthora palmivora gây ra. Do đó, có thể khẳng định chủng nấm sinh viên phân lập được là chủng Phytophthora palmivora gây bệnh thối quả cacao tại Bến Tre, Việt Nam.